Thứ bảy 27/07/2024 06:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ngày làm viêc thứ 3 của Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Các đại biểu thảo luận văn kiện 

15:11 | 27/01/2021

(Xây dựng) - Ngày 27/1, Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam bước sang ngày làm việc thứ 3. Các đại biểu làm việc cả ngày tại hội trường để thảo luận các văn kiện. Đại hội đã nghe một số đại biểu trình bày tham luận.

ngay lam viec thu 3 cua dai hoi xiii dang cong san viet nam cac dai bieu thao luan van kien
Phiên tham luận tại hội trường, sáng 27/1/2021.

Tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội bày tỏ sự nhất trí cao với các văn kiện của Đại hội và trình bày tham luận với chủ đề “Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.

Theo đó, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ, chính quyền quân và dân Thủ đô đã triển khai kịp thời, thực hiện có hiệu quả 8 chương trình công tác lớn toàn khóa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, kết quả đạt được là quan trọng, khá toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật.

Kinh tế Thủ đô tiếp tục được cơ cấu lại, nhất là trên các lĩnh vực trọng tâm, tăng trưởng khá, cao hơn bình quân chung cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại.

Do đó, mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng với vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Môi trường đầu tư kinh doanh tích cực được cải thiện (chỉ số PCI năm 2018 xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố) hoàn thành sớm 2 năm mục tiêu nhiệm kỳ; thu hút đầu tư nước ngoài luôn dẫn đầu cả nước (năm 2019 đạt 8,05 tỷ USD mức cao nhất trong 30 năm đổi mới và hội nhập)….

Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015.

Xây dựng Nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, đứng đầu cả nước về số xã đạt chuẩn với nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Đến cuối năm 2020, Hà Nội có 13 huyện và 368 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (đạt tỷ lệ 96,3%) và hoàn thành trước hạn 2 năm mục tiêu đề ra.

ngay lam viec thu 3 cua dai hoi xiii dang cong san viet nam cac dai bieu thao luan van kien
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tham luận tại Đại hội.

Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng khang trang. Nhiều công trình, dự án kinh tế, xã hội quy mô lớn, hiện đại đã được hoàn thành. Công tác quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông, trật tự, kỷ cương đô thị có chuyển biến tích cực.

Ngày 30/10/2019, UNESCO tiếp tục chính thức ghi danh Hà Nội tham gia vào mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” thế giới. Đây là cơ hội thuận lợi cho Thành phố trong việc định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo văn hóa, đưa Hà Nội thành Thủ đô sáng tạo của khu vực Đông Nam Á - điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.

Với tầm nhìn chiến lược rộng mở và quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa Thủ đô, GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD.

Đến năm 2030, Hà Nội trở thành Thành phố “Xanh - Thông minh - Hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là Thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, GRDP/người đạt trên 36.000 USD.

Để thực hiện thành công những mục tiêu, chỉ tiêu khẳng định vị trí là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Hà Nội đã đề ra 5 định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2020 - 2025.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh: Phát triển Thủ đô trở thành trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế, giao dịch quốc tế, không chỉ là trách nhiệm của riêng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội mà còn là sự chung tay, đồng lòng của cả nước. Do đó, Hà Nội mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, sự quan tâm giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương đến địa phương, bàn bè trong và ngoài nước.

Đặc biệt, Hà Nội đề nghị Quốc hội sớm thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô nhằm tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững, từ đó tạo bước đột phá về thể chế gắn với điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, gắn với thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, củng cố chính quyền nông thôn.

Đồng thời, có cơ chế riêng đối với Hà Nội trong việc đầu tư phát triển hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển văn hóa, khoa học - công nghệ và thực hiện chuyển đổi số.

Đồng chí Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh tham luận với chủ đề “Phát triển kinh tế tri thức – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn từ Thành phố Hồ Chí Minh”.

Theo đó, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn thành công của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh luôn xác định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tri thức trong định hướng, chiến lược phát triển.

Cụ thể, Thành phố khai thác có hiệu quả lợi thế của một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế tri thức, hình thành những nền tảng của kinh tế tri thức, bao gồm đội ngũ trí thức đông đảo, đô thị thông minh, khu công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, các tập đoàn lớn về công nghệ, các trung tâm nghiên cứu phát triển, hạ tầng công nghệ thông tin trên nền tảng mạng 5G.

Trên cơ sở đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức, tập trung phát triển các ngành công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập và phát triển Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung, Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Trung tâm ươm tạo chuyên về trí tuệ nhân tạo, Công viên Khoa học và Công nghệ tại Khu Công nghệ cao, Viện Khoa học và Công nghệ tính toán…

Riêng Khu Công nghệ cao đến nay đã thu hút 162 dự án với tổng mức đầu tư hơn 7,65 tỷ USD, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao năm 2020 đạt hơn 20 tỷ USD, năng suất lao động bình quân gấp 20 lần bình quân của Thành phố và hơn 60 lần bình quân cả nước, thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia mạnh về công nghệ như Intel, Samsung, Nidec…

ngay lam viec thu 3 cua dai hoi xiii dang cong san viet nam cac dai bieu thao luan van kien
Đồng chí Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên ban hành Chương trình chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, chính quyền số và xã hội số.

Thành phố ban hành Chương trình xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh với 4 trụ cột: Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở; Trung tâm điều hành đô thị thông minh; Trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế - xã hội và Trung tâm an toàn thông tin thành phố.

Thành phố thông minh không chỉ tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn là một “sản phẩm” thúc đẩy sáng tạo, “số hóa” phát triển công nghệ cao và làm “đầu kéo” cho tăng trưởng nhiều ngành.

