Thứ ba 07/05/2024 11:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ngân hàng "tung chiêu" phí 0 đồng, cuộc đua kịch tính ẩn phía sau

20:06 | 15/04/2019

Phí chuyển tiền, phí rút tiền ATM, phí quản lý là điều các khách hàng đặc biệt quan tâm khi nhiều “ông lớn” ngân hàng liên tục tăng đủ loại phí. Thời gian qua, nhiều ngân hàng công bố miễn phí dịch vụ, báo hiệu cuộc cạnh tranh phí 0 đồng ngày càng gay gắt. Không thu phí dịch vụ, vậy ngân hàng lợi gì? Họ lấy tiền đâu để bù đắp chi phí?


Ngày càng có nhiều ngân hàng bước vào cuộc cạnh tranh giành thị phần gay gắt bằng chiến lược ngân hàng 0 đồng phí dịch vụ.

“Kẻ” tận thu, “người” miễn phí

Chị M (Hà Nội) đang sử dụng dịch vụ Vietcombank cho biết mỗi tháng chị phải trả ít nhất 29.200 đồng cho các loại phí (bao gồm 11.000 đồng phí dịch vụ Internet Banking, 11.000 đồng phí dịch vụ SMS, phí quản lý tài khoản 2.200 đồng, phí quản lý thẻ MasterCard 5.000 đồng).

Chưa kể mỗi giao dịch chuyển tiền nội mạng, chị M trả phí 2.200 đồng, chuyển tiền ngoại mạng phí 7.700 đồng (giao dịch dưới 10 triệu đồng). Nếu chuyển trên 10 triệu đồng, tiền phí chị M phải trả là 0,02% tổng số tiền.

Trái ngược một số ngân hàng lớn thu đủ loại phí thì không ít ngân hàng lại miễn phí các giao dịch để thu hút khách. VIB vừa tung ra chương trình miễn phí vô điều kiện suốt 6 tháng đầu tiên đối với phí chuyển tiền online và phí rút tiền ATM trên 17.000 ATM toàn quốc bất kể nội mạng hay ngoại mạng. 

Techcombank với chương trình Zero Fee miễn phí các giao dịch chuyển khoản trực tuyến qua F@st I- bank, và F@st mobile.

LienVietPostBank cùng Ví Việt miễn phí nạp/rút/chuyển tiền cũng hệ thống, miễn phí dịch vụ thanh toán hoá đơn điện nước, truyền hình, Internet, học phí...


Mỗi ngân hàng đều có chiến lược riêng để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình 

ABBANK miễn phí chuyển tiền cùng hệ thống qua online banking và mobile banking, bất kể giá trị giao dịch lớn hay nhỏ. Riêng khách hàng mở tài khoản cao cấp được miễn phí thêm chuyển tiền ngoài hệ thống.

MSB giới thiệu gói M1 miễn phí các dịch vụ: phí thường niên, phí rút tiền cùng thành phố, phí chuyển tiền nội bộ...

Cuộc cạnh tranh mang tên “CASA”

Không thu phí dịch vụ, vậy ngân hàng được lợi gì, tiền đâu để bù đắp chi phí?

Câu trả lời là ngân hàng lợi nhiều thứ. Mặc dù thực hiện chiến lược phí 0 đồng từ năm 2016 nhưng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng này không hề giảm mà thậm chí còn tăng.

Một trong những lý do khiến nhiều ngân hàng chuyển hướng chạy đua theo chiến lược 0 đồng là để nhắm vào luồng tiền CASA (tiền gửi không kỳ hạn). Đây là nguồn vốn với chi phí huy động giá rẻ cho các ngân hàng (lãi suất ngân hàng trả chỉ từ 0,1-0,5%/năm). 

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh – Tổng giám đốc Techcombank cho biết: “Khi khách sử dụng dịch vụ thì dòng tiền sẽ ở lại trong ngân hàng. Như vậy, chi phí huy động vốn giảm, NIM (Net Interest Margin) là tỉ lệ thu nhập lãi cận biên được cải thiện”.

