Thứ ba 08/10/2024 06:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Mô hình chính quyền đô thị sẽ giúp TP.HCM phát triển hết tiềm năng

14:27 | 23/10/2020

Lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM cho hay khi không tổ chức HĐND quận, phường, bộ máy chính quyền của thành phố sẽ được tinh gọn, quyền dân chủ, giám sát của người dân được tăng cường.

Theo chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu sẽ thảo luận về tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM. Dự kiến, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về đề án trên vào ngày 27/10.

Chia sẻ với báo chí, ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, cho rằng việc ban hành Nghị quyết Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM là việc rất cần thiết thời điểm hiện tại.

"Mô hình tổ chức chính quyền địa phương chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của một đô thị đặc biệt như TP.HCM. Để xóa bỏ trở ngại và giúp thành phố phát huy hết tiềm năng, việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị chính là lời giải", Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM nhìn nhận.

Quyền làm chủ người dân được giữ vững

Điểm chính của đề án tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM là không tổ chức HĐND cấp quận, phường. Khi đó, bộ máy chính quyền cơ sở được tinh gọn, tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại quyền dân chủ, tiếp nhận thông tin của người dân sẽ chịu ảnh hưởng.

mo hinh chinh quyen do thi se giup tphcm phat trien het tiem nang
Ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM. Ảnh: Quang Huy.

Trước những lo ngại trên, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân khẳng định quyền đại diện của người dân khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại thành phố sẽ tiếp tục được duy trì và tăng cường qua nhiều kênh. Hệ thống chính quyền điện tử sẽ phát huy vai trò cung cấp cấp, công bố các thông tin, quy định, chính sách mới một cách công khai, minh bạch.

"Các buổi đối thoại giữa người dân và lãnh đạo UBND các cấp được tăng cường. Thành viên UBND các cấp sẽ được phân công tham gia buổi họp từng khu phố, lắng nghe trao đổi, tiếp nhận thư góp ý và gửi phiếu xin ý kiến trực tiếp", ông Huỳnh Thanh Nhân cho hay.

Đối với việc giám sát hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức Đảng, cấp ủy cùng cấp, MTTQ sẽ tiếp tục được duy trì và nâng cao vai trò, trách nhiệm. Bên cạnh đó, MTTQ Việt Nam TP.HCM đã xây dựng đề án “Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân giám sát tổ chức đảng, đảng viên và hoạt động của chính quyền các cấp giai đoạn 2020-2030”.

Điểm mới của chính quyền đô thị tại TP.HCM

"TP.HCM đã có kinh nghiệm thực tiễn qua hơn 6 năm thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường giai đoạn 2009-2016. Với số lượng đơn vị hành chính thí điểm nhiều nhất cả nước, TP.HCM đã đạt được thành công trên diện rộng", ông Huỳnh Thanh Nhân nhấn mạnh.

mo hinh chinh quyen do thi se giup tphcm phat trien het tiem nang
Dự kiến, Quốc hội sẽ thảo luận mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM ngày 27/10. Ảnh: Hải Quân.

So sánh với 2 địa phương đã tổ chức mô hình chính quyền đô thị là Hà Nội và Đà Nẵng, lãnh đạo Sở Nội vụ cho hay Hà Nội là địa phương chưa thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được xây dựng khi chưa có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.

Tại Đà Nẵng, mô hình tổ chức chính quyền đô thị được thực hiện khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 chưa có hiệu lực thi hành.

"Việc thực hiện chính quyền đô thị ở TP.HCM mang tính đồng bộ, toàn diện, khác với Hà Nội và Đà Nẵng. Việc không tổ chức HĐND quận, phường tại TP.HCM đã được quy định ở luật, khi Quốc hội cho phép", lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM cho hay.

Phân tích về mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM, ông Huỳnh Thanh Nhân cho hay các quận, phường sẽ có cơ quan chính quyền là UBND quận, phường. Đối với các huyện, xã, thị trấn, cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND.

"Việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM không chỉ quy định về bộ máy chính quyền, mà còn có các quy định đặc thù về phân cấp quản lý, chính sách tài chính khiến bộ máy hoạt động hiệu quả, tự chịu trách nhiệm cao hơn", lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM thông tin.

Đánh giá về tác động của việc thực hiện không tổ chức HĐND quận, phường, ông Huỳnh Thanh Nhân cho rằng phương án tổ chức này là hợp lý, không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, chăm lo đời sống người dân. Bên cạnh đó, đề án tạo được tiếng nói chung và đồng thuận của người dân thành phố trong quá trình thực hiện.

Theo Quang Huy/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Quảng Ngãi: Định kỳ thông báo tiến độ Dự án Công viên Thạch Bích mỗi tháng 1 lần

    (Xây dựng) – Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi có trách nhiệm định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, thực hiện công tác tham mưu để UBND thành phố Quảng Ngãi có văn bản thông báo tiến độ thực hiện Dự án Công viên Thạch Bích cho người dân tổ 6, phường Lê Hồng Phong được biết, theo dõi. Cùng với đó, với trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị khẩn trương hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã đề ra.

  • Thành phố Đông Hà (Quảng Trị): Chỉnh trang đô thị chào mừng sự kiện quan trọng

    (Xây dựng) - Hướng tới Lễ đón nhận đạt đô thị loại II và kỷ niệm 15 năm thành lập thành phố (2009 – 2024) được tổ chức vào ngày 14/10, thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đã và đang tiến hành triển khai chỉnh trang đô thị để đón chào sự kiện quan trọng này.

  • Thái Nguyên: Đẩy mạnh phát triển đô thị bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển đô thị theo hướng bền vững luôn là mục tiêu hướng tới của tất cả các địa phương trong cả nước. Để xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vùng Trung du miền núi phía Bắc, Thái Nguyên đặt ra nhiều kế hoạch cụ thể trong phát triển đô thị, trong đó sẽ hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực, thông minh kết nối với khu vực.

  • Tăng tính chủ động trong việc chỉnh trang đô thị

    Tái thiết, chỉnh trang đô thị là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong Luật Thủ đô (sửa đổi), đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô.

  • Xây dựng thị xã Sơn Tây xứng đáng vị thế trung tâm xứ Đoài

    Trải qua 100 năm thành lập, 70 năm được giải phóng hoàn toàn, đặc biệt là sau 38 năm thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân thị xã Sơn Tây đã đạt được những thành tựu toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng.

  • 70 năm Giải phóng Thủ đô: Vươn mình phát triển mạnh mẽ

    70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc lớn lao và ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 mãi là nguồn cổ vũ to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang, nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô và đất nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load