Thứ sáu 26/04/2024 11:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nhật bản, Hàn quốc, Ấn độ: Khai thác và bảo tồn di sản văn hóa tâm linh thế nào?

09:19 | 13/03/2020

(Xây dựng) - Di sản quốc gia và di sản thế giới, đặc biệt là di sản văn hóa tâm linh là những kho báu nhân loại. Sau đây là một số ví dụ điển hình mà chúng ta nên tham khảo để rút kinh nghiệm từ những bài học của các nước trên thế giới nhằm tránh những điều đáng tiếc xảy ra trên con đường định hướng của bảo tồn di sản, đặc biệt là di sản văn hóa tâm linh.

nhat ban han quoc an do khai thac va bao ton di san van hoa tam linh the nao
Chùa Đông Đại tại Nhật Bản.

Nhật Bản

Hệ thống hành chính về bảo tồn di sản văn hóa đã được bắt đầu từ những năm 1910 tại Nhật Bản với việc ban hành các đạo luật của các trang web Lịch sử bảo tồn di tích danh lam thắng cảnh tự nhiên. Sau đó Luật Bảo tồn kho báu quốc gia được ban hành vào năm 1929 và Luật Bảo vệ di sản văn hóa được thành lập vào năm 1950.

Luật Bảo vệ di sản văn hóa đã được sửa đổi vào năm 1975 và hệ thống các khu vực bảo tồn, đã được giới thiệu trong Luật sửa đổi gồm các khu vực lịch sử như: Lâu đài, chùa, làng cổ… Hiện nay, hơn 100 khu đã được công nhận là những khu vực cổ kính, lịch sử và trở thành những điểm du lịch nổi tiếng. Trong những năm gần đây, “Luật Quy hoạch thị trấn lịch sử” đã được ban hành trong năm 2008, các vấn đề giữa phát triển vùng và bảo tồn di sản văn hóa đã có thể được song song giải quyết trong cùng một chính sách.

Chính phủ Nhật Bản xác định, hoạt động bảo tồn nhất thiết phải được quản lý thật tốt. Đây là điều kiện chính để chào đón khách du lịch và để cho con cháu sau này.

Hầu như bất cứ một khu di sản văn hóa nào thì người Nhật cũng áp dụng các bước sau đây:

Nhận dạng các di sản văn hóa tâm linh. Mỗi một khu di tích dù nhỏ hay lớn, địa phương phải nắm rõ về nguồn gốc, câu chuyện và tiến trình lịch sử ra sao để từ đó phát triển thành một khu di sản có ý nghĩa với địa phương mình.

Địa phương và chính quyền nhận ra tầm quan trọng của việc bảo tồn. Xác định nếu không bảo tồn, di sản văn hóa này sẽ không thể trường tồn với thời gian. Vì vậy, phải có chiến lược cụ thể nhằm tôn duy, bảo tồn và gìn giữ.

Duy trì chất lượng của di sản văn hóa này nhằm phát triển kinh tế bền vững cho khu vực. Họ xác định phải làm sao bảo tồn được chất lượng của khu di sản này thì ngược lại nó sẽ mang lại lợi ích bền lâu và hiệu quả cho chính khu vực. Nếu chất lượng không tốt, tất thảy sẽ không có du khách đến tham quan, vì thế thiệt hại kinh tế.

Cân bằng giữa nhu cầu của du khách và khả năng chịu đựng của một khu di tích. Ví dụ nếu có quá nhiều du khách đến một thời điểm thì chính quyền phải có kế hoạch sao cho không bị quá tải, tránh tình trạng vì quá tải mà hư hại đến di tích.

Hàn Quốc

nhat ban han quoc an do khai thac va bao ton di san van hoa tam linh the nao
Yakcheonsa – Ngôi chùa nổi tiếng ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc luôn nhận thức được tầm quan trọng của các di sản trên đất nước mình và không ngừng nỗ lực bảo vệ, nâng cao nhận thức về giá trị các di sản này. Mỗi di sản đều được Chính phủ xác định là tài sản và báu vật của quốc gia và địa phương. Chính phủ Hàn Quốc hiện đã và đang rất nỗ lực nâng cao vị thế và hình ảnh của Hàn Quốc như một phần của “Sáng kiến xây dựng thương hiệu quốc gia” thông qua việc phát huy các di sản vật thể và phi vật thể, đặc biệt các công trình văn hóa tâm linh.

