Thứ tư 05/02/2025 18:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Lào Cai: Xây dựng nông thôn mới với ý thức tự giác, chủ động và hăng hái

17:00 | 12/01/2024

(Xây dựng) - Đến hết năm 2023, tỉnh Lào Cai đã có 62 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Với những thành tích đạt được, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương cần đẩy mạnh và đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức sâu sắc về vai trò chủ thể, tham gia xây dựng NTM với ý thức tự giác, chủ động, hăng hái của mỗi người dân.

Lào Cai: Xây dựng nông thôn mới với ý thức tự giác, chủ động và hăng hái

Xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) đón nhận Quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Dồn lực để có thêm nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26 và hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị các cấp, các lực lượng xã hội và hưởng ứng, chung tay góp sức của nhân dân, Lào Cai đã đạt được những thành tựu vượt bậc.

Tính đến hết năm 2023, trong số 62 xã đã được công nhận “Xã đạt chuẩn NTM” của tỉnh Lào Cai, có 11 xã duy trì 19/19 tiêu chí, 19 xã duy trì từ 15-18 tiêu chí; 28 xã duy trì từ 10-14 tiêu chí và 4 xã duy trì từ 7-9 tiêu chí. Để tiếp tục hoàn thành và duy trì mức độ đạt chuẩn các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã NTM, triển khai thực hiện Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, các xã đề xuất kinh phí 372.956 triệu đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh là 322.612 triệu đồng, vốn thu hút đầu tư 16.400 triệu đồng, ngân sách huyện, xã là 25.421 triệu đồng, huy động từ nhân dân 8.523 triệu đồng.

Năm 2023, tỉnh Lào Cai có 10 xã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Đến nay, có 3 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 5 xã đạt từ 10-14 tiêu chí và 2 xã đạt từ 8-9 tiêu chí. Các xã đề xuất kinh phí hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn NTM là 209.293 triệu đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh là 180.051 triệu đồng, ngân sách huyện, xã là 21.342 triệu đồng, huy động từ nhân dân 7.900 triệu đồng.

Trong 22 xã dự kiến về đích NTM đến năm 2025, Lào Cai lựa chọn 12 xã có khả năng hoàn thành 19 tiêu chí NTM ở các huyện: Bảo Yên, Văn Bàn, Bắc Hà, thị xã Sa Pa với kinh phí đề xuất là 389.069 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 297.841 triệu đồng, vốn thu hút đầu tư là 7.800 triệu đồng, ngân sách huyện, xã là 14.819 triệu đồng, huy động từ nhân dân 68.609 triệu đồng.

Ông Bùi Quang Uyên, Chủ tịch UBND xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) cho biết: Được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, huyện, các Sở, ngành... thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ và tập trung các nguồn lực cho xã, chúng tôi có động lực để mạnh dạn thực hiện. Ban chỉ đạo xã Sơn Hải nhiều năm nay tuyên truyền vận động, cơ bản người dân đã hiểu rõ về chủ trương, chính sách xây dựng NTM. Nhưng để tìm ra cách nào, phương pháp nào hiệu quả thì các thành viên trong Ban chỉ đạo, các lực lượng nòng cốt xã phải nghiên cứu thật kỹ thực tế của địa phương và tham khảo từ nhiều địa phương khác.

Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia yêu cầu, trong thời gian tới, các Sở, ngành, địa phương cần đẩy mạnh và đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức sâu sắc về vai trò chủ thể, tham gia xây dựng NTM với ý thức tự giác, chủ động, hăng hái của mỗi người dân. Thường xuyên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên trong triển khai và thực hiện Chương trình. Bên cạnh đó, các địa phương cần chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tập trung giải ngân các dự án phát triển sản xuất được hỗ trợ nguồn vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện các Kế hoạch thực hiện Chương trình du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Trong năm 2023, tỉnh Lào Cai có 11 điểm du lịch cộng đồng được công nhận, cùng với đó là hệ thống các làng, thôn, bản có thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch. Hầu hết các điểm du lịch cộng đồng tập trung chủ yếu ở thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà và từng bước mở rộng sang huyện Bát Xát, huyện Bảo Yên.

Lào Cai: Xây dựng nông thôn mới với ý thức tự giác, chủ động và hăng hái
Cần tập trung phát triển du lịch nông thôn dựa trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan của khu vực nông thôn, góp phần thực hiện các tiêu chí NTM.

