Chủ nhật 15/09/2024 11:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Ngành Xây dựng vững bước vào chặng đường mới

18:00 | 15/01/2008
 
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân trao cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ cho các đơn vị (Ảnh Kim Sơn)
Đó còn hơn cả một lời động viên, nhưng trước hết phải khẳng định, Phó Thủ tướng đã đưa ra một nhận xét chính xác và khách quan. Niềm vui ấy, những thành tựu mà bất cứ Người Xây dựng nào cũng phải thầm tự hào ấy - đã được “viết” bằng những nỗ lực không mệt mỏi, với số lượng đầu việc không dễ “điểm danh” trên trang giấy… Điều đó càng có ý nghĩa hơn vì 2007 là năm đầu tiên cả đất nước chính thức hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới, còn với ngành Xây dựng - 2007 xứng đáng là một “năm bản lề” để vững bước hơn trên chặng đường hội nhập.
 
Xây dựng một hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện

Xin được “lược ghi” những nét khái quát trong Báo cáo Tổng kết năm 2007 của Bộ Xây dựng: “Trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền 64 văn bản quy phạm pháp luật trong đó nổi lên những văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất tạo bước đột phá trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý đô thị, đơn cử như: NĐ quản lý kiến trúc đô thị, NĐ phân loại đô thị các cấp quản lý đô thị, điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến 2020, NĐ về xây dựng công trình ngầm đô thị, quản lý chất thải rắn, thoát nước đô thị và KCN, NĐ về sản xuất và tiêu thụ nước sạch... Lĩnh vực quản lý và phát triển nhà cũng có một năm “đầy ắp” áp lực công việc với nhiệm vụ nghiên cứu trình Chính phủ ban hành và ban hành nhiều văn bản quan trọng, nhiều dự thảo Đề án và sửa đổi những NĐ có ý nghĩa lan toả mạnh tới thực tiễn như: Đề án xây dựng cơ chế thí điểm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội để cho thuê, đề án thí điểm chính sách nhà ở cho người nước ngoài tại Việt Nam, nghiên cứu mở rộng đối tượng mua nhà cho đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chương trình phát triển nhà ở xã hội, đổi mới chính sách mua bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, Nghị quyết cải tạo xây dựng lại các nhà chung cư cũ đã hư hỏng…
Công tác quản lý hoạt động xây dựng với các nội dung: Tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng, cấp phép, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý kinh tế xây dựng… đang từng bước vươn lên mạnh mẽ hơn, với phương châm quản lý gắn kết và ngày càng tiệm cận thực tiễn cuộc sống. Lĩnh vực quản lý phát triển VLXD cũng “ghi điểm” bằng việc lần đầu tiên có một văn bản quy phạm pháp luật cấp Nghị định để điều chỉnh hoạt động quản lý VLXD trong phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD, quy hoạch công nghiệp xi măng, chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm cũng đang tiến triển trên những “nấc thang mới”…
 
