Chủ nhật 03/11/2024 05:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Ngành kinh doanh ẩm thực tại Đà Nẵng: Bây giờ hoặc không bao giờ

11:07 | 22/11/2021

(Xây dựng) - Đại dịch Covid-19 đã dẫn tới những khó khăn chưa từng có tiền lệ với Việt Nam nói chung và những thành phố du lịch như Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên “trong nguy có cơ”, ngành kinh doanh ăn uống tại Đà Nẵng hoàn toàn có khả năng bứt phá so với thời kỳ trước dịch nếu cộng đồng doanh nghiệp và chủ đầu tư biết chớp lấy cơ hội mang tên chuyển đổi số.

Ngành kinh doanh ẩm thực tại Đà Nẵng: Bây giờ hoặc không bao giờ
Ngành F&B tại Đà Nẵng đang trên đà hồi phục nhờ chớp lấy cơ hội mang tên “chuyển đổi số”.

Thị trường kinh doanh ẩm thực đang trên đà hồi phục

Năm 2021 là một năm biến động với thị trường F&B trên toàn quốc nói chung và Đà Nẵng nói riêng. May mắn không chịu ảnh hưởng quá nhiều từ đợt bùng phát dịch lần thứ 3, tuy vậy, ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch lần thứ 4 khiến các nhà hàng, quán cafe gặp nhiều khó khăn.

Ngày 3/5, thành phố Đà Nẵng ghi nhận ca bệnh ngoài cộng đồng đầu tiên. Sau khoảng thời gian ngắn thành phố mở lại một số hoạt động, UBND thành phố Đà Nẵng lại tiếp tục ban hành chỉ thị số 05/CT-UBND về thực hiện giãn cách xã hội 18 giờ ngày 31/7. May mắn thay, do chịu ảnh hưởng ít hơn so với 2 thành phố lớn khác là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng hàng quán rời thị trường ghi nhận là khá thấp, mang đến sự lạc quan cho các chủ đầu tư.

Sau khi trở lại với giai đoạn bình thường mới, với đặc tính tiêu dùng cao, cùng việc đóng cửa trong thời gian dài khiến ngành ẩm thực đón nhận sức mua rất lớn do bị dồn nén trong giai đoạn giãn cách. Tuy nhiên, việc chỉ được phép đón tối đa 50% lượng khách hàng ngồi tại chỗ, và quy định bắt buộc người ăn phải tiêm 2 mũi Covid-19 vẫn là điều cản trở lớn cho các doanh nghiệp F&B.

Theo số liệu mới nhất từ iPOS.vn - đơn vị cung cấp giải pháp quản lý công nghệ nhà hàng/cafe dựa trên thông tin thu thập từ nhiều nguồn, nếu tính từ tháng 6 - tháng gần nhất không chịu tác động lớn từ dịch bệnh làm tiêu chuẩn, số lượng hàng quán mở mới trong tháng 10 đã đạt tới 91.9% so với thời điểm trước khi bùng phát dịch bệnh. Đây chính là những dấu hiệu tích cực, chứng tỏ sự trỗi dậy của ngành F&B Đà Nẵng, với niềm tin rằng mọi thứ sớm khôi phục trở lại và nhiều hàng quán mở mới để chớp thời cơ, đón đầu mùa du lịch cuối năm.

Ngành kinh doanh ẩm thực tại Đà Nẵng: Bây giờ hoặc không bao giờ

Quyết tâm chuyển đổi số

Với 3 trụ cột chính trong chuyển đổi số là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, Đà Nẵng là một trong những địa phương dẫn đầu trên cả nước, lấy chuyển đổi số là “động lực” trong phát triển thành phố. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng chia sẻ, chuyển đổi số là động lực để giải quyết “điểm nghẽn” trong phát triển thành phố, góp phần đạt mục tiêu hoàn thành xây dựng đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị trong nước và khu vực ASEAN đến năm 2030.

