Thứ ba 05/11/2024 01:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Lấy ý kiến góp ý dự thảo 2 Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản

13:49 | 16/03/2024

(Xây dựng) - Chiều 15/3, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản. Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh - Trưởng Ban soạn thảo chủ trì Hội thảo.

Lấy ý kiến góp ý dự thảo 2 Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chủ trì Hội thảo.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện các địa phương, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh bất động sản; các hiệp hội, chuyên gia...

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Bộ Xây dựng được Chính phủ giao là Cơ quan chủ trì soạn thảo xây dựng dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản: Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản và Nghị định về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, để nâng cao chất lượng dự thảo 2 Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ Xây dựng mong muốn các đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, hiệp hội, các chuyên gia, địa phương thẳng thắn đóng góp các ý kiến nhằm đảm bảo nguyên tắc đồng bộ với pháp luật khác có liên quan, tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Đồng thời, đảm bảo không thêm các thủ tục, cắt giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong đó, đảm bảo quy định rõ ràng, câu từ dễ đọc, dễ hiểu.

“Hội thảo là cơ hội để chúng ta cho ý kiến, góp ý tháo gỡ vướng mắc về mặt thể chế nhằm nâng cao chất lượng dự thảo 2 Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản. Góp phần hoàn chỉnh để luật đi vào cuộc sống”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh.

Lấy ý kiến góp ý dự thảo 2 Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản
Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Hoàng Hải phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Hoàng Hải đã thông tin về quá trình xây dựng dự thảo 2 Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản. Cụ thể, việc thực hiện nghiên cứu và xây dựng dự thảo các Nghị định trên đều tuân thủ theo các bước và nội dung của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ Xây dựng đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập để xây dựng dự thảo các Nghị định này. Đồng thời, đăng tải công khai và lấy ý kiến rộng rãi; tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo 2 Nghị định.

Dự thảo Nghị định về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản gồm 4 Chương, 32 Điều về các nội dung: Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; Xây dựng, quản lý, vận hành, công bố và khai thác hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản…

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản gồm 7 Chương, 36 Điều về các nội dung: Kinh doanh bất động sản có sẵn và kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai; Thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản; Hợp đồng kinh doanh bất động sản; sàn giao dịch bất động sản; kinh doanh dịch vụ bất động sản; Điều tiết thị trường bất động sản…

Lấy ý kiến góp ý dự thảo 2 Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản
Đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, các hội, hiệp hội chuyên ngành đánh giá cao sự nghiêm túc của Bộ Xây dựng trong việc xây dựng các Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản, đồng thời cho biết, các Dự thảo Nghị định đã tuân thủ trình tự thủ tục, quy định pháp luật về xây dựng văn bản pháp luật; đạt được sự thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Đóng góp ý kiến đối với dự thảo 2 Nghị định tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ nhiều nội dung liên quan như: Trình tự thủ tục thông báo nhà ở, quyền sử dụng đất đủ điều kiện đưa vào kinh doanh; trình tự thủ tục cho phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án; trình tự, thủ tục đăng ký, tạm dừng, chấm dứt hoạt động của sàn giao dịch bất động sản; tổ chức thi và cấp chứng chỉ hoạt động môi giới và điều hành sàn (thẩm quyền, đơn vị tổ chức, số lượng đăng ký trên địa bàn...); Các quy định về điều kiện về vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dư nợ tín dụng, dư nợ trái phiếu; điều kiện đối với cá nhân kinh doanh bất động sản; các thông tin về dự án bất động sản, bất động sản phải công khai trước khi đưa vào kinh doanh; các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản, trình tự thủ tục chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản; trình tự, thủ tục đăng ký, tạm dừng, chấm dứt hoạt động của sàn giao dịch bất động sản...

Cùng với đó, theo ý kiến góp ý của các đại biểu, cần minh bạch thông tin, tích hợp xã hội hóa, đẩy mạnh việc thi chứng chỉ môi giới online, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước, thúc đẩy hoạt động đào tạo cấp chứng chỉ trên phạm vi cả nước, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của sàn, môi giới trong giao dịch bất động sản. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin trong Nghị định và các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thúc đẩy tín dụng, phát triển thị trường bất động sản.

Lấy ý kiến góp ý dự thảo 2 Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản
Toàn cảnh Hội thảo.

Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại biểu tham dự Hội thảo và cho biết: Ban soạn thảo, Tổ biên tập sẽ khẩn trương tổng hợp, tiếp thu đầy đủ để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung vào các dự thảo Nghị định trước khi trình lên Chính phủ. Qua đó, tập trung tháo gỡ, khơi thông các khó khăn vướng mắc hiện nay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong các hoạt động liên quan đến kinh doanh bất động sản.

Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025

    (Xây dựng) – Kết luận Phiên thảo luận ngày 4/11 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện sâu sắc, thể hiện quyết tâm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và của đông đảo cử tri quan tâm.

  • Quốc hội: Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án quan trọng quốc gia

    Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã phát huy được những hiệu quả nhất định, song vẫn còn hạn chế cần điều chỉnh trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

  • Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế và nguồn nhân lực

    Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp khắc phục điểm nghẽn thể chế đã được chỉ ra; thường xuyên đánh giá chất lượng, hiệu quả các chính sách ban hành để kịp thời điều chỉnh.

  • Hỗ trợ cho các địa phương bị bão lũ: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù

    (Xây dựng) – Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, liên quan đến bão số 3, với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão, lũ.

  • Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

    Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

  • Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ Việt Nam và ba nước Trung Đông

    Chuyến thăm UAE, Saudi Arabia và Qatar của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dấu ấn quan trọng, thể hiện mối quan hệ đang trên đà phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam với ba nước Trung Đông.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load