Thứ sáu 27/09/2024 06:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế / Doanh nghiệp

Nhận chấp thuận niêm yết từ HoSE, cổ phiếu SIP liệu có lặp lại “kỷ lục” khi bước chân lên sàn mới?

10:24 | 05/07/2023

(Xây dựng) – Động thái chuyển sàn giao dịch chứng khoán sau 4 năm tại sàn UpCOM sang sàn HoSE sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu cho các cổ đông, đồng thời thể hiện sự “tham vọng” phát triển của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG.

Nhận chấp thuận niêm yết từ HoSE, cổ phiếu SIP liệu có lặp lại “kỷ lục” khi bước chân lên sàn mới?
CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG nộp hồ sơ niêm yết gần 93 triệu cổ phiếu trên HoSE.

“Tham vọng” phát triển từ việc chuyển sàn

Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vừa thông báo chấp thuận niêm yết đối với CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (mã SIP). Theo đó, hơn 90,9 triệu cổ phiếu SIP sẽ được chuyển từ UpCOM sang HoSE với mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng/cp, tương ứng vốn điều lệ hơn 909 tỷ đồng.

Theo đó, cổ phiếu SIP hiện đang giao dịch trên UpCOM với giá 105.500 đồng/cp, tăng 60% từ đầu năm. Giá trị vốn hóa thị trường tương ứng gần 9.400 tỷ đồng. Trong Đại hội cổ đông, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG cho biết đăng ký niêm yết toàn bộ số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty tại thời điểm chuyển sàn.

Vào ngày 21/6 vừa qua, SIP đã chi hơn 300 tỷ đồng để chi trả cổ tức còn lại năm 2022 với tỷ lệ 35% bằng tiền, tương đương 01 cổ phiếu được nhận 3,500 đồng. Ngoài ra, SIP còn có kế hoạch thưởng cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 100%. Nếu thực hiện thành công, vốn điều lệ SIP sẽ tăng gấp đôi từ 909 tỷ đồng lên 1.818 tỷ đồng.

Không chỉ CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG, trong mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) 2023, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp đã có kế hoạch chuyển sàn niêm yết, giao dịch cổ phiếu sang HoSE. Sau 4 năm giao dịch trên UpCOM, động thái chuyển sàn giao dịch sang niêm yết cổ phiếu tại HoSE sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu của cổ đông, đồng thời thể hiện mong muốn hướng tới những bước đi vững chắc trong tương lai của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG.

Cổ phiếu SIP liệu có lặp lại “kỷ lục” khi chuyển sàn?

Trên thị trường, SIP cùng NTC là 2 cổ phiếu bất động sản duy nhất có thị giá vượt mốc 100.000 đồng/cổ phiếu.

Nhận chấp thuận niêm yết từ HoSE, cổ phiếu SIP liệu có lặp lại “kỷ lục” khi bước chân lên sàn mới?
Diễn biến cổ phiếu SIP trong thời gian vừa qua.

Ngày 6/6/2019 CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG lần đầu tiên đưa cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCOM với mã chứng khoán SIP với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 17.200 đồng/cổ phiếu. Sau một vài phiên đóng cửa ở giá tham chiếu, cổ phiếu SIP bất ngờ tăng mạnh với chuỗi tăng trần, ghi nhận gấp 6 lần giá chào sàn sau 3 tháng.

Trước thị trường cổ phiếu SIP bất ngờ tăng mạnh và nhanh chóng, nhiều lãnh đạo tại CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG đã bán đi nhiều cổ phiếu, trong số đó, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Sài Gòn đã hoàn tất bán ra hơn 14,35 triệu cổ phiếu SIP, giảm lượng sở hữu từ hơn 15,29 triệu đơn vị (tỷ lệ 22,15%) xuống còn chưa đến 1 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,37%) và không còn là cổ đông lớn chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 9/8 đến 5/9/2019.

Tới hiện tại, thông tin cổ phiếu SIP bước chân lên sàn mới HoSE đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và chuyên gia trong ngành. Trước đó, AGR đã khuyến nghị khả quan với cổ phiếu SIP với giá mục tiêu 130.000 đồng/cổ phiếu.

“Cổ phiếu hiện đang được định giá ở mức hấp dẫn với P/B ở mức xấp xỉ 2,8x lần, thấp hơn so với bình quân 5 năm trong quá khứ. Đồng thời, SIP trả cổ tức tiền mặt đều đặn 30 - 45%. Do đó, chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu SIP với nâng giá mục tiêu trong vòng 1 năm tới 130.000 đồng/cổ phần (ngược 22% so với giá hiện tại). Tuy nhiên cũng cần lưu ý rủi ro tiến độ chuyển sang HoSE chậm và tiến độ cho thuê đất chậm”, chuyên gia tại AGR đánh giá.

