Thứ sáu 26/04/2024 07:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ngôi nhà bằng đá thủ công đầu tiên đất Bắc

11:54 | 27/02/2011

Ngôi nhà ba gian diện tích hơn 40m2, xây dựng trong bốn năm mới hoàn thành. Điều đặc biệt, ngôi nhà này được làm bằng đá trắng tảng, từ cột đá, gác mái đến trang trí hoa văn đều làm thủ công với những dụng cụ đơn giản như đục, cát mài, bè chuối... Ngôi nhà cổ độc đáo này là của cố nghệ nhân Đỗ Khắc Đức, xã Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình.

“Dối” vợ xây nhà

Nằm cách Quốc lộ 1A khoảng vài trăm mét, làng đá Ninh Vân thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được nhiều người biết đến bởi nơi đây là làng nghề khắc trảm đá trắng nổi tiếng cả nước. Đặt chân đến cổng làng hỏi nhà cụ Đỗ Khắc Đức, ai nấy đều biết, bởi cụ là nghệ nhân đá đầu tiên được Nhà nước công nhận và chủ nhân của ngôi nhà cổ đá trắng làm bằng tay đầu tiên của đất Bắc. Ngôi nhà nằm giữa làng, gần với cây đa cổ thụ có tuổi đời gần 1.000 năm. Nó được khởi công vào cuối năm 1954 và hoàn thành sau bốn năm xây dựng. 

Ngày ấy cuộc sống của người dân làng đá Ninh Vân vẫn khốn khó, nhọc nhằn với nỗi lo miếng cơm manh áo. Gia đình cụ Đức cũng chẳng ngoại lệ với ba đứa con nhỏ nheo nhóc, người con cả mới 8 tuổi, con thứ hai 4 tuổi và cậu con út chưa đầy năm. Nhưng nhiều năm trăn trở với suy nghĩ người làm đá cho thiên hạ mà mình lại không có một căn nhà bằng đá thật đẹp để ở, cụ Đức liền nói dối vợ là đang nhận công trình làm nhà đá cho người trên tỉnh, rồi vần đá về để vợ con cùng làm. Hàng chục khối đá nguyên tảng đã được lấy từ núi đá cạnh làng về thi công nên căn nhà đá độc đáo.


Cháu cụ Đức giới thiệu về ngôi nhà bằng đá

Dù đã ngoài 60 tuổi nhưng ông Đỗ Khắc Hoàng (người con trai cả của cụ Đức) vẫn nhớ như in những ngày cùng mẹ mài đá thành cột nhà, ông kể lại: “Hồi đó tôi mới 8 tuổi, mỗi ngày được bố cho 2 hào mua bánh rán ăn rồi mài đá suốt cả ngày với mẹ, chỉ toàn làm bằng tay chứ chẳng có máy móc gì cả. Tảng đá được để trên bãi cát pha lật (ngày nay gọi là cát vàng) rồi dùng cục đá mài với nước, cát để mài nhẵn tảng đá theo hình cột nhà tròn hoặc vuông theo ý bố tôi bảo”.

Giấu giếm mãi rồi cũng phải nói ra với vợ, nhưng thật may cái ngày ông cụ Đức định tiết lộ về ngôi nhà mà bấy lâu miệt mài đổ công sức làm thì cũng là lúc ngôi nhà được hoàn thành trong niềm vui vỡ òa của đại gia đình. Sau bốn năm đục, vẽ, khắc đến chai lỳ cả bàn tay, bà cụ Đức mới ngớ người ra khi thấy chồng gọi anh em họ hàng đến giúp sức dựng ngay căn nhà đá trên mảnh đất tổ tiên để lại.

“Những cột đá nặng nên rất đông họ hàng, làng xóm đến giúp mới dựng được căn nhà đá lên. Mà hồi đó làm gì có xi măng như bây giờ nên bố tôi phải dùng mật mía trộn với vôi thành chất kết dính để gắn các vết nối giữa các tảng đá lại với nhau. Khi đó mặc dù mẹ tôi giận ông cụ nhiều lắm nhưng biết được ý nguyện cao cả của chồng nên bà đã cảm thông và càng hạnh phúc khi có một ngôi nhà khang trang bậc nhất thời bấy giờ”, ông Hoàng nhớ lại.

Nghị lực phi thường

Theo ông Hoàng kể lại, lúc bấy giờ, để mang được từ núi về làng cũng là cả một kỳ công, người ta phải vận chuyển hoàn toàn dựa trên sức người chứ không có máy móc hiện đại như ngày nay. Ngọn núi Đụn cách làng chừng 2km là nơi mà trước đây cụ Đức lấy đá, sau hàng tháng trời tách đá trên núi còn phải đợi đến mùa nước nổi kết cây chuối thành bè chở về làng.

