Thứ năm 20/02/2025 00:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Nghị quyết 57: Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển

15:22 | 16/02/2025

Nghị quyết 57 sẽ tháo gỡ rào cản, khắc phục điểm nghẽn và tạo cơ chế đột phá, để giải phóng sức sáng tạo nguồn lực, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Nghị quyết 57: Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển
Phòng nghiên cứu công nghệ nano hiện đại của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN phát)

Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57 về đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được coi là Nghị quyết của hành động.

Với quyết tâm "cởi trói," tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách mới để tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV.

Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị, doanh nghiệp mảng công nghệ thông tin, viễn thông đón đợi những đổi mới căn bản để tận dụng thời cơ, vươn mình bứt phá, góp phần đưa Việt Nam phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên mới.

Thời cơ để phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, khẳng định: “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc."

Tin tưởng rằng tinh thần của Nghị quyết 57 sẽ được lan tỏa mạnh mẽ như thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW (khoán 10) trong nông nghiệp ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ: “Nghị quyết 57 là Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với nhiều quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn. Nghị quyết 57 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của làm chủ khoa học và công nghệ để làm chủ tiến trình chuyển đổi số Việt Nam; giao các doanh nghiệp nòng cốt làm các dự án lớn về chuyển đổi số, giao các doanh nghiệp nòng cốt làm chủ công nghệ chiến lược. Đây là 1 mũi tên trúng 2 đích: vừa làm chủ tiến trình, công nghệ chuyển đổi số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước."

Tại Nghị quyết 57, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra 4 nhiệm vụ của Nhà nước cần phải tập trung hành động và 4 vấn đề cần bám sát.

Đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế pháp lý để phục vụ cho đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Thứ hai là Nhà nước cũng phải quan tâm xây dựng một hệ thống, để phục vụ cho việc đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Nghị quyết 57: Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển
Tổng Bí thư chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chiều 20/1/2025. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Thứ ba là tạo nguồn nhân lực phong phú, đủ năng lực để thực hiện được công cuộc đột phá về khoa học công nghệ, đột phá về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thứ tư là phải bảo đảm an ninh an toàn để giữ được về dữ liệu về thông tin giữ được bí quyết bảo đảm được quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm chủ quyền quốc gia thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và bảo vệ an toàn cho đất nước và sự phát triển ổn định cho đất nước.

Có như vậy, Nghị quyết 57 sẽ tháo gỡ rào cản, khắc phục điểm nghẽn và tạo cơ chế đột phá, để giải phóng sức sáng tạo nguồn lực, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia như khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm, tránh tình trạng “trên thì rải thảm, dưới thì rải đinh."

Tận dụng cơ hội

Trong bối cảnh hiện tại, Nghị quyết số 57 được ví như “một luồng gió mới” tạo cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ số.

Ông Nguyễn Tuấn Huy, Trưởng ban Chuyển đổi số Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, cho biết từ Nghị quyết 57, cộng đồng công nghệ thông tin, viễn thông Việt Nam nhìn thấy nhiều cơ hội. Nghị quyết đặt ra việc Việt Nam dành 2% của GDP cho nghiên cứu phát triển, 3% của ngân sách quốc gia cho đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu để phấn đấu là đến năm 2030, đưa Việt Nam nằm trong top 3 Đông Nam Á, top 50 của thế giới về năng lực cạnh tranh số. Việt Nam sẽ phủ sóng 5G toàn quốc năm 2030; hoàn thành triển khai thành phố thông minh của các thành phố Trung ương; thu hút được 3 tổ chức hàng đầu về công nghệ của thế giới đặt trụ sở và nghiên cứu phát triển sản xuất tại Việt Nam.

Trong những mục tiêu này, cộng đồng công nghệ thông tin, viễn thông của Việt Nam nhìn thấy nhiều cơ hội để tham gia vào các công nghệ mới như: bán dẫn, nano, lượng tử, internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), các công nghệ về đám mây (cloud), dữ liệu lớn (big data)…

Theo ông Ngô Diên Hy, Phó Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam VINASA, có thể thấy, từ chỗ phải sử dụng các giải pháp của nước ngoài, vẫn chưa có nhiều các sản phẩm, giải pháp công nghệ Make in Việt Nam, Nghị quyết số 57 sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khi dành kinh phí 2% GDP (trong đó kinh phí từ xã hội chiếm hơn 60%).

Nghị quyết cũng nêu rõ bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và tăng dần theo yêu cầu phát triển. Như vậy, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển các giải pháp thông minh hơn phục vụ cho tất cả các ngành, các lĩnh vực, ứng dụng vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp cũng như cuộc sống của người dân.

Nghị quyết 57: Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển
Các đại biểu tìm hiểu các sản phẩm khoa học công nghệ ngành nông nghiệp. (Ảnh: TTXVN phát)

Trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, các doanh nghiệp công nghệ số không chỉ đảm nhận trách nhiệm lớn trong việc xây dựng và phát triển hạ tầng số, còn tiên phong trong chiến lược “Go Global” - Đi ra toàn cầu và “Sáng kiến Make in Vietnam" – sáng tạo ra những sản phẩm, giải pháp công nghệ Việt Nam để giải quyết các vấn đề trong nước và quốc tế.