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa

Thành tựu ghi được rất đáng tự hào, nhưng những gì mà người đứng đầu ngành Xây dựng - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân - tâm huyết và thẳng thắn chỉ ra trong lễ tổng kết thật đáng để suy ngẫm: “Rồi xã hội và thực tiễn cuộc sống sẽ kiểm chứng mình đã làm tốt thực sự hay chưa. Nhưng công tác QLNN thì chắc chắn phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, mà nếu muốn làm được điều đó, chính là thủ trưởng, lãnh đạo các Sở Xây dựng, các ban, ngành quản lý hoạt động xây dựng phải bám sát và làm cho hết chức trách nhiệm vụ của mình”. Việc không bám sát chức năng, nhiệm vụ của Ngành dẫn đến không làm tốt chức năng tham mưu chính quyền địa phương trong quản lý hoạt động xây dựng và quản lý đô thị được chỉ ra là nguyên nhân cốt lõi khiến nhiều địa phương lúng túng trong việc triển khai các chương trình công tác. Mà không chỉ riêng các địa phương, ngay cả tại cơ quan Bộ, tính chủ động bám công việc của nhiều cán bộ chưa cao, thiếu trăn trở với thực tiễn nên nhiều vấn đề được coi là “lỗi” trong cơ chế chính sách không được khắc phục kịp thời. Vẫn tồn tại tình trạng chính sách mới đưa ra không tạo được sự đột phá cần thiết. Tình trạng quy hoạch treo, dự án treo, tình trạng lúng túng và “chạy theo” xu hướng “phân lô bán nền”... tại không ít địa phương trong cả nước là những dẫn chứng cho thấy tính chủ động của người quản lý chưa đạt yêu cầu. Những điều này tới đây cần được quyết liệt làm rõ, để chỉ ra nguyên nhân nào, khâu nào, thậm chí là người nào, chứ không “kêu” một cách chung chung theo kiểu đổ lỗi “tất cả tại cơ chế” mà không chịu nhìn thẳng vào sự thật để sửa, để “lột xác” và để tiến bước…
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đưa ra những cảnh báo quan trọng đối với Ngành: “Ngày nay trên thế giới, không ai nói chuyện cạnh tranh chung chung nữa. Trách nhiệm kiến tạo một nền tảng quản lý Nhà nước ngày càng hoàn thiện chính là tạo một môi trường thuận lợi, tạo “bệ phóng” quan trọng cho cuộc cạnh tranh ấy. Nếu “soi” từ yêu cầu đó, các cơ quan thuộc Bộ Xây dựng, các DN Xây dựng còn rất nhiều việc phải nỗ lực phấn đấu, nỗ lực học hỏi… để nâng cao hiệu quả hoạt động”. Sức mạnh của “bàn tay Nhà nước” cần được nhìn nhận ở một “nấc thang” cao hơn, để từ đó có những điều chỉnh hợp lý và quyết liệt hơn với tình hình mới chính là thông điệp mà cả Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Xây dựng đưa ra tại thời điểm Ngành Xây dựng phải đối mặt với nhiều vấn đề quan trọng của cuộc hội nhập.
 
DN Xây dựng trước khát vọng bay xa

Mặc dù hiểu rất rõ khái niệm “doanh nghiệp trực thuộc Bộ” đã là chuyện cũ, bởi công cuộc đổi mới sắp xếp DNNN tại ngành Xây dựng đã nhanh chóng mang đến cho khối DN của Ngành vị thế hoàn toàn mới, thì câu chuyện làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh vẫn là vấn đề nóng hổi được tiếp tục bàn đến trong Hội nghị. Trước hết là chủ trương thành lập các Tập đoàn Xây dựng, rồi việc tiếp tục hoàn thiện hoạt động mô hình Cty mẹ - Cty con, vấn đề liên kết hợp tác với nhau trong cuộc cạnh tranh mới… Nếu không có giải pháp quyết liệt cho những vấn đề này, sẽ không thể cạnh tranh được trong bối cảnh mới, bởi thực tế sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của DN xây dựng hiện khá khiêm nhường. Nếu mạnh dạn so sánh các tiêu chí trên rộng ra phạm vi với các DN nước ngoài sẽ thấy DN xây dựng cần một cuộc đổi mới, sắp xếp trên bình diện rộng hơn, với quan điểm và tư duy đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Do đó, mô hình Tập đoàn để nhân lên sức mạnh tổng lực của khối DN có thể được coi như một giải pháp tối ưu nhất trong bối cảnh hiện nay. Nhưng để “kết khối” được sức mạnh tổng lực ấy, vai trò định hướng trong công tác QLNN cần được phát huy hơn bao giờ hết, để đạt được những mục tiêu lớn mà công cuộc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp mà toàn Ngành bền bỉ thực hiện trong nhiều năm qua.
Phía trước đã là năm 2008, năm dự báo là nền kinh tế sẽ có những thách thức lớn hơn gấp bội. Ngành Xây dựng đã sẵn sàng bước vào chặng đường mới với một tâm thế và ý thức hội nhập rõ nét hơn, mạnh mẽ hơn, với những khát vọng cháy bỏng hơn bao giờ hết…
 
7 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ năm 2008
Một là,
tiếp tục triển khai đồng bộ, rộng rãi đến các ngành, các địa phương Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn xây dựng, định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về ngành Xây dựng trong nhân dân. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhất là chất lượng công trình xây dựng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong đầu tư xây dựng.

