Thứ hai 16/09/2024 12:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Metro Nhổn thiếu đất xây thang nối nhà ga

20:41 | 18/05/2020

Nguy cơ vỡ tiến độ dự án metro Nhổn - Ga Hà Nội hiện hữu khi còn hàng chục nhà dân chưa giải phóng mặt bằng. Nhà thầu vì thế chưa thể xây nốt hệ thống thang nối lên nhà ga.

Công trình đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội (đoạn trên cao) được UBND TP Hà Nội yêu cầu đến tháng 4/2021 phải vận hành. Tuy nhiên, dự án có nguy cơ chậm tiến độ ở hạng mục cuối cùng là hệ thống cầu thang đấu nối lên nhà ga do mặt bằng chưa được giải phóng.

Ông Lee Hwan Se, đại diện nhà thầu Posco E&C phụ trách xây dựng các ga trên cao, cho biết ga S7 - Chùa Hà chưa thể thi công phần thang nối do 16 ngôi nhà và cửa hàng lấn chiếm chỉ giới giải phóng mặt bằng (GPMB) với chiều rộng lấn chiếm khoảng 1,5 m.

metro nhon thieu dat xay thang noi nha ga
Nhà cửa san sát chưa được giải phóng khiến nhà thầu thiếu đất xây thang nối nhà ga S7. Ảnh: Ngọc Tân.

Vị trí xây thang nối tại Ga S8 - Cầu Giấy còn một số cột điện, cáp điện và cây xanh chưa di dời. Ga S4 có 19 nhà dân nằm trong chỉ giới đỏ và có cột điện, cáp điện hạ thế chưa được di chuyển. Ga số 5 trùng với cổng vào Nhà hát Quân đội và vướng đường dây điện. Ga số 6 vướng cổng nhà sách, hàng quán...

"Hiện các nhà ga trên cao đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đã đạt khoảng 80% tiến độ và khó khăn nhất hiện nay là không có mặt bằng thi công. Nếu không bàn giao mặt bằng sớm thì nhà thầu sẽ khó hoàn thành đúng tiến độ", ông Lee cho biết.

Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết mốc giới GPMB của dự án chính là chỉ giới đường đỏ của tuyến Cầu Giấy - Xuân Thủy và quốc lộ 32 (để tránh phải GPMB 2 lần). Về nguyên tắc, đất trong chỉ giới đỏ chỉ có thể làm vỉa hè hoặc các công trình công cộng. Thực tế tại quận Cầu Giấy, đất trong chỉ giới này vẫn xuất hiện nhà dân.

Giải thích vấn đề này, lãnh đạo quận Cầu Giấy cho biết một số mảnh đất mặt đường quốc lộ 32 đã có sổ đỏ từ trước, quá trình mở rộng đường, một số diện tích nằm trong chỉ giới đỏ nhưng chưa được GPMB triệt để. Những phần đất này sau đó vẫn phải cấp phép xây dựng vì các hộ dân có sổ đỏ đầy đủ.

Lãnh đạo quận Cầu Giấy cũng cho biết để GPMB cho dự án, cơ quan chức năng phải cắm mốc GPMB, xác định trường hợp công trình nào lấn vào đất công thì tháo dỡ, còn có sổ đỏ phải đền bù, thực hiện GPMB theo quy định.

Ngày 9/5, dự án mới hoàn tất cắm mốc GPMB trên thực địa. Toàn bộ phần đất cần giải phóng vẫn chưa được kiểm đếm để lên phương án đền bù.

metro nhon thieu dat xay thang noi nha ga
Ga S8 - Cầu Giấy chưa xây được thang nối vì vướng cây xanh và đường dây điện. Ảnh: Ngọc Tân.

Lãnh đạo MRB tính toán hệ thống thang nối (gồm thang bộ, thang máy và thang cuốn) của 8 nhà ga trên cao sẽ mất từ 1 đến 3 tháng để xây dựng trong điều kiện có sẵn mặt bằng sạch.

MRB yêu cầu hạng mục thang nối phải hoàn tất vào cuối năm 2020 để 4 tháng còn lại hoàn thành nốt các phần việc như chạy thử, đánh giá an toàn hệ thống, bàn giao... Như vậy, thời gian cho công tác giải phóng mặt bằng chỉ còn khoảng 4 tháng.

Đại diện MRB cho biết trong trường hợp khối lượng GPMB không đạt, có thể phải thay đổi thiết kế thang nối theo hướng ép sát cầu thang vào thân ga, đồng thời tăng độ dốc của thang. Giải pháp này giúp giảm diện tích phải GPMB, đẩy nhanh tiến độ nhưng sẽ gây vất vả hơn cho người sử dụng khi đưa vào vận hành.

Theo Ngọc Tân/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Cầu Vĩnh Phú đảm bảo an toàn, lưu thông bình thường

    (Xây dựng) - Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố kết quả giám định cầu Vĩnh Phú đảm bảo an toàn khai thác, các phương tiện giao thông có thể lưu thông bình thường.

  • Bộ Xây dựng đề xuất khắc phục sự cố cầu Phong Châu

    (Xây dựng) - Công trình cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra sự cố nghiêm trọng, sập hai nhịp dàn thép vào ngày 9/9. Thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, Bộ Xây dựng vừa gửi Văn bản số 5273 ngày 13/9, đề xuất khắc phục sự cố cầu Phong Châu.

  • Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?

    (Xây dựng) - Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông quan trọng.

  • Bảo vệ cây xanh đô thị tại Hà Nội: Cần một giải pháp quản lý thống nhất, toàn diện

    (Xây dựng) – Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống cây xanh đô thị Hà Nội, với hàng chục nghìn cây xanh bị bật gốc, gãy đổ. Trước tình hình này, việc bảo vệ và khôi phục cây xanh trở thành nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi một giải pháp quản lý thống nhất, toàn diện cùng với việc nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc để giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

  • Hợp long cầu sông Hồng nối Thái Bình – Nam Định

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và nhà thầu thi công tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình vừa tổ chức hợp long cầu sông Hồng nối hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Giao Thủy (Nam Định).

  • Trà Vinh: Đường ven biển miền Tây sẽ mở không gian phát triển mới

    (Xây dựng) - Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt đề xuất Dự án xây dựng tuyến đường hành lang ven biển trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng. Dự án khi hoàn thành sẽ hình thành một mạng lưới giao thông đồng bộ, mở ra không gian phát triển trong tương lai.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load