Thứ bảy 27/04/2024 10:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Mãi mãi biết ơn các liệt sĩ, thương binh, người có công

21:01 | 27/07/2021

(Xây dựng) - Năm nay, kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) trong bối cảnh cả nước đang gồng mình phòng, chống dịch Covid-19 nên hạn chế việc đi thăm, tặng quà, cảm ơn các đối tượng có công với nước. Tuy nhiên, tấm lòng mọi người dân thì vẫn nặng lòng hiếu nghĩa, biết ơn. Trong khó khăn, Nhà nước vẫn trích một phần ngân sách làm quà để chính quyền cơ sở trao cho các đối tượng nhân dịp ngày lễ.

mai mai biet on cac liet si thuong binh nguoi co cong

Đất nước ta trong thế kỷ XX trải qua các cuộc chiến tranh ác liệt, kéo dài, đương đầu với những thực dân, đế quốc, bành trướng xâm lược có sức mạnh quân sự, kinh tế gấp bội nhưng chúng đều thất bại. Dân tộc Việt Nam anh hùng đã chiến thắng vẻ vang trong tất cả các cuộc chiến tranh xâm lược đó. Nguyên nhân thắng lợi bên cạnh sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng thì yếu tố làm nên chiến thắng chính là sự hy sinh của các thế hệ con em Nhân dân. Xương máu của họ đã tạc vào lịch sử, tạo nên sức mạnh vô địch và làm nên truyền thống anh hùng, vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta từng nếm trải và chống trả 23 cuộc xâm lăng của ngoại bang có “thể mạnh như chẻ tre” đều chiến thắng ngoạn mục, chưa khuất phục bất cứ kẻ thù nào. Tinh thần vĩ đại ấy chỉ thấy ở dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

Các cuộc chiến tranh của thế kỉ trước ở nước ta để lại những hậu quả rất nặng nề. Dù không nhắc đến sự tàn phá về kinh tế, kìm hãm sự phát triển nền văn minh - xã hội, nô dịch con người nhưng cần nhắc đến tổn thất vô cùng lớn về nguồn nhân lực. Kết thúc các cuộc chiến tranh, sự hy sinh to lớn thể hiện trong các con số những người cống hiến sau đây: Trong số 8,8 triệu người có công, có 1.146.250 liệt sĩ, 781.021 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, hơn 5.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 1.253 Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến; 101.138 người có công giúp đỡ cách mạng; 300.000 người hoạt động kháng chiến và con của họ bị nhiễm chất độc hóa học; 109.468 người tham gia hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy; 4,1 triệu người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc. Hiện nay, khoảng 1,7 triệu người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước,... Ngoài ra, thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công còn được ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu tiên trong giáo dục, đào tạo dạy nghề, giải quyết việc làm, được vay vốn ưu đãi làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Vì thế, 96% người có công hiện có cuộc sống ngang mức trung bình trong cộng đồng trở lên.

Trên thế giới, không đất nước nào có nhiều tượng đài liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ như ở Việt Nam. Trên bản đồ hình chữ S hiện diện với 7.000 công trình ghi công liệt sĩ, 237 đài tưởng niệm liệt sĩ, 3.077 nghĩa trang liệt sĩ với 780.000 mộ liệt sĩ,... Hiện nay, nỗi day dứt của Nhà nước và những người thân là còn 208.000 hài cốt liệt sĩ chưa phát hiện, tìm kiếm được để quy tập và 300.000 liệt sĩ không có thông tin (họ và tên, quên quán, đơn vị).

Cả dân tộc và mỗi người Việt Nam sẽ mãi mãi biết ơn, tôn vinh những anh hùng, liệt sĩ, thương binh và người có công với nước, nguyện không ngừng rèn luyện, lao động và học tập, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, người người hạnh phúc.

Kim Quốc Hoa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load