Thứ ba 05/11/2024 18:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

09:59 | 10/04/2024

(Xây dựng) - Lượng thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ trong 3 năm gần đây tăng đột biến, chiếm 75% tổng lượng nhập khẩu loại thép này về Việt Nam. Đặc biệt, ước tính ba tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu thép cán nóng cao bất thường với 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so lượng sản xuất trong nước, riêng lượng nhập từ hai nước kể trên tăng đột biến, chiếm 75%. Nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần vào cuộc điều tra cụ thể để làm rõ thực trạng này.

Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước
Nhập khẩu tăng “khủng” qua từng năm.

Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, tổng lượng nhập thép cán nóng từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng lên rõ rệt trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2023. Cụ thể, lượng nhập khẩu thép cán nóng từ Trung Quốc năm 2022 đạt 3,3 triệu tấn, nhưng đến năm 2023, lượng nhập khẩu đã tăng lên hơn 6,2 triệu tấn, tăng hơn 47% so với cùng kỳ 2022 và chiếm trên 70% tổng lượng thép cán nóng nhập về Việt Nam (9,6 triệu tấn). Như vậy, lượng nhập khẩu thép cán nóng từ nhập khẩu bằng 143% so với lượng sản xuất thực tế của các nhà sản xuất thép cán nóng tại Việt Nam.

Hiện tại, nhu cầu thép cán nóng HRC trong nước là khoảng 10-11 triệu tấn mỗi năm, năng lực sản xuất trong nước là 8,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên với thực trạng thép cán nóng ồ ạt nhập về Việt Nam, thị phần bán hàng nội địa của 2 nhà sản xuất thép HRC trong nước giảm mạnh từ 46% năm 2021 xuống mức gần 30% vào 2023. Trong khi đó, thị phần của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng từ 32,4% vào năm 2021 lên 45,8% năm 2023. Rõ ràng, miếng bánh thị phần tiêu thụ thép cán nóng tại Việt Nam đang bị thép nhập khẩu “nuốt” mất phần lớn.

Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Số liệu trên cũng cho thấy, năm 2023, giá bán hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ đã giảm 20-26% so với năm 2022 và xu hướng nhập khẩu thép cán nóng ồ ạt với giá rẻ vẫn đang được tiếp diễn ở những tháng đầu năm 2024. Tình trạng này có dấu hiệu rõ ràng của hành vi bán phá giá, bán dưới giá thành và đây là điều không được WTO chấp nhận.

Báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam năm 2023 chỉ ra, sản lượng sản xuất thép cán nóng của Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh sụt giảm, chỉ đạt 79% công suất thiết kế so với mức 89% của năm 2021 do phải cạnh tranh thiếu công bằng với hàng nhập khẩu bán dưới giá thành.

Trước thực trạng này, các doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất thép cán nóng tại Việt Nam quy mô lớn là Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa đã nộp đơn đề nghị Bộ Công thương mở cuộc điều tra chống bán phá giá với hàng thép cán nóng nhập khẩu nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Nên mở cuộc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu hay không?

Ngay sau khi Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh nộp đơn đề xuất khởi xướng điều tra, nhiều doanh nghiệp hạ nguồn sản xuất tôn mạ, ống thép đã lên tiếng yêu cầu không tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng nhập khẩu. Cái lý các doanh nghiệp này đưa ra là thép cán nóng nhập từ hai quốc gia quốc gia trên không bán phá giá đồng thời cho rằng, một khi thuế chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc được áp dụng, hai doanh nghiệp này sẽ độc quyền hoàn toàn nguồn cung, dẫn tới chuyện tăng giá bán khiến giá bán thành phẩm tăng tương ứng, làm giảm tính cạnh tranh của hoạt động sản xuất tôn mạ, ống thép của Việt Nam…

Tuy vậy, các số liệu thực tế tại bảng trên cũng cho thấy, thị phần của thép cán nóng nhập khẩu từ các quốc gia khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga cũng rất ổn định với mức 23-25% nhiều năm qua và sẽ gia tăng trong trường hợp các nhà sản xuất Trung Quốc, Ấn Độ bán phá giá có khả năng bị áp thuế. Do vậy lo ngại doanh nghiệp trong nước độc quyền là điều không thực tế.

Trao đổi với phóng viên, ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: “VSA cũng nhận thấy có hiện tượng gia tăng nhập khẩu với sản phẩm thép cán nóng HRC thời gian gần đây. Tôi cho rằng mở cuộc điều tra chống bán phá giá là cần thiết. Quan điểm nhất quán của Hiệp hội là bảo vệ sản xuất trong nước, đặc biệt là các khâu thượng nguồn”.

Khi tiến hành điều tra, các bên sẽ cung cấp hồ sơ và giải trình để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét nhằm trả lời câu hỏi “có chuyện hàng nhập khẩu bán phá giá nên gia tăng được lượng nhập khẩu vào Việt Nam không”. Hiện tại, thép cuộn cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam phần lớn là loại Q195 (với khoảng trên dưới 45% tùy thời điểm) với tiêu chuẩn kỹ thuật thấp hơn hàng sản xuất trong nước. Ông Đa cũng cho hay, hai loại thép này có sự chênh nhau về chất lượng, nên khi điều tra sẽ có kết luận chính xác.