Đặc biệt, Thành phố đang nghiên cứu lập, xây dựng quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông gắn với việc thành lập thành phố Thủ Đức.

Khu vực này kỳ vọng góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế, hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp, là đòn bẩy và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; dự kiến sau khi thành lập và đi vào hoạt động thành phố Thủ Đức sẽ đóng góp 30%-35% GRDP của Thành phố Hồ Chí Minh và chiếm khoảng 7% GDP cả nước.

Năm 2020 vừa qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ tận tình của các bộ, ngành Trung ương, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là cơ sở quan trọng giúp Thành phố hình thành tổ chức bộ máy đủ mạnh để có thể hiện thực hóa mục tiêu trên.

Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy các nghiên cứu khoa học công nghệ gắn với cuộc sống, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo - nơi vừa có sự liên kết của các trường, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp, vừa có vai trò của chính quyền trong hỗ trợ đầu tư mạo hiểm cho các dự án khởi nghiệp.

Thành phố đồng thời quan tâm, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đưa nội dung đào tạo công nghệ thông tin, kỹ năng số vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng nguồn nhân lực số, hình thành đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên đủ chuẩn quốc tế. Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế ở 08 ngành (công nghệ thông tin - truyền thông, cơ khí - tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, quản trị doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, y tế, du lịch, quản lý đô thị).

Thành phố cũng quan tâm ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút các nhà khoa học, trí thức trong và ngoài nước, kiều bào ở nước ngoài tham gia vào mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của Thành phố, đóng vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tri thức.

Chủ động và đón đầu trong việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào phát triển kinh tế dựa trên nền tảng tri thức.

Những giải pháp trên đã giúp kinh tế Thành phố đạt mức tăng trưởng khá cao, nếu không tính năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, giai đoạn 2016 - 2019 GRDP của Thành phố Hồ Chí Minh tăng bình quân 7,72%, duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước, đóng góp hơn 22% GDP quốc gia, hơn 26% thu ngân sách cả nước. Trong thời gian tới, Thành phố đề xuất 7 giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế tri thức…

Đồng chí Nguyễn Thành Phong, nhấn mạnh, trong xu thế toàn cầu hóa và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chắc chắn rằng tăng trưởng kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ sẽ nhường chỗ cho nền kinh tế tăng trưởng dựa vào hàm lượng công nghệ cao, đa dạng hóa và nâng cao giá trị gia tăng. Do vậy, để tiếp tục nâng cao tiềm lực, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu, bảo đảm cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững…

Cũng trong buổi 27/1, Đại hội đã nghe một số tham luận khác của đồng chí Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Phan Văn Giang - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng chí Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Đinh Tiến Dũng - Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; đồng chí Lê Hồng Quang - Bí thư Đảng ủy, Phó bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Chánh án thường trực Tòa án nhân dân tối cao; đồng chí Dương Văn Thái - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang…

Tâm Vũ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hàng nghìn đoàn của lãnh đạo các cấp và nhân dân cả nước, kiều bào và bạn bè quốc tế viếng Tổng Bí thư

    Theo Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ 7 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày 25/7, có 1.565 Đoàn (với khoảng 55.600 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    08:49 | 26/07/2024
  • Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm và làm việc với Bộ Xây dựng Việt Nam

    (Xây dựng) - Chiều 25/7, tại Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã tiếp kiến đồng chí Esteban Lazo Hernandez, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba.

    22:02 | 25/07/2024
  • Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp Bộ trưởng Cựu chiến binh Algeria

    Chiều 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh và người có công Algeria Laid Rebigua nhân dịp Bộ trưởng sang Việt Nam dự lễ Quốc tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    20:20 | 25/07/2024
  • Đoàn Bộ Xây dựng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    (Xây dựng) - Sáng 25/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Đoàn Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm Trưởng đoàn đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    17:33 | 25/07/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    (Xây dựng) - Sáng 25/7, tại Hội trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Lễ viếng được tổ chức trang trọng để cán bộ, đảng viên và nhân dân tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – một đảng viên Đảng Cộng sản kiên trung suốt đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ 7h - 22h ngày 25/7 và từ 7h - 13h ngày 26/7.

    15:27 | 25/07/2024
  • Xúc động những dòng sổ tang của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân

    Chủ tịch nước Tô Lâm ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người đảng viên cộng sản kiên trung."

    10:38 | 25/07/2024
  • Người dân sẽ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h chiều nay

    Người dân đến viếng Tổng Bí thư sẽ được xác minh danh tính qua hai cách: Dùng thẻ căn cước công dân có gắn chip quét qua máy QR code hoặc đăng ký qua ứng dụng VneID.

    09:30 | 25/07/2024
  • Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Xây dựng lần thứ 17

    (Xây dựng) – Ngày 24/7, Đảng bộ Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 17. Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, Bí thư Đảng ủy Bộ chủ trì Hội nghị.

    08:00 | 25/07/2024
  • Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Quảng trường Ba Đình

    Đúng 6 giờ sáng 25/7, Lễ treo cờ rủ đã diễn ra trọng thể tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đánh dấu thời điểm diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 25-26/7.

    07:48 | 25/07/2024
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

    Với nỗi đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời, một nhân cách mẫu mực, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nước, vì dân. Đồng chí còn là người kế tục và thực hành xuất sắc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nhà lý luận uyên bác, tài ba của Đảng, người tiên phong trong việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nâng tầm nền lý luận chính trị Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

    07:45 | 25/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load