Hiện nay, toàn tỉnh có 457 cơ sở lưu trú tại gia (homestay) ở thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà, huyện Bát Xát, huyện Bảo Yên, thành phố Lào Cai. Các homestay cơ bản đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ như: Chăn, ga, gối, đệm, buồng ngủ, nhà vệ sinh, bếp nấu ăn… đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho khách lưu trú. Với việc lựa chọn dịch vụ homestay, khách du lịch được ngủ, nghỉ tại nhà truyền thống của người Dao, Mông; nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày; nhà trình tường người Hà Nhì… và tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống văn hóa của người dân địa phương. Hiện nay, tỉnh Lào Cai có 3 nhóm homestay của đồng bào dân tộc Giáy tại xã Tả Van (thị xã Sa Pa); dân tộc Tày tại xã Tà Chải (huyện Bắc Hà), xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) được Hiệp hội Du lịch các quốc gia ASEAN công nhận đạt chuẩn homestay ASEAN. Đây là cơ hội để quảng bá, giới thiệu du lịch cộng đồng của tỉnh với khách du lịch.

Trên địa bàn tỉnh đang triển khai 08 mô hình thí điểm cấp tỉnh về du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn; trong đó 01 mô hình cấp tỉnh chủ trì, 07 mô hình do đơn vị cấp huyện chủ trì. Trong giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh Lào Cai được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thực hiện 01 mô hình thí điểm “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc Tày trên địa bàn xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên”.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch nông thôn chủ yếu lồng ghép với hoạt động xúc tiến chung của tỉnh. Đến nay, có 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá bằng nhiều hình thức như xây dựng các ẩn phẩm quảng bá du lịch: Du lịch chợ phiên, du lịch leo núi, du lịch tâm linh, bản đồ Sa Pa, Bắc Hà, in ấn bộ công cụ nhận diện thương hiệu của du lịch Lào Cai, sách ảnh du lịch Lào Cai… Năm 2023, công tác truyền thông, quảng bá tập trung vào các chương trình liên kết hợp tác quốc tế, trong nước và phát triển các sản phẩm du lịch mới, tổ chức các sự kiện du lịch hấp dẫn như: Hội nghị chuyên đề về xây dựng triển khai sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc tại Khu du lịch quốc gia Sa Pa, huyện Bắc Hà, thành phố Lào Cai; phát động Chương trình kích cầu tri ân khách du lịch nhân dịp 120 năm Du lịch Sa Pa với gần 100 doanh nghiệp hưởng ứng; triển khai Cổng Du lịch thông minh với 251.265 lượt truy cập và 4.954 người dân, du khách cài đặt ứng dụng truy cập trên điện thoại thông minh.

Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đón 10 triệu lượt khách du lịch; doanh thu từ du lịch 44.500 tỷ đồng; tạo việc làm cho 40.000 - 42.000 lao động việc làm trong lĩnh vực du lịch. Việc xây dựng phát triển du lịch nông thôn phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; đóng góp quan trọng vào thực hiện mục tiêu năm 2025 của tỉnh Lào Cai về phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; thời gian tới Lào Cai sẽ tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch nông thôn; thực hiện công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch nông thôn; triển khai hiệu quả các mô hình thí điểm làm tiền đề nhân rộng ra các địa phương khác trên địa bàn tỉnh.

Huy Trung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc

    (Xây dựng) – Luôn xác định xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, những năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện Lập Thạch, các địa phương trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, tập trung mọi nguồn lực giúp diện mạo nông thôn mới huyện Lập Thạch ngày càng khởi sắc, góp phần hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới vào năm 2025.

  • Triệu Sơn (Thanh Hóa): Nỗ lực về đích nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 31/QĐ-TTg, công nhận huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

  • Hà Nội: Nông thôn mới diện mạo mới

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Thủ đô Hà Nội đã bám sát Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới. Qua đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày. Hòa mình vào kỷ nguyên mới mà Trung ương phát động, nhiều quận, huyện chủ động tinh giản, sắp xếp lại bộ máy hành chính để tạo động lực vươn mình.

  • Hà Tĩnh: Công nhận thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa ký Quyết định số 227/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao và xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.

  • Nghệ An: Bỏ phiếu xét công nhận huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 22/1, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An đã tổ chức cuộc họp để thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

  • Hà Tĩnh: Đề xuất công nhận 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đợt 3 năm 2024

    (Xây dựng) - Tại cuộc họp vừa qua, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh, Hội đồng thẩm định đã bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thị xã Kỳ Anh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đề nghị công nhận 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đợt 3 năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load