Lực lượng lao động trong năm 2025 dự tính sẽ đạt 53,2 triệu người, trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm mạnh còn khoảng 25,8%, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, dự kiến đạt 70% lao động qua đào tạo. Các doanh nghiệp công nghệ số cũng cần quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm, giải pháp phục vụ cho thị trường “hẹp," thị trường “ngách," đồng thời nghiên cứu và đem đến nhiều hơn nữa các giải pháp giúp đào tạo lao động dư thừa, nâng cao thu nhập cho người dân, đưa Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước thu nhập cao.

Ngày 9/1/2025, Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã có rất nhiều mục tiêu và kế hoạch cụ thể, rất đầy đủ.

Theo Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) Tào Đức Thắng, những “nút thắt” về xây dựng thể chế nên tập trung làm. Các khó khăn đang tồn tại phải giải quyết ngay, không để thời gian quá dài bởi thể chế rất quan trọng.

Thứ hai, về vấn đề xin ý kiến nhiều lần đối với các dự thảo của luật, nghị quyết, có những ý kiến đã có chỉ đạo của Thủ tướng hoặc của Bộ trưởng. Chúng ta cần có các quy chế hoặc cách làm việc để những ý kiến này (của người có trách nhiệm, có thẩm quyền) khi đưa ra rồi phải được tiếp thu, tránh trường hợp xin lại nhiều lần. Mục tiêu là ban hành sớm để thực hiện.

Ông Tào Đức Thắng cũng nêu ý kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ khoa học công nghệ, cơ chế thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới về Việt Nam, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế. Về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, về dài hạn, các trường đại học nên có nguồn quỹ để sinh viên có cơ hội học tập ở nước ngoài, tìm hiểu cái mới, làm việc một thời gian tại nước ngoài sau đó quay về phục vụ đất nước, đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao.

Năm 2025 là mốc quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, Chính phủ cần đặt quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất để tổ chức thực hiện Nghị quyết 03 một cách hiệu quả, toàn diện, mang lại những chuyển biến lớn, có tính cách mạng, có tác động rõ nét lên các chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Theo Ngọc Bích (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Bình Dương: Phấn đấu năm 2025 đạt Top 10 cả nước về Bộ chỉ số 766

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Bình Dương đạt 84,5/100 điểm, đạt loại Tốt, xếp hạng 22/63 tỉnh, thành phố trên cả nước về Bộ chỉ số 766. Mục tiêu năm 2025, tỉnh Bình Dương phấn đấu đạt loại Xuất sắc, Top 10 Bộ chỉ số 766. Trong đó, 100% địa phương cấp huyện và cấp xã đạt loại Xuất sắc từ 90 điểm trở lên…

  • Sun World ký kết hợp tác chiến lược với Klook, Hanatour và Ezcloud

    (Xây dựng) - Ngày 18/02/2025, Sun World - hệ thống tổ hợp vui chơi giải trí hàng đầu Việt Nam thuộc Tập đoàn Sun Group đã ký kết hợp tác chiến lược năm 2025 với 3 “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ và du lịch là Klook, Hanatour và Ezcloud, với nhiều kỳ vọng về mở rộng hệ thống phân phối vé, nâng cao toàn diện trải nghiệm du khách và tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành du lịch Việt Nam.

  • Vingroup và Viettel hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh và chuyển đổi số doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Ngày 18/2/2025, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) cùng thúc đẩy mạnh mẽ mục tiêu chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Việc hai tập đoàn hàng đầu Việt Nam hợp tác xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, vì mục tiêu phát triển bền vững quốc gia sẽ góp phần nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế.

  • Ứng dụng công nghệ châu Âu GuBeam cho nhà vượt nhịp lớn

    (Xây dựng) - Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, có thể nói là kỷ nguyên khoa học công nghệ 4.0 đã tác động đột phá tới nhiều ngành trong đó ngành Xây dựng cũng nằm trong số các ảnh hưởng lớn. GuBeam là một công nghệ mới trong xây dựng tại Việt Nam được nghiên cứu phát triển, ứng dụng hiệu quả bởi đội ngũ chuyên gia của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ GEC (GEC) dựa trên nguyên lý làm việc liên hợp thép bê tông, kết hợp hệ khung với tấm sàn, tường rỗng nhẹ theo công nghệ châu Âu, phù hợp với các công trình dân dụng quy mô cao tầng, nhịp lớn. Do được thiết kế đặc biệt nên dầm cột GuBeam có kết cấu nhẹ hơn và khả năng chịu lực tốt hơn so với các loại cấu kiện truyền thống; giảm chi phí móng cho công trình.

  • Đưa chính sách về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số vào thực tiễn

    (Xây dựng) – Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều thống nhất quan điểm, các chính sách phải ưu đãi vượt trội và sớm được đưa vào thực tiễn.

  • Định vị GPS ô tô, xe máy – Công nghệ mới giúp bảo vệ xe hiệu quả

    (Xây dựng) - Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, định vị GPS siêu nhanh, chính xác trở thành giải pháp không thể thiếu để giám sát và bảo vệ phương tiện. Nhờ ứng dụng chip GPS tiên tiến kết hợp mạng 4G/5G, thiết bị cho phép xác định vị trí theo thời gian thực với độ chính xác cao.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load