Hai là, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch xây dựng, tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị.

Ba là, triển khai tổ chức quản lý ngành Xây dựng trong cả nước phù hợp với chức năng mới, đặc biệt quan tâm đến hệ thống tổ chức và lực lượng quản lý xây dựng cấp quận, huyện và xã, phường; hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng của các ngành, các địa phương và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng; hệ thống tư vấn quy hoạch xây dựng; hệ thống kiểm định chất lượng xây dựng; hệ thống thanh tra chuyên ngành xây dựng.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong toàn Ngành từ Bộ đến các sở, các DN, đơn vị; chống mọi biểu hiện phiền hà, xách nhiễu dân.

Năm là, chú trọng phát triển lực lượng xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Xây dựng và toàn xã hội. Tạo lập thị trường khoa học công nghệ xây dựng, nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng.

Sáu là, tăng cường công tác tiếp thị, thông tin thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN. Tăng cường công tác thông tin khoa học công nghệ, các kiến thức về kinh tế, thị trường quốc tế. Đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp để lành mạnh hoá tài chính DN.

Bảy là, đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp để lành mạnh hoá tài chính, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN. Thực hiện triệt để việc chuyển đổi hoạt động của các TCty sang mô hình Cty mẹ - Cty con...

- 25 đơn vị thuộc Bộ Xây dựng được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua Xuất sắc.
- 29 đơn vị, DN thuộc khối sở Xây dựng các địa phương được tặng Cờ thi đua của Bộ Xây dựng.
- 57 DN, đơn vị khối sự nghiệp thuộc Bộ được Bộ Xây dựng tặng Cờ thi đua.

Hai là, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch xây dựng, tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị.

Ba là, triển khai tổ chức quản lý ngành Xây dựng trong cả nước phù hợp với chức năng mới, đặc biệt quan tâm đến hệ thống tổ chức và lực lượng quản lý xây dựng cấp quận, huyện và xã, phường; hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng của các ngành, các địa phương và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng; hệ thống tư vấn quy hoạch xây dựng; hệ thống kiểm định chất lượng xây dựng; hệ thống thanh tra chuyên ngành xây dựng.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong toàn Ngành từ Bộ đến các sở, các DN, đơn vị; chống mọi biểu hiện phiền hà, xách nhiễu dân.

Năm là, chú trọng phát triển lực lượng xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Xây dựng và toàn xã hội. Tạo lập thị trường khoa học công nghệ xây dựng, nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng.

Sáu là, tăng cường công tác tiếp thị, thông tin thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN. Tăng cường công tác thông tin khoa học công nghệ, các kiến thức về kinh tế, thị trường quốc tế. Đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp để lành mạnh hoá tài chính DN.

Bảy là, đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp để lành mạnh hoá tài chính, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN. Thực hiện triệt để việc chuyển đổi hoạt động của các TCty sang mô hình Cty mẹ - Cty con...

Anh Thư

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

  • Nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh

    Ở các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, sau khi bão đi qua, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đã huy động nhân lực khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh. Cán bộ, công nhân được yêu cầu trở lại làm việc, sản xuất, bảo đảm tiến độ, kế hoạch cung ứng hàng hóa cho thị trường, bàn giao sản phẩm đã ký kết đối tác từ đầu năm.

  • Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm của vùng Tây Nguyên

    (Xây dựng) - Ngày 14/9/2024, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 419/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk.

  • Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 415/TB-VPCP ngày 13/9/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load