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, tình hình chuyển đổi số trong ngành F&B tại Đà Nẵng có tốc độ chậm hơn các địa phương, do vẫn “sống khỏe” nhờ du lịch. Theo đó, tính đến hết năm 2019, du lịch và dịch vụ là một trong những ngành trụ cột trong nền kinh tế địa phương, khi khu vực dịch vụ chiếm tới 64,35% tỷ trọng. Tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 7,1 triệu lượt, trong đó tính riêng khách quốc tế 2,1 triệu lượt, là năm có lượng khách nước ngoài đông nhất tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, lợi thế du lịch bị giảm đột ngột, khiến không chỉ du lịch mà ngành ẩm thực cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Các hàng quán không kịp chuyển đổi mô hình kinh doanh, đặc biệt trong thời điểm giãn cách xã hội. Năm 2020, số lượt khách du lịch chỉ vỏn vẹn hơn 2,7 triệu lượt, giảm tới 63,2% so với cùng kỳ.

Vậy mà “trong nguy có cơ”, nhiều đơn vị kinh doanh F&B do bị bó buộc trong nhiều quy định ngặt nghèo nên buộc phải học cách áp dụng công nghệ để tồn tại. Các hàng quán dần quen với các thao tác đặt, gọi món thông qua màn hình cảm ứng, đa dạng hóa các hình thức tiếp thị, và nhận thêm nhiều đơn hàng từ trực tuyến. Cán cân doanh thu cho khách du lịch và khách nội địa cũng được đặt cân bằng, khi các hàng quán chú trọng việc chăm sóc và phát triển các mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Khách du lịch càng ngày càng khó tính và thông minh hơn, sử dụng các ứng dụng công nghệ để khám phá ẩm thực nhanh chóng và an toàn. Việc lan tỏa giá trị qua công nghệ cũng là đường hướng lâu dài mà các hàng quán đang triển khai.

Bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất

Ngành kinh doanh ẩm thực tại Đà Nẵng: Bây giờ hoặc không bao giờ
Ông Nguyễn Hữu Trúc - Giám đốc khu vực miền trung iPOS.vn.

Đây chính là thời điểm vàng cho chuyển đổi số khi Đà Nẵng vừa được phê duyệt thí điểm đón khách du lịch trở lại. Với các bước đi thận trọng từ lãnh đạo thành phố, dự kiến ngành ẩm thực sẽ chứng kiến sự tăng trưởng trở lại, cũng như đóng góp cho ngành dịch vụ du lịch “hồi sinh”, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch và Tết Âm lịch vào đầu năm 2022.

Cho tới thời điểm hiện tại, chuyển đổi số chính là áp lực bắt buộc dành cho tất cả các nhà quản lý ngành ẩm thực, với tâm thế: Thị trường sẽ có sự thay đổi và chúng ta cũng buộc phải thay đổi. Trước mắt, việc chuyển đổi số sẽ nhằm thích ứng với những yêu cầu của chính phủ, với các chính sách như hạn chế tiếp xúc, bán mang về… Số hóa dữ liệu thực đơn và đăng tải trên các gian hàng trực tuyến, chính là những viên gạch đầu tiên trong công cuộc chuyển đổi số.

Tại Đà Nẵng, các ứng dụng giao đồ ăn đã và đang bùng nổ, trở thành xu hướng lựa chọn của thực khách, đặc biệt là thế hệ trẻ. ShopeeFood (Tiền thân là DeliveryNow), GrabFood hay Baemin là những “tay chơi” sừng sỏ, giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số tại Đà Nẵng nhờ sự hẫu thuẫn mạnh mẽ về mặt truyền thông và tài chính. Người được hưởng lợi chính là thực khách và các hàng quán. Các hàng quán cần lưu ý khi chăm chút về mặt nội dung, hình ảnh và tham gia các sự kiện khuyến mãi trên các ứng dụng giao đồ ăn, vì đây là các điểm chạm quan trọng nhất đối với các khách hàng tiềm năng.

“Vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp rời thị trường, chứng tỏ họ đã sẵn sàng cho một cuộc chơi lớn. Nhiều chủ quán đã ứng dụng công nghệ và vận hành và tiếp thị, giúp tăng trưởng kép khi vừa tiết kiệm chi phí, đồng thời tăng trưởng doanh thu từ nhiều nguồn”, ông Nguyễn Hữu Trúc - Giám đốc khu vực miền trung iPOS.vn chia sẻ. Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành F&B, ông cũng nhận định thị trường ẩm thực đang nhận được “làn sóng” trở lại lớn nhất kể từ khi mở cửa, không chỉ riêng tại thị trường Đà Nẵng.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Vĩnh Phúc: Sẽ công khai thông tin xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các đơn vị liên quan nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu trên địa bàn tỉnh theo các quy định pháp luật mới; đảm bảo quá trình đấu thầu đáp ứng các yêu cầu về cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình.

    22:30 | 01/11/2024
  • Bài 2: “Trải thảm đỏ” hút đầu tư

    (Xây dựng) - Với “thiên thời - địa lợi - nhân hoà”, tỉnh Bắc Ninh đang quyết tâm kiến tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, minh bạch, khẳng định "thủ tục sẵn sàng - dự án thành công"; cùng hàng loạt khu đô thị hiện đại, đa tiện ích cùng định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc hứa hẹn là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

    21:34 | 01/11/2024
  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

    19:29 | 01/11/2024
  • Bình Định: “Khai tử” dự án Nhà xưởng gia công cấu kiện thép trong xây dựng và trạm trộn bê tông tươi

    (Xây dựng) – Dự án Nhà xưởng gia công cấu kiện thép trong xây dựng và trạm trộn bê tông tươi tại Cụm công nghiệp Rẫy Ông Thơ, xã Tây An, huyện Tây Sơn (Bình Định) với tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ đồng của Công ty TNHH Kim Oanh đã được lãnh đạo tỉnh cho chấm dứt hoạt động.

    16:51 | 01/11/2024
  • Gỡ điểm nghẽn - phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa

    (Xây dựng) - Ngành nhựa được xem là một trong những ngành công nghiệp có mức độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, ngành này đang gặp phải không ít khó khăn về nguồn nguyên liệu.

    16:48 | 01/11/2024
  • Thu hút vốn FDI vào công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm sao hiệu quả?

    (Xây dựng) - Là điểm đến đầu tư của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Apple… Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.

    16:02 | 01/11/2024
  • Bến Tre nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hướng tới mục tiêu 95%

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều thách thức, việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của tỉnh. Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý lên đến hơn 4.764 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự thật đáng lo ngại là tỷ lệ giải ngân hiện tại thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, cũng như so với các địa phương khác trong cả nước. Nhằm khôi phục lại tình hình này, UBND tỉnh đã đưa ra chỉ đạo quyết liệt tập trung mọi nguồn lực và quyết tâm hướng tới việc giải ngân đạt từ 95% trở lên trước khi kết thúc năm.

    16:02 | 01/11/2024
  • Bến Tre: Đẩy mạnh quyết toán và tất toán dự án hoàn thành trên địa bàn

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, công tác quyết toán dự án hoàn thành tại Bến Tre đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các cấp, các ngành và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn một số hạn chế và bất cập cần được giải quyết một cách khẩn trương. Những vấn đề này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và làm ảnh hưởng đến hoạt động của Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong việc thực hiện tất toán tài khoản dự án hoàn thành.

    15:12 | 01/11/2024
  • Tăng cường hiệu quả đầu tư công tỉnh Tiền Giang: Những kết quả đáng ghi nhận và thách thức cần khắc phục

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng chủ trì Hội nghị để nghe, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư công trong 9 tháng đầu năm 2024.

    15:09 | 01/11/2024
  • Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

    (Xây dựng) - Tại thời điểm này tỉnh Hưng Yên đang ưu tiên thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tập trung chú trọng ở 3 phân ngành chính gồm xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy; cơ khí gia dụng và dụng cụ; ô tô và phụ tùng ô tô.

    15:06 | 01/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load