Chủ nhật 05/01/2025 15:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Mộc Châu (Sơn La): Chung sức xây dựng nông thôn mới

21:20 | 07/08/2023

(Xây dựng) - Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng thuận của người dân, diện mạo nông thôn mới (NTM) của huyện Mộc Châu đang có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Mộc Châu (Sơn La): Chung sức xây dựng nông thôn mới
Diện mạo nông thôn mới ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang ngày một thay đổi.

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm

Hiện nay, huyện Mộc Châu có 2 thị trấn và 13 xã. Trong đó, khu vực nông thôn có đến 88,3% diện tích đất nông nghiệp, người dân khu vực nông thôn chiếm xấp xỉ 60% số đơn vị hành chính cấp xã.

Hiện, huyện Mộc Châu có 13/13 xã đang triển khai thực hiện lập quy hoạch chung xây dựng xã. Dự kiến đến hết năm 2023 hoàn thành và công bố quy hoạch. Huyện Mộc Châu luôn xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục, từng bước đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững. Theo đó, phong trào Mộc Châu chung sức xây dựng NTM được cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, trở thành phong trào thi đua thường xuyên, sâu rộng, lan tỏa khắp các xã, bản.

Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn – đô thị và kết nối các vùng miền. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2023, tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đạt trên 102 tỷ đồng. Kết quả huy động tính đến ngày 31/5 đạt trên 27 tỷ đồng, ước kết quả huy động 6 tháng cuối năm 2023 đạt trên 96 tỷ đồng.

Đặc biệt, huyện đang tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững.

Cùng với đó, huyện tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị nhằm từng bước nâng cao thu nhập của người dân. Đồng thời, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện… Tính đến tháng 6/2023, toàn huyện có 110 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp; phát triển thêm 30 sản phẩm OCOP đã được đánh giá, xếp hạng, trong đó rà soát các sản phẩm có tiềm năng phát triển như: rau, quả tươi, sản phẩm chế biến từ hoa quả tươi…

Điển hình như bản Bó Hiềng, xã Hua Păng đã làm đường bê tông rộng 3,5m, dài hơn 7 km từ trung tâm xã tới bản, tổng trị giá hơn 9 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ xi măng; các hộ dân hiến đất, khai thác cát, sỏi, san ủi mặt bằng và đóng góp ngày công lao động với tổng trị giá gần 1 tỷ đồng. Anh Vì Quốc Toản, bản Bó Hiềng cho biết: Những năm trước, khi bản chưa có đường bê tông, việc đi lại của người dân vào mùa mưa gặp rất nhiều khó khăn, ai có việc đến xã hoặc ra quốc lộ 43 đều phải đi bộ mất hơn 1 giờ đồng hồ. Bây giờ, có đường bê tông đi lại thuận tiện bốn mùa, nên người dân trong bản ai cũng phấn khởi đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Ngoài ra, tại xã Nà Mường, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Giai đoạn từ 2013 đến nay, xã đã huy động trên 17,6 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 12,4 tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông dài hơn 13km và 12 km đường trục chính nội đồng; làm 7,6km điện chiếu sáng ngõ xóm. Đến nay, 100% đường trục xã đã được nhựa hoá; 100% đường ngõ, xóm sạch đẹp, không lầy lội vào mùa mưa; 9/9 bản có nhà văn hóa... Nhân dân trong xã tích cực bản chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, toàn xã có hơn 470ha cây ăn quả, giá trị bình quân đạt 100 triệu đồng/ha; có 2 HTX, 2 tổ hợp tác nông nghiệp hoạt động hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 39,8 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,9%. Hệ thống chính trị được củng cố, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.

Ông Lò Văn Hoàn - Chủ tịch UBND xã Nà Mường thông tin: Thực hiện phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, kết hợp các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp và nội lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân. Đến nay, xã đã huy động được trên 91,7 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 24,9 tỷ đồng, chiếm 27%. Hua Păng đã đạt 19/19 tiêu chí; các tuyến đường từ xã tới 7 bản đã được bê tông hóa; 98% đường trục bản, trên 80% đường ngõ, xóm và hơn 10% đường trục chính nội đồng được cứng hóa; 100% các bản được công nhận, giữ vững danh hiệu bản văn hóa; gần 99% người dân trong độ tuổi lao động có việc làm; thu nhập bình quân đạt hơn 36 triệu đồng/người/năm...