Không nằm ngoài nhận định của AGR, với liên tiếp những thông tin tích cực như chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 35%, cùng quyết định HoSE chấp thuận niêm yết cổ phiếu, vừa qua SIP đã có tuần giao dịch khởi sắc. Cụ thể, thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SIP tăng 6.200 đồng (+5,78%) từ mức giá 107.300 đồng/CP lên 113.500 đồng/CP.

Tiềm năng của cổ phiếu SIP trước khi chuyển sang sàn HoSE

Ngày 24/10/2007 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) thành lập CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG với vốn điều lệ ban đầu là 250 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, nhà xưởng, khu dân cư. Đây được xem là một trong những doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp niêm yết lớn nhất miền Nam với tổng diện tích đất công nghiệp gần 3.200ha.

CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG hiện có 4 KCN và 4 khu đô thị liền kề các KCN tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Tây Ninh. Khác với các doanh nghiệp bất động sản niêm yết khác, đây là đơn vị duy nhất có thể phân phối điện, nước trực tiếp cho khách thuê với doanh thu chiếm khoảng 80% tổng doanh thu.

Nhận chấp thuận niêm yết từ HoSE, cổ phiếu SIP liệu có lặp lại “kỷ lục” khi bước chân lên sàn mới?
CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG được xem là một trong những doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp niêm yết lớn nhất miền Nam.

Trong năm 2022, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG cho biết các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN còn gặp nhiều khó khăn chung trong hoạt động. Vượt qua các khó khăn, trong báo cáo đại hội cổ đông thường niên2023 diễn ra vào tháng 5 vừa qua, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG đã ghi nhận tổng doanh thu 6.037 tỷ, lợi nhuận sau thuế 1.010 tỷ.

Năm 2023, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch kế hoạch kinh doanh đi lùi với mục tiêu tổng doanh thu 5.312,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 755,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 12% và 25% so với thực hiện trong năm 2022. Theo thông tin, cổ tức dự kiến là 10%.

Trong quý I/2023, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG ghi nhận doanh thu thần đạt 1.394 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp này lãi ròng hơn 179 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ và hoàn thành 24% kế hoạch cả năm. Trong quý II/2023, thông tin từ ông Lư Thanh Nhã, Tổng Giám đốc của công ty cho biết dự kiến kết quả kinh doanh đạt doanh số 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 266 tỷ đồng.

Lê Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Chủ đầu tư dự án Sapa Jade Hill nợ thuế 7,1 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Mới đây, Chi cục Thuế thị xã Sa Pa vừa công khai danh sách 204 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn, trong đó, Công ty Cổ phần Trường Giang Sa Pa nợ thuế 7,1 tỷ đồng.

  • Nguyễn Lê Phát - Đơn vị cung cấp bạt che công trình giá tốt

    (Xây dựng) - Cung cấp bạt che nắng mưa ngoài trời, bạt che công trình và bạt che hàng hóa cho tàu thuyền là giải pháp hiệu quả để bảo vệ không gian, công trình và hàng hóa khỏi tác động của thời tiết khắc nghiệt. Các loại bạt che này được thiết kế với nhiều chất liệu bền bỉ, đa dạng về độ dày, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, từ che nắng mưa cho sân vườn, công trình xây dựng đến bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại bạt, ưu điểm, ứng dụng và giá tham khảo.

  • Quản lý cho thuê xe du lịch đơn giản với giải pháp số của Green Leaf Vietnam

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh ngành Du lịch ngày càng phát triển, nhu cầu thuê xe để thăm quan các địa điểm nổi tiếng tại Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng... đang tăng cao. Để đáp ứng xu hướng này, các doanh nghiệp cho thuê xe không chỉ cần cung cấp dịch vụ chất lượng mà còn phải cải tiến quy trình quản lý hiệu quả. Nắm bắt như cầu này, giải pháp số của Green Leaf Vietnam đã ra đời, mang đến một hệ thống quản lý xe cho thuê hiện đại, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho du khách.

  • Vinamilk tiếp tục hỗ trợ người dân sau bão lũ

    (Xây dựng) - Bão lũ đã đi qua nhưng để lại những thiệt hại nặng nề với người dân. Tại nhiều địa phương, công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống đang được cấp thiết thực hiện, nhiều nguồn lực đã được huy động.

  • Petrovietnam ký kết hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ về chuyển đổi số và năng lượng bền vững

    (Xây dựng) - Ngày 23/9 (giờ địa phương), trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã ký các Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với các Tập đoàn Kellogg Brown & Root (KBR) và GE Digital International LLC (thuộc Tập đoàn GE) về thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động và phát triển nhiên liệu xanh, bền vững.

  • Chuỗi hoạt động "Tri ân khách hàng, vững bền gắn kết" của Viglacera

    (Xây dựng) – Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, Viglacera triển khai chương trình đặc biệt mang tên “Tri ân khách hàng, vững bền gắn kết”. Đây là chuỗi các hoạt động dành riêng cho người tiêu dùng đã đồng hành cùng Viglacera trên hành trình phát triển bền vững suốt nửa thế kỷ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load