Thứ hai 09/12/2024 20:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Lối thoát nào cho ngành Xi măng?

14:27 | 06/12/2023

(Xây dựng) - Ngành Xi măng đang đối diện với khủng hoảng thừa sản lượng, khi cung lớn hơn cầu. Tuy không hướng đến mục tiêu sản xuất để xuất khẩu (chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa, xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước) nhưng thực tế cho thấy, những năm gần đây, xuất khẩu là “cứu cánh” giúp cân bằng hơn cán cân tiêu thụ, giảm áp lực tồn kho của doanh nghiệp.

Lối thoát nào cho ngành Xi măng?

Trị giá xuất khẩu giảm

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu clinker và xi măng trong tháng 9/2023 đạt hơn 2,28 triệu tấn, với trị giá hơn 93,9 triệu USD, giảm 15,4% về lượng và giảm 19,1% về trị giá so với tháng 8/2023. Trong tháng 10/2023, xuất khẩu clinker và xi măng của cả nước khá hơn, đạt 2,6 triệu tấn, với trị giá 103 triệu USD, tăng gần 23% về lượng và tăng 14,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 10 tháng, toàn ngành Xi măng xuất khẩu hơn 26 triệu tấn sản phẩm, thu về hơn 1,1 tỷ USD, tương đương sản lượng của cùng kỳ năm ngoái nhưng trị giá giảm 2,4%.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, nguyên nhân chủ yếu khiến sản lượng xuất khẩu không giảm nhưng trị giá ngoại tệ thu về giảm nhẹ trong giai đoạn này là do giá xuất khẩu xi măng, clinker có xu hướng giảm.

Philippines tiếp tục là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam, với hơn 6,17 triệu tấn, đạt trị giá 277 triệu USD trong 9 tháng đầu năm. Xếp thứ 2 là thị trường Bangladesh. Quốc gia này nhập khẩu hơn 4,47 triệu tấn clinker và xi măng của Việt Nam, tăng 80% về lượng và tăng 67% về trị giá so với cùng kỳ.

Chưa thấy “cửa sáng”

Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhận định, xuất khẩu xi măng và clinker trong tháng cuối của năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn. Một số nước nhập khẩu xi măng, clinker của Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, hàng rào kỹ thuật thương mại. Trong đó, Philippines tiếp tục áp thuế chống bán phá giá tạm thời với xi măng Việt Nam.

Một tia hy vọng khi các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu sang các quốc gia châu Mỹ, châu Âu, mặc dù sản lượng chưa nhiều. Nhưng châu Âu là thị trường khó tính, từ tháng 10/2023, 27 quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) thực hiện cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Điều này cũng đồng nghĩa, muốn xuất khẩu vào thị trường này, các nhà sản xuất xi măng phải giảm phát thải carbon đạt tiêu chuẩn, yêu cầu của EU.

Tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đều gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp xi măng đối mặt khó khăn chồng chất. Việc tăng thuế xuất khẩu với clinker từ 5% lên 10% từ ngày 01/01/2023 cũng khiến doanh nghiệp xi măng thêm điêu đứng vì giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất và thuế.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Hiệp hội Xi măng Việt Nam đề xuất lùi thời hạn nâng thuế xuất khẩu clinker từ 5% lên 10% đến hết năm 2024. Tuy nhiên, Bộ Tài chính trình Chính phủ không lùi thời hạn áp dụng mức thuế suất 10% đối với mặt hàng clinker như kiến nghị của các Hội, Hiệp hội để tiếp tục thể chế hóa các chủ trương về quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản.

Theo Bộ Tài chính, clinker là nguyên liệu quan trọng để sản xuất ra xi măng. Việc tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu với clinker từ 5% lên 10%, áp dụng từ ngày 01/01/2023 nhằm hạn chế xuất khẩu tải nguyên, khoáng sản thô chưa qua chế biến.

Mặt khác, clinker được sản xuất chủ yếu từ tài nguyên khoáng sản không tái tạo. Quá trình sản xuất clinker trong nước chủ yếu dựa trên việc khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, nếu tăng xuất khẩu sẽ làm cạn kiệt tài nguyên. Do đó, việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clinker góp phần thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên không tái tạo trong nước.