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM

Trong thời gian tới, lãnh đạo huyện Mộc Châu tiếp tục chỉ đạo, rà soát các chỉ tiêu xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, xã NTM, xã NTM nâng cao và bản NTM kiểu mẫu, bản NTM.

Mộc Châu (Sơn La): Chung sức xây dựng nông thôn mới
Mô hình trồng rau bắp cải theo tiêu chuẩn Vietgap được người dân xã Mường Sang nhân rộng, mang lại thu nhập cao.

Theo kết quả sơ bộ 6 tháng đầu năm 2023, toàn huyện bình quân đạt 11,69 tiêu chí/xã. Cụ thể: xã Nà Mường đạt 19 tiêu chí; xã Chiềng Sơn đạt 15 tiêu chí; có 07 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí gồm xã (Mường Sang, Chiềng Hắc, Đông Sang, Phiêng Luông, Tân Lập, Hua Păng, Tân Hợp); có 04 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí gồm xã (Quy Hướng, Tà Lại, Chiềng Khừa, Lóng Sập).

Thực hiện theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao có 02 xã được công nhận đạt chuẩn; tiêu chí bản NTM có 10 bản đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2019 - 2020. Đến nay có 05 bản đạt từ 10 - 12/16 tiêu chí; 05 bản đạt từ 7 - 8/16 tiêu chí Bộ tiêu chí bản, tiểu khu NTM; 12 bản đăng ký phấn đấu đạt chuẩn bản, tiểu khu NTM năm 2023, có 10 bản đạt từ 10 - 12/16 tiêu chí và 02 bản đạt từ 7 - 9/16 tiêu chí (Trong đó bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập đạt 7/16 tiêu chí).

Huyện cũng đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm đó là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện chương trình xây dựng NTM và tuyên truyền triển khai kế hoạch xây dựng NTM năm 2023 đến từng bản, tiểu khu; tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đồng bộ các giải pháp triển khai đến từng bản, tiểu khu, hộ gia đình để phấn đấu đạt chuẩn xã NTM, xã NTM nâng cao và bản NTM kiểu mẫu, bản NTM năm 2023; đẩy mạnh phát triển, hướng dẫn thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác để tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp bền vững theo chuỗi.

Ông Trần Xuân Thành - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mộc Châu cho biết: Phong trào xây dựng NTM trong những năm qua đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, theo đúng kế hoạch và nghị quyết mà huyện đã đề ra. Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, huyện đang đẩy mạnh triển khai có hiệu quả đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM kiểu mẫu, phát huy lợi thế tiềm năng của từng vùng, từng lĩnh vực. Triển khai chương trình OCOP gắn với các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc sản của địa phương theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, huyện chú trọng đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn, tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền, công sức xây dựng đường giao thông theo Nghị quyết 44/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 – 2025.

Huy Trung - Ảnh Lê Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Yên Bái: Huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

    (Xây dựng) - Chiều 4/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

  • Phú Bình (Thái Nguyên): Cán đích huyện nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) – Sau khi được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên vào năm 2022, huyện Phú Bình tiếp tục đặt mục tiêu xây dựng trở thành huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh và đã cơ bản hoàn thành mục tiêu này trong năm 2024.

  • Nam Định: Công nhận thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định số 05/QĐ-UBND về việc công nhận 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Cụ thể là các xã Trực Mỹ (Trực Ninh), Nam Tiến, Nam Hồng (Nam Trực) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về lĩnh vực giáo dục; xã Nam Hoa (Nam Trực) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về lĩnh vực chuyển đổi số.

  • Mai Sơn (Sơn La): Xã Chiềng Mai đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) – UBND huyện Mai Sơn vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận xã Chiềng Mai đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đây là dịp đặc biệt ý nghĩa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vững mạnh, môi trường sinh thái được cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

  • Sóc Trăng: 73 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) – Tỉnh Sóc Trăng chuẩn bị công nhận thêm 3 xã: Ba Trinh (huyện Kế Sách), Thiện Mỹ (huyện Châu Thành), Lâm Tân (huyện Thạnh Trị) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao.

  • Đức Thọ (Hà Tĩnh): Cơ bản hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Với việc thực hiện sớm và đồng bộ các giải pháp đề ra, tình hình kinh tế - xã hội huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) tiếp tục giữ vững và phát triển ổn định. Năm 2024, huyện có 24/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load