Thứ sáu 03/05/2024 03:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nên định danh cho đất nhà chùa!

14:25 | 27/08/2019

(Xây dựng) - Nếu ai đã từng một lần đi chùa, dù là đi lễ hay tham quan, thì đều có thể cảm thấy sự tôn nghiêm, thanh tịnh không chỉ ở cảnh quan nơi này mà ở ngay chính trong lòng mình. Mọi sự bon chen, xô bồ, bụi bặm của cuộc sống đều bị gác lại ngoài cổng chùa.

nen dinh danh cho dat nha chua
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Thế mà thời gian gần đây, nhiều ý kiến trên báo chí truyền thông đang rộ lên những khuất tất liên quan đến việc giao đất để xây dựng chùa Bái Đính (Ninh Bình) và chùa Tam Chúc (Hà Nam).

Luật Đất đai cũng như nhiều văn bản pháp lý đã quy định rất rõ ràng trong việc giao đất cho các cơ sở tôn giáo, trong đó có đất cho nhà chùa. Mà thực tiễn cho thấy, khi hai khu vực du lịch tâm linh này được đưa vào hoạt động đã đem lại hiệu quả rõ rệt, không chỉ là lĩnh vực du lịch tâm linh mà cả những góc độ kinh tế, xã hội khác nữa.

Vậy điều gì đã khiến cho dư luận cực chẳng đã phải động chạm đến một môi trường đầy tôn nghiêm và thanh tịnh như vậy?

Thì ra trong câu chuyện này đang có sự lẫn lộn khái niệm, thế nào là đất nhà chùa, thế nào là đất kinh doanh; thế nào là thị trường, thế nào là tâm linh; thế nào là dịch vụ, thế nào là thiện nguyện…

Mà đất không ít, nha! Chẳng hạn, chỉ riêng khu núi chùa Bái Đính đã được UBND tỉnh phê duyệt diện tích 1.005,3ha. Đối tượng được giao là Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở VH-TT&DL) 495,3ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính; Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An được giao 18,6ha để xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính và UBND huyện Gia Viễn được giao 4,3ha để mở rộng khu dân cư hiện hữu.

Thì ra là như vậy, tất cả đất ấy vẫn nằm trong vòng tay quản lý của các cơ quan Nhà nước. Điều mà nhiều người cho rằng có sự khuất tất, đó là như Bộ TN&MT xác nhận: Việc giao đất này “chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng; không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng đất); không thể hiện mục đích sử dụng từng loại đất theo quy định của Luật Đất đai nên chưa đủ cơ sở để xác định diện tích phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, căn cứ để xác định giá đất”.

Thảo nào, khi trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Văn Trường - Giám đốc doanh nghiệp liên quan, đã khẳng định như đinh đóng cột rằng, doanh nghiệp của ông không quản lý và sử dụng bất cứ một mét vuông đất nào tại khu vực xây dựng chùa…

Nếu việc đúng như vậy thì đây cũng là một bài học trong lĩnh vực quản lý đất đai, khi nào được coi là đất chùa phải định danh cho rõ!

Nguyễn Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load