Như vậy, xuất khẩu xi măng vẫn là con đường khó. Lối thoát nào cho doanh nghiệp xi măng trong bối cảnh hiện nay? Câu hỏi vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Vũ Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hòa Phát cung cấp thép để xây dựng Đại sứ quán Mỹ

    (Xây dựng) - Với quy mô đầu tư 1,2 tỷ USD, Dự án Khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội được khởi công từ tháng 4/2023. Để đảm bảo các yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và mức độ an toàn từ Chính phủ Mỹ, Dự án đã lựa chọn sử dụng nhiều loại thép chất lượng cao của Tập đoàn Hòa Phát, trong đó đã cung cấp hơn 5.000 tấn thép thanh vằn mác ASTM A615/615M Grade 60 (theo tiêu chuẩn Mỹ) cơ lý tính cao.

    14:24 | 05/12/2024
  • Thị trường vật liệu xây dựng cuối năm vẫn đối mặt với nhiều thách thức

    (Xây dựng) - Những tháng cuối năm 2024, ngành Vật liệu xây dựng (VLXD) phải đối mặt với nhiều thách thức, khi thị trường tiêu thụ trong nước sụt giảm, tồn kho tăng cao và chi phí sản xuất leo thang. Đầu ra vẫn là một bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp VLXD.

    14:18 | 05/12/2024
  • Đắk Lắk: Người dân bức xúc vì đường hàng trăm tỷ thi công dang dở

    (Xây dựng) – Tuyến Tỉnh lộ 2, đoạn qua xã Ea Bông, huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk), còn khoảng 1km thi công dang dở, khiến mặt đường xuất hiện ổ gà, ổ trâu mùa mưa đường đọng nước sình lầy, mùa nắng bụi bay mù mịt bức tử môi trường sống, khiến người dân bức xúc.

    16:08 | 04/12/2024
  • Dự kiến nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2025 đạt khoảng 100 triệu tấn

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng tính toán nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2025 dự kiến khoảng 95 -100 triệu tấn, tăng 2-3% so với năm 2024.

    17:14 | 03/12/2024
  • Triển khai Thông tư số 10/2024/TT-BXD đúng thời hạn: Sẽ giúp thị trường vật liệu xây dựng ổn định

    (Xây dựng) - Thông tư số 10/2024/TT-BXD về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (VLXD) vừa được Bộ Xây dựng ban hành, có hiệu lực từ ngày 16/12/2024 tới đây. Việc Thông tư có hiệu lực sẽ ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành Xây dựng.

    15:45 | 03/12/2024
  • Nam Định: Tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khoáng sản cát

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nam Định vừa ra Văn bản số 1221/UBND-VP3 về việc tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khoáng sản cát trên địa bàn tỉnh. Trong đó các tổ chức hoạt động khai thác cát trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định của giấy phép đã được cấp và các quy định của pháp luật có liên quan; không khai thác vượt quá độ sâu, phạm vi, công suất, thời gian quy định; đảm bảo môi trường và an toàn lao động.

    11:34 | 03/12/2024
  • Quảng Ngãi đấu giá gần 2,8 triệu m3 khoáng sản

    (Xây dựng) – Tỉnh Quảng Ngãi sắp tổ chức đấu giá quyền khai thác 5 mỏ cát, 2 mỏ đất và 1 mỏ đá chẻ, với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo gần 2,8 triệu m3.

    07:34 | 03/12/2024
  • Các lưu ý khi mua thép hộp và bảng giá thép hộp mới hiện nay

    (Xây dựng) - Thị trường thép hộp ngày càng phát triển với sự đa dạng từ các thương hiệu lớn như Hòa Phát, Hoa Sen,... Sự phong phú về quy cách, kích thước và chất lượng sản phẩm mang đến nhiều lựa chọn, nhưng cũng khiến khách hàng khó khăn khi quyết định. Thêm vào đó, giá thép hộp biến động theo thời điểm và yếu tố thị trường, gây không ít băn khoăn.

    17:14 | 02/12/2024
  • Khánh Hòa: Ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2025

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh năm 2025.

    11:39 | 01/12/2024
  • Kon Tum: Nhiều vướng mắc trong quản lý khoáng sản

    (Xây dựng) - Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, nêu rõ những vướng mắc và bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn. Báo cáo nhấn mạnh các khó khăn liên quan đến thủ tục cấp phép, quy định pháp luật và quản lý thực tế tại địa phương.

    08:44 | 30/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load