Thứ sáu 26/04/2024 20:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nghiêm khắc hơn để củng cố niềm tin

15:56 | 10/06/2020

(Xây dựng) - Dù còn những khó khăn sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, Việt Nam vẫn duy trì sản xuất kinh doanh, không để rơi vào suy thoái, trong khi hầu hết các nước, đối tác lớn đều tăng trưởng âm. An ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm, cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội.

nghiem khac hon de cung co niem tin
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Đó là những tín hiệu vui. Đánh giá của Chính phủ trong báo cáo trước Quốc hội cũng chỉ rõ: “Mặc dù giảm khá mạnh so với cùng kỳ, nhưng tăng trưởng GDP quý I vẫn đạt 3,82%, thuộc nhóm cao trong khu vực và trên thế giới. Trong khó khăn, nhiều địa phương vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao”. Chỉ với đánh giá ngắn gọn như thế cũng đã cho thấy sự nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị để đưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn nhất do tác động của cơn bão đại dịch Covid-19.

Nhìn suốt quá trình phát triển của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới, có thể thấy, trong những lúc gian lao, nguy khốn nhất, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc đã có những quyết sách mạnh mẽ, đúng đắn đưa đất nước đi lên. Thành quả của đất nư¬ớc hiện rõ trên nhiều bình diện.

Người dân đánh giá cao sự lãnh đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan chức năng đã quyết liệt xử lý nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, nghiêm trọng.

Tuy nhiên, công tác phát hiện, tiến độ điều tra, xét xử một số vụ án còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, theo đánh giá của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân đề nghị Đảng, Nhà nước nghiêm khắc hơn nữa với tội phạm tham nhũng, lãng phí để củng cố niềm tin trong dân.

Thực tế cho thấy, cuộc chiến chống tham nhũng dù đã được xác định “không có vùng cấm”, đã có những cá nhân ở cấp cao nhất bị xử lý, nhưng cho đến hôm nay, tham nhũng vẫn là vấn nạn lửng lơ trên đầu với bao câu hỏi. Không đâu xa, câu chuyện Thủ Thiêm chưa thực sự có hồi kết(?); một tòa nhà sai phép giữa Thủ đô như số 8B Lê Trực vẫn ỳ ạch qua gần hết nhiệm kỳ mà chưa cắt được phần sai phạm… Những vụ án oan dai dẳng, những địa phương cục bộ chia chác đất công, “làm ngơ” cho khai thác khoáng sản bừa bãi, xả thải vô tội vạ, lâm tặc phá rừng… Cả triệu mét vuông đất ở nhiều vị trí “đẹp” bị bỏ hoang phí khi mà DN chạy đủ đường vẫn khó có được nơi làm ăn ưng ý... đang làm cản trở hàng loạt nỗ lực của Chính phủ trong tiến trình cải cách hành chính và cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí.

Tham nhũng đang xâm lấn trên nhiều lĩnh vực, ngày càng tinh vi hơn. Thậm trí cả các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng cũng bị tấn công. Nó là vấn nạn gặm nhấm niềm tin của cử tri cả nước. Trong khi đó, việc xử lý nhiều khi né tránh, nể nang. Một sự nhất trí cao trong các phòng họp chưa thực sự được đồng lòng trong hành động nơi thực tiễn.

Làm sao để chống cửa quyền, tham nhũng, để việc thực thi chính sách “thấm” ngay từ cơ sở. Câu hỏi còn bỏ ngỏ!? Đã có không ít ý kiến chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu của tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng là sự thiếu gương mẫu, tha hóa của không ít cán bộ có chức, có quyền. Biết là thế, nhưng bấy lâu thông tin về các vụ việc tham nhũng chủ yếu vẫn là từ dân và báo chí, còn từ cơ quan chính quyền cấp, các bộ ngành, từ người đứng đầu cơ quan đó rất ít.

Trách nhiệm của người đứng đầu phải được thể hiện từ những điều nhỏ nhất, những vấn đề sát thực với đời sống của người dân. Trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, người dân đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ và bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về chuẩn bị nhân sự. Cử tri mong muốn cán bộ có đủ phẩm chất, trí tuệ, xứng đáng tham gia cấp ủy nhiệm kỳ mới, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ xứng tầm, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển đất nước.

Mong muốn ấy cũng là trăn trở của những người tâm huyết với sự phát triển đi lên của nước nhà; là câu hỏi từng ngày vẫn cứ làm ta day dứt!

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load