Trao đổi với PV báo Lao Động, ông Hồ Văn Long – Giám đốc khối Ngân hàng bán lẻ của VIB cho biết: “Chương trình miễn phí vô điều kiện toàn bộ phí rút tiền và chuyển tiền sẽ khuyến khích khách hàng sử dụng tài khoản VIB cho tất cả nhu cầu thanh toán cá nhân. Khi thường xuyên sử dụng tài khoản, khách hàng sẽ có xu hướng duy trì số dư tài khoản cao hơn.  Qua đó chi phí vốn của ngân hàng sẽ giảm.

Hơn nữa, việc khách hàng giao dịch trực tuyến nhiều hơn không chỉ giúp thời gian giao dịch của khách hàng giảm mà còn giúp giảm thời gian hạch toán của chi nhánh và hội sở, tăng năng suất lao động từ đó giảm chi phí vận hành”.

Không chỉ có nguồn chi phí vốn giá rẻ, chiến lược phí 0 đồng còn kích thích khách hàng sử dụng thẻ nhiều hơn. Từ đó giúp ngân hàng xây dựng dữ liệu thông tin khách hàng quý giá. Và đương nhiên khi đã hiểu nhu cầu khách hàng thì sẽ tăng khả năng tăng lợi nhuận nhờ việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ đi kèm.

Giám đốc một ngân hàng cho biết: “Khi khách hàng chi tiêu qua thẻ, chúng tôi sẽ hiểu khách hàng hơn nhờ phân tích các dữ liệu từ nhu cầu mua sắm, sở thích chi tiêu, khẩu vị rủi ro của khách hàng. Từ đó, chúng tôi thiết kế được các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng”.

Mỗi ngân hàng có một chiến lược phát triển khác nhau, nhưng không thể phủ nhận, “cuộc đua” phí 0 đồng của một vài ngân hàng đang đem lại lợi ích cho cả khách hàng lẫn ngân hàng.

Theo LAN HƯƠNG/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

    (Xây dựng) - Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2024 và các năm tiếp theo, ngay từ đầu năm, UBND thành phố Vĩnh Yên đã triển khai kế hoạch khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

    08:56 | 06/05/2024
  • Các trụ đỡ quan trọng đều tăng trưởng

    Kinh tế Việt Nam đã đi qua 1/3 chặng đường của năm kế hoạch 2024 và thu về một số kết quả đáng ghi nhận, thể hiện đà phục hồi khá rõ nét thông qua sự tăng trưởng của các trụ đỡ quan trọng.

    08:40 | 06/05/2024
  • Trà Vinh: Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh trúng nhiều gói thầu “khủng”

    (Xây dựng) – Chỉ tính 07 gói thầu do Công ty TNHH Tư vấn đấu thầu Cửu Long Trà Vinh mời thầu, Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh đều trúng.

    16:48 | 05/05/2024
  • Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

    (Xây dựng) - Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

    14:38 | 05/05/2024
  • Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

    (Xây dựng) – Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Trong đó, 3 cụm động lực phát triển kinh tế là Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

    10:42 | 05/05/2024
  • Phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

    10:39 | 05/05/2024
  • Thái Bình: Cần đẩy nhanh triển khai xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện LNG

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình nằm trong Quy hoạch Trung tâm Điện - Khí LNG xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Dự án do Tập đoàn Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư, với quy mô công suất 1.500MW. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu.

    09:41 | 05/05/2024
  • Lào Cai: Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Thông báo số 108/TB-VPUBND về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

    09:33 | 05/05/2024
  • Phấn đấu đến năm 2030 vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh

    (Xây dựng) - Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    09:30 | 05/05/2024
  • Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ: Đột phá, tiên phong và liên kết

    Trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ về quy hoạch vùng Đông Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung quy hoạch lần này của vùng tập trung vào 3 yếu tố: Đột phá, tiên phong và liên kết. Quy hoạch là cơ sở quan trọng để tháo gỡ các điểm nghẽn và các nút thắt, khơi thông nguồn lực giúp vùng Đông Nam Bộ giải phóng nguồn lực, phát triển mạnh mẽ.

    09:28 | 05/05/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load