Thứ bảy 27/04/2024 14:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han

21:54 | 25/03/2024

(Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền về tín ngưỡng tâm linh, thể hiện lòng biết ơn tới vị tướng anh hùng Nàng Han có công đánh đuổi giặc, giúp bản làng có cuộc sống bình yên. Xã Mường Trai (Sơn La) vừa long trọng tổ chức Lễ hội Nàng Han năm 2024, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.

Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han
Tiết mục văn nghệ của người Thái trắng.

Xã Mường Trai là xã có nhiều hộ dân phải di chuyển đến nơi tái định cư để nhường đất phục vụ xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, số còn lại bà con bám trụ ven hồ, tiếp tục canh tác, lao động sản xuất… Tuy nhiên, người dân Mường Trai vẫn giữ được giá trị bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, tín ngưỡng tâm linh.

Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han
Các đại biểu dự Lễ hội Nàng Han năm 2024.

Theo tương truyền thuyết vào khoảng thế kỷ thứ XIV, Nàng Han là một vị tướng đứng đầu cuộc khởi nghĩa của đồng bào 16 xứ Thái quật cường đánh bại giặc ngoại xâm. Tưởng nhớ công ơn của vị nữ tướng anh hùng, hàng năm, nhân dân Mường Trai tổ chức cúng tế Nàng Han tại rừng già ven suối Nặm Trai.

Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han
Phần thi ẩm thực với nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn.

Để tỏ lòng biết ơn Nàng Han, đồng bào Thái về sau đã tổ chức Lễ hội Nàng Han để tưởng nhớ, tri ân công đức nữ anh hùng của bản làng. Lễ hội gồm hai phần: Phần lễ, xã tổ chức tại Nhà thờ Nàng Han, mô phỏng nghi lễ theo hình thức sân khấu hóa, thầy cúng thực hiện cúng và dâng hương với vật phẩm chủ yếu là thịt trâu, rượu cần, hương, hoa, trà, quả, làm các thủ tục gọi mời nữ tướng Nàng Han và các thần linh về dự và tiếp nhận các lễ vật do nhân dân dâng lên, cầu cho bản mường được ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt cho khắp các bản làng.

Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han
Các đội chuẩn bị thi chèo thuyền trong Lễ hội Nàng Han.

Phần hội được tổ chức với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân tộc đặc sắc, thu hút sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân, du khách, như: thi chèo thuyền, bắn nỏ, đi cà kheo, bịt mắt bắt vịt; trưng bày gian hàng giới thiệu nông sản, văn hoá, ẩm thực địa phương.

Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han
Thi chèo thuyền thu hút đông đảo người dân.

Lễ hội Nàng Han là dịp để nhân dân các dân tộc trong và ngoài huyện cùng giao lưu văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian phát triển, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần vui tươi, lành mạnh, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau đoàn kết xây dựng bản mường ngày một no ấm, giàu đẹp.

Phượng Nguyễn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản kép đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á

    (Xây dựng) – Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình đã long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới.

  • Khai mạc Triển lãm Hải Phòng – Pháp Heritage

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề "Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai".

  • Quảng Trị: Lễ hội “Thống nhất non sông” - Tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc

    (Xây dựng) – Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 52 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2024), ngày 30/4, tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị) sẽ diễn ra Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024.

  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load