Sau đó cả nhà lao vào mài, đục cả tháng trời mới mài nhẵn được một chiếc cột nhà vuông. Mài cột tròn thì còn kỳ công và mất thời gian hơn nhiều, bởi để mài được cột tròn trước tiên người ta phải mài thành cột vuông rồi mới mài tiếp thành cột tròn được. Vì thế, để có được một chiếc cột nhà dạng tròn nhẵn phải mất gần hai tháng, chưa kể phải thêm vài tháng đục, khắc hoa văn. Căn nhà ba gian độc đáo này có tới 10 cột vuông, 2 cột tròn và 6 cột ngang. 
Số lượng đá để làm nên căn nhà độc đáo này lên tới hàng chục khối. Ngày ấy, đá khá sẵn trên núi cạnh làng nhưng để tách được đá ra khỏi núi là cả một kỳ công bởi tất cả đều chỉ trông vào đôi tay trần trụi của người thợ. Để làm được điều đó, người thợ phải dùng một thứ dụng cụ gọi là chét (một cục sắt) cùng với cái nêm rồi tách đá bằng cách đục một lỗ chét nhỏ trên tảng đá, cho nêm vào và dùng búa tạ đập ra. Hồi đó, để tách được đá bằng tay như vậy, người ta phải tìm được thanh vân trên mặt đá rồi mới đục nhiều lỗ theo đường thẳng tắp. 

Hơn 50 năm trôi qua, ngôi nhà đá duy nhất miền Bắc được làm hoàn toàn bằng tay vẫn đứng yên dù mảnh đất Ninh Vân đã trải qua bao khắc nghiệt của thiên nhiên. Trong cơn bão năm 1962, các nóc nhà trong làng đá gần như đổ sập chỉ có căn nhà đá này chẳng hề lung lay. Điều đặc biệt của ngôi nhà không chỉ nằm ở thời gian thi công, mài, đục, đánh bóng tường và cột nhà mà còn nằm ở những nét văn hoa trang trí tinh xảo được kết tinh từ bàn tay người thợ điêu luyện.

Cụ Đức không chỉ là một nghệ nhân làm đá mà còn được thừa hưởng từ dòng họ Đỗ Khắc một nền văn hóa truyền thống sâu sắc nên các họa tiết, hoa văn cụ khắc trên cột nhà cũng mang đậm bản sắc dân tộc. Trên thanh xà ngang bằng đá giữa nhà khắc hoa văn theo lối cổ đồ với đủ cả đàn, sáo, nhị, túi gấm bài thơ, triện tàu lá giắt, tùng cúc trúc mai. Các cột nhà đều được khắc họa tiết uốn lượn mềm mại với những dòng câu đối truyền thống. 

Ngoài ra, cụ Đức còn tự tay làm một chiếc giá gương bằng đá với hình ảnh hàng tùng dài kéo tới chữ “tâm -  tư” như một ý niệm sâu sắc về cái đạo lý làm người và nỗi niềm với nét đẹp văn hóa dân tộc.

Cụ Đỗ Khắc Đức, người xã Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình, nghệ nhân đá đầu tiên được Nhà nước phong tặng năm 1985. Ngôi nhà đá độc nhất vô nhị này từng vinh hạnh được nhiều vị lãnh đạo cấp cao như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nguyễn Thị Định đến tham quan... Tiếp nối nghề truyền thống của làng cổ, cháu nội cụ Đức - anh Đỗ Xuân Oanh bây giờ cũng trở thành người làm đá có tiếng ở Hà Nội, với hàng chục công trình chế tác tượng Phật nơi đình, chùa.

CATP

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Sở Xây dựng Hà Tĩnh: Yêu cầu rà soát, đánh giá các nội dung về lập, điều chỉnh quy hoạch

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa có Công văn số 1154/SXD-QHHT4 về Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá các nội dung về lập, điều chỉnh quy hoạch; phân loại, đánh giá chất lượng đô thị.

    09:28 | 21/04/2024
  • Bắc Giang: Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Việt Hàn

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Việt Hàn, huyện Việt Yên (nay là thị xã Việt Yên), tỉnh Bắc Giang (tỷ lệ 1/500).

    11:36 | 20/04/2024
  • Vĩnh Phúc: Ban hành quy định quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành quy định một số nội dung liên quan đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh.

    22:41 | 19/04/2024
  • Bài 3: Quy hoạch đô thị - Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

    (Xây dựng) – “Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đô, Bắc Ninh sẽ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và trở thành một trong những đô thị mạnh nhất trong Vùng Thủ đô với 2 tính chất nổi trội là “Đô thị di sản” và “Đô thị công nghiệp” – Đó là chia sẻ của PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

    18:01 | 19/04/2024
  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

    15:57 | 19/04/2024
  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

    09:52 | 19/04/2024
  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

    20:51 | 18/04/2024
  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

    09:10 | 18/04/2024
  • Điều chỉnh nhiều hạng mục, công trình tại huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy mô, địa điểm công trình, dự án trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

    20:18 | 17/04/2024
  • Đề xuất lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có Tờ trình đề xuất chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa (theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương) gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    20:06 | 17/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load