Thứ sáu 22/11/2024 15:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

09:11 | 24/03/2023

Trải qua cuộc chiến chống Khmer Đỏ, chùa Xà Xía (cũ) thuộc phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên (Kiên Giang) đổ nát, loang lổ vết bom đạn nhưng được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Chùa Xà Xía nằm trên địa phận phường Mỹ Đức (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) là chứng tích chiến tranh còn sót lại từ thời chiến đấu chống quân xâm lược của Khmer Đỏ. Thời điểm 1977-1978, ngôi chùa là nơi cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 18, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2, chiến đấu chống lại các cuộc tấn công, xâm lược của Khmer Đỏ.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Trong cuộc chiến này, nhiều cán bộ, chiến sĩ quân đội ta và người dân đã hy sinh. Sau khi lực lượng Khmer Đỏ bị truy quét, chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc, chính quyền địa phương đã thống nhất giữ lại nguyên bản ngôi chùa đổ nát này. Kể từ đó, chùa Xà Xía như là một minh chứng sống động cho tội ác, mất mát, đau thương mà chiến tranh gây ra.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Di tích Chứng tích chiến tranh chùa Xà Xía được công nhận là Di tích Lịch sử cấp tỉnh năm 2003, nằm cách trung tâm TP Hà Tiên khoảng 10 km, cách cửa khẩu Xà Xía khoảng 400 m.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Phần nóc chùa bị hư hỏng gần như hoàn toàn, chỉ còn trơ ra phần khung. Phía dưới được phật tử và chính quyền địa phương dùng những tấm tôn che chắn để hạn chế thấm dột.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Nhiều khu vực trong chùa vẫn còn nguyên vẹn vết thủng do bom, đạn gây ra.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Trước khi bị tàn phá, chùa là công trình văn hóa tín ngưỡng hàng chục năm tuổi của người Khmer Nam Bộ và được xây dựng khá đồ sộ gồm một chánh điện, một sala, 2 trường học, một nhà ăn, 8 tháp nằm trong khuôn viên rộng khoảng một ha. Sau chiến tranh, mọi thứ trở nên hoang tàn, hư hỏng.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Hiện trạng quanh chùa có nhiều cây cối như: bồ đề, sala, thốt nốt, sao... nằm cạnh một ao lớn.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Dù hư hỏng nặng, hiện nay bên trong chùa Xà Xía vẫn còn một tượng phật cao 2 m khá nguyên vẹn.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Người dân địa phương, các cựu chiến binh thường xuyên tới chùa để khấn viếng.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Cận cảnh một tháp rêu phong, xung quanh chằng chịt rễ cây bồ đề trong khuôn viên chùa Xà Xía cũ.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Cách chùa Xà Xía (cũ) khoảng vài trăm mét, một ngôi chùa Xà Xía (mới) được xây dựng khang trang phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Theo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang, dù có chùa mới, ngôi chùa Xà Xía cũ vẫn được giữ lại nguyên trạng của một di tích chứng tích chiến tranh thuần túy. Đây là nơi giáo dục truyền thống đấu tranh chống giặc của quân và dân ta cho các thế hệ mai sau.

Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Vị trí Di tích Chứng tích chiến tranh chùa Xà Xía (chấm đỏ). Ảnh: Google Maps.

Theo Hoàng Giám - Hoàng Thuấn /Zingnews.vn

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Công nhận bảo vật quốc gia 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn

    (Xây dựng) – 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được phát hiện vào năm 1992, gần tháp Cánh Tiên, trong khu thành Đồ Bàn, thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cặp sư tử thành Đồ Bàn được xem là những tượng sớm nhất thuộc phong cách tháp Mẫm và có tạo hình tư thế độc đáo nhất trong lịch sử điêu khắc tượng sư tử của Champa.

  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử quốc gia

    (Xây dựng) - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.

  • Hà Tĩnh: Đẩy nhanh tu bổ, tôn tạo di tích khu mộ, tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu huyện Hương Sơn chỉ đạo, động viên các nhà thầu tranh thủ tối đa các thời điểm thời tiết thuận lợi; tăng cường nhân lực, “vượt nắng thắng mưa”, hoàn thành các hạng mục dự án trước ngày 20/12/2024. Đơn vị tư vấn cần tăng cường giám sát để công trình thi công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật.

  • Cà Mau: Khởi công xây dựng Di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, tại xã Trần Phán (huyện Đầm Dơi), UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Di tích chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là. Đây là 1 trong 7 công trình được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lựa chọn là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030.

  • Trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh về Di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh khai mạc trưng bày “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh”.

  • Khơi dậy sức sống cho di sản

    Số lượng di tích đồ sộ, di sản phi vật thể phong phú đang được coi là nguồn lực lớn cho công nghiệp văn hóa, cho kinh tế sáng tạo của Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều địa phương từng bước tích cực khai thác nguồn lực này, dù rằng, hiệu quả có trong thực tế có thể chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và chưa hẳn được như kỳ vọng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load