Thứ ba 30/04/2024 08:08 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Lập Hội đồng thẩm định nhà nước Báo cáo NCKT Dự án thành phần 3 đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

10:40 | 21/02/2023

(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20/2/2023 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Lập Hội đồng thẩm định nhà nước Báo cáo NCKT Dự án thành phần 3 đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

Các Ủy viên Hội đồng, gồm: Lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quốc phòng; Công an, Xây dựng; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước.

Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, các Ủy viên Hội đồng, Cơ quan thường trực Hội đồng được thực hiện tương ứng theo quy định tại các Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

Chi phí thẩm định của Hội đồng thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP. Hội đồng được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.

UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đảm bảo yêu cầu tiến độ.

Hội đồng tự giải thể sau khi kết thúc nhiệm vụ.

Nghị quyết số 56/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội nêu rõ, đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng.

Phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới, giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại. Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Theo Nghị quyết, đầu tư khoảng 112,8km, chia thành 7 dự án thành phần. Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả. Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức thi công, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341ha, trong đó, đất trồng lúa khoảng 816 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 258 ha, đất dân cư (đất ở) khoảng 58 ha và đất khác khoảng 209ha. Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án. Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỷ đồng. Chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Việc triển khai, thực hiện dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt. Cụ thể, về nguồn vốn đầu tư, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 14.250 tỷ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải giao về các địa phương để thực hiện dự án.

Trong đó, Thành phố Hà Nội là 8.400 tỷ đồng; tỉnh Hưng Yên là 3.740 tỷ đồng và tỉnh Bắc Ninh là 2.110 tỷ đồng. Cho phép sử dụng phần vốn nhà nước tham gia tối đa là 66% sơ bộ tổng mức đầu tư dự án.

Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội tập trung đẩy nhanh tiến độ 4 dự án giao thông trọng điểm

    Cục Thống kê Hà Nội ngày 29-4, đã thông tin về tiến độ triển khai một 4 công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô.

  • Hình dáng 9 cây cầu bộ hành kết nối nhà ga metro Bến Thành - Suối Tiên

    9 cầu bộ hành của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) giúp hành khách tiếp cận các nhà ga thuận tiện, an toàn. Đây cũng là những hướng thoát hiểm chính trong trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp.

  • Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

    Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

  • Phú Thọ: Hạ tầng giao thông đồng bộ tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Những năm qua, tỉnh Phú Thọ đặc biệt chú trọng đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, không chỉ tăng kết nối giữa các huyện, thành, thị mà còn hình thành liên kết vùng, tạo nên sức bật lớn cho tỉnh tạo động lực thu hút đầu tư.

  • Thủ tướng phát lệnh khai thác cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

    Việc đưa vào khai thác Dự án Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Dự án Diễn Châu-Bãi Vọt vào khai thác đưa tổng chiều dài các tuyến cao tốc trên cả nước đưa vào khai thác đến nay đạt hơn 2.000km.

  • Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo: Hoàn thành tốt các hạng mục có tính chất kỹ thuật phức tạp

    (Xây dựng) - Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ được tổ chức khánh thành chiều 28/4/2024. Đây là một trong số ít dự án có hệ thống an toàn giao thông thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu giao thông đường bộ. Trạm thu phí, hệ thống ITS được đầu tư sử dụng chung hệ thống thu phí dịch vụ đảm bảo kết nối liên thông toàn bộ hệ thống cao tốc Bắc - Nam và các trung tâm điều hành khu vực, để đảm bảo an toàn giao thông, thuận lợi trong công tác quản lý. Các cụm thiết bị ITS và camera dọc tuyến được vận hành bằng năng lượng mặt trời, qua đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ, tiết giảm chi phí và bảo vệ môi trường. Đây cũng là dự án được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (PCCC) sớm nhất trong các dự án cùng thực hiện và được Hội đồng kiểm tra Nhà nước đánh giá cao.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load