Về chủ đề này, PGS.TS Phan Đăng Tuất - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ cũng đồng tình quan điểm: “Rất cần mở cuộc điều tra chống bán phá giá với thép cuộn cán nóng nhập khẩu”. Gần đây có dấu hiệu nhập khẩu ồ ạt thép cán nóng từ bên ngoài. Điều này có thể do nhu cầu thép tại chỗ của Trung Quốc suy giảm.

Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Điều tra chống bán phá giá là thông lệ phổ biến

Thống kê của Tổ chức thương mại thế giới WTO và Global Trade Alerts cũng cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm thép cán nóng của Trung Quốc và Ấn Độ đã bị khoảng 14 quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (với trên 40 vụ việc điều tra).

Các quốc gia này đều là các quốc gia đã có ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm thép cán nóng (Hoa Kỳ, EU, Australia, Brazil, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Mexico, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, UK và Ấn Độ). Hầu hết các vụ việc điều tra đều dẫn tới kết luận là có hành vi bán phá giá hoặc được trợ cấp đối với sản phẩm thép xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ với biên độ bán phá giá ở mức cao.

Chủ tịch VSA cũng cho hay, Thái Lan và Indonesia có công suất/sản lượng sản xuất thép cán nóng thấp hơn Việt Nam, thị trường trong nước của các nước này cầu lớn hơn cung nhưng họ cũng làm rất nghiêm việc chống bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước. Dữ liệu công khai cho thấy, Thái Lan đang có thuế nhập khẩu MFN đối với thép cán nóng là 5% và thuế chống bán phá giá cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài lên đến 42%.

Trong giai đoạn 2020-2022, tỷ lệ hàng nhập khẩu so với tổng tiêu thụ thép cán nóng nội địa tại Thái Lan trong khoảng 51%-58%. Tỷ lệ này tại Indonesia còn thấp hơn, quanh mức 35%-37%. Trong khi đó, tỷ lệ hàng nhập khẩu tại Việt Nam chiếm đến 70% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Từ thực tiễn các “thông lệ” trên thế giới, PGS.TS Phan Đăng Tuất nhấn mạnh, một cuộc điều tra chi tiết, rõ ràng là rất cần thiết để bảo vệ sản xuất thượng nguồn của ngành thép vốn là xương sống của một nền kinh tế. Điều này không chỉ bảo vệ sản xuất hiện hữu mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Liên quan đến vụ việc này, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cán nóng (HRC) nhập khẩu đang được Bộ Công Thương thẩm định và sẽ xử lý công khai, khách quan, minh bạch, khách quan theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam và WTO.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Tăng cường quản lý chất lượng vật liệu kính xây dựng

    (Xây dựng) – Trước tình trạng nhiều nhà máy sản xuất trong nước như: Kính Chu Lai CFG, kính Việt Nhật VFG, kính Bình Dương VIFG... sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Một trong số nguyên nhân là do việc cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá từ các loại kính nhập khẩu. Việc ban hành Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được kỳ vọng sẽ tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng vật liệu kính xây dựng để đánh giá đúng bản chất, khẳng định thương hiệu của nhiều nhà máy sản xuất kính trong nước.

    10:21 | 03/11/2024
  • Quảng Ngãi ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công bố giá vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn vừa ký Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công bố giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

    17:57 | 02/11/2024
  • Hội thảo quốc tế “Vật liệu xây dựng trong thế kỷ 21”

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế về vật liệu xây dựng 2019 (ICBM 2019), sáng 1/11, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng Việt Nam, Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) tổ chức Hội thảo quốc tế về vật liệu xây dựng (ICBM 2024) từ ngày 31/10 đến 3/11/2024 tại Hà Nội với chủ đề “Vật liệu xây dựng trong thế kỷ 21”. Đây cũng là Hội thảo gắn liền với Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Viện Vật liệu xây dựng (04/11/1969 – 04/11/2024).

    22:49 | 01/11/2024
  • Hà Tĩnh: Tăng cường quản lý Nhà nước về đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 6564/UBND-NL về việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương về tăng cường quản lý Nhà nước về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

    16:11 | 01/11/2024
  • Kon Tum: Tăng cường phối hợp quản lý thuế khoáng sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Văn bản số 3870/UBND-KTTH chỉ đạo các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh về việc tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thuế các mỏ khoáng sản nhằm đảm bảo tính minh bạch, ngăn ngừa tình trạng trốn thuế và tăng cường thu nộp vào ngân sách Nhà nước.

    16:06 | 01/11/2024
  • Long An phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Long An vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh năm 2024. Đây là bước đi quan trọng trong việc quản lý tài nguyên khoáng sản và mang lại cơ hội phát triển kinh tế mạnh mẽ cho tỉnh Long An.

    16:00 | 01/11/2024
  • Bắc Kạn: Đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các công trình, dự án

    (Xây dựng) – Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, các Sở, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công các dự án, công trình trọng điểm.

    15:15 | 31/10/2024
  • Quảng Ninh: Quản lý chặt khoáng sản làm vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – Quảng Ninh là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú làm vật liệu xây dựng với các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh. Từ nhiều năm qua, tỉnh luôn chú trọng công tác quản lý nhằm đảm bảo cho khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên này.

    08:37 | 31/10/2024
  • Quảng Nam: Tăng cường quản lý trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng đã có Công văn 8334 gửi các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

    18:41 | 29/10/2024
  • Tăng cường sử dụng nguyên liệu thay thế và tận dụng nhiệt thừa để giảm phát thải khí nhà kính

    (Xây dựng) – Đó là kinh nghiệm của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) về giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất xi măng.

    23:02 | 28/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load