Di sản phi vật thể như món kim chi, hồng sâm, linh chi… tất cả đều được thế giới biết đến nhờ Chính phủ nỗ lực quảng bá hình ảnh. Đặc biệt, bất cứ ai tới Hàn quốc mà không được giới thiệu về giá trị kiến trúc văn hóa mang tính tâm linh, trong đó bao gồm các công trình như di sản những phản gỗ Tripitaka Koreana (dùng để in kinh Phật) và Janggyeongpanjeon (một địa danh cổ xưa lưu giữ những tấm phản gỗ này), đền Haeinsa, tạ đình Gyeongsangnam-do, miếu thờ Jongmyo và cung Changdeokgung ở Seoul.

Chính phủ đã làm gì để bảo tồn những di sản văn hóa này? Điều đáng ghi nhận là Chính phủ Hàn quốc luôn tổ chức định kỳ các sự kiện ở từng địa phương nhằm xúc tiến chương trình nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội. Qua các sự kiện này làm cho toàn dân hiểu về giá trị của đất nước mình để người dân thấm nhuần những gì mình đang có, đồng thời tôn vinh và nghiêm khắc trong ứng xử với di sản của quốc gia, đặc biệt những di sản có liên quan đến tâm linh như chùa chiền, miếu, đền, cung điện cổ xưa...

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương luôn tổ chức các cuộc thi sáng tác, thi viết phóng sự các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn di sản. Cùng với các cuộc thi này, nhiều hoạt động thực tế cũng như các bài giảng, đào tạo được đưa đến thanh niên, giúp cho họ hiểu được sự tuyệt vời và tầm quan trọng của di sản tâm linh của quốc gia và từ đó có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế. Hầu như bất kỳ đại sứ quán nào của Hàn quốc trên thế giới cũng mang đậm tinh thần “Hàn quốc và di sản Hàn quốc”.

Ấn Độ

Di sản văn hóa tâm linh tại Ấn Độ có tiềm năng vô cùng lớn. Tuy vậy, thách thức mà Ấn Độ phải đối mặt cũng rất nặng nề, đặc biệt là trong vấn đề bảo tồn và bảo vệ môi trường.

nhat ban han quoc an do khai thac va bao ton di san van hoa tam linh the nao
Công trình đền chùa cổ kính tại thành phố Bodh Gaya.

Đầu tiên là Chính phủ nhận diện các di sản tồn tại dưới dạng di sản văn hóa mang tính tâm linh và xem trọng đó là giá trị lớn nhất của quốc gia. Nhận thức được các di sản sẽ mất đi ý nghĩa một khi bị hư hại bởi tác động của thiên tai cũng như hoạt động của con người, vì vậy Chính phủ coi việc bảo tồn di sản phải có hành động nghiêm túc và đã lập nên nhiều chiến lược cụ thể, dành kinh phí đáng kể cho quá trình này.

Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành không biết bao nhiêu chương trình và chiến dịch thúc đẩy xây con đường di sản kết nối hơn 30 di tích lịch sử tại Thủ đô. Bên cạnh đó, việc xây dựng các tuyến phố đi bộ, tuyến phố dành cho những đặc sản địa phương được đặc biệt chú trọng. Đây cũng là nỗ lực đầu tiên của Ấn Độ nhằm giúp New Dehli đủ điều kiện để được trao tặng danh hiệu Thành phố Di sản Thế giới của UNESCO.

Hàng năm, Chính phủ Ấn độ đón hàng vạn người đến thăm quan các di tích văn hóa tâm linh nhưng không để cho du khách phải thất vọng bởi họ có chiến lược bảo tồn những khu này rất tốt. Du khách đến đây đều được chiêm ngưỡng các công trình mà ít bị hư hại bởi thời gian. Đó là nhờ cộng đồng được giáo dục về tầm quan trọng của việc bảo tồn di tích, từ đó họ có ý thức ngay từ khi lọt lòng nên họ chỉ có tư tưởng giữ gìn chứ không bao giờ hủy hoại di tích.

Chính phủ Ấn độ luôn xác định, bảo tồn và hồi sinh linh hồn của di sản nhằm thể hiện đặc điểm độc đáo thông qua việc khuyến khích đặc điểm thú vị của di tích, tạo điều kiện dễ tiếp cận, môi trường thông tin phong phú và an ninh. Để thực thiện các chiến lược và kế hoạch phát triển di sản, nhằm mục đích cải thiện toàn bộ môi trường sống, cần tập trung vào các vấn đề cụ thể bao gồm vệ sinh, an ninh, du lịch, tái hồi sinh di sản và sức sống; từ đó duy trì bản sắc văn hoá của di sản.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load