Thứ hai 02/12/2024 04:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Lạng Sơn: Tập trung nguồn lực thúc đẩy phát triển đô thị bền vững

14:48 | 17/02/2023

(Xây dựng) – Lạng Sơn đặt mục tiêu cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030 trong tiến trình phát triển mở rộng đô thị trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện mục tiêu này, từ năm 2022, thành phố đã tập trung nguồn lực ưu tiên xây dựng các công trình hạ tầng đô thị trọng điểm nhằm từng bước kiến tạo, thay đổi diện mạo thành phố.

Lạng Sơn: Tập trung nguồn lực thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
Không gian đô thị từng bước được mở rộng, đời sống nhân dân ngày một nâng cao.

Trong những năm qua, quá trình phát triển đô thị hóa tại Lạng Sơn có nhiều chuyển biến tích cực, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, triển khai các danh mục lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành khác. Song, ưu tiên triển khai lập quy hoạch phân khu trục trung tâm, quy hoạch chi tiết các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Đồng thời, tập trung rà soát lại quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và những khu vực phù hợp định hướng phát triển của tỉnh và nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư để đưa vào kế hoạch lập quy hoạch hàng năm, làm cơ sở triển khai thực hiện. Rà soát công tác lập, thẩm định và công nhận loại đô thị V, nâng cấp đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Cùng với đó, ưu tiên triển khai lập quy hoạch chi tiết tại khu đô thị, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, các cửa khẩu, các khu đô thị mới; tập trung chỉ đạo rà soát lại quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và những khu vực phù hợp định hướng phát triển của tỉnh và nhu cầu đầu tư của các Nhà đầu tư để đưa vào kế hoạch lập quy hoạch hàng năm, làm cơ sở triển khai thực hiện. Rà soát công tác lập thẩm định và công nhận loại đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nâng cấp đô thị trên địa bàn.

Về quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Lạng Sơn đã tổ chức triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn như: Nhà ở xã hội số 2, thành phố Lạng Sơn; Khu đô thị mới Mai Pha, thành phố Lạng Sơn; Khu đô thị mới Bến Bắc, thành phố Lạng Sơn; Khu đô thị phía Đông thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; Khu đô thị mới Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn… và một số khác dự án khu dân cư khác theo kế hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, hiện nay các dự án đang tổ chức lập hồ sơ thiết kế cơ sở, triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng dự án theo quy định.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, hiện nay tỉnh Lạng Sơn có diện tích là 831.018ha, đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, được chia thành 11 huyện, thành phố với số 15 đô thị, trong đó có 01 thành phố là đô thị loại II, 01 đô thị loại IV là thị trấn Đồng Đăng và 13 đô thị loại V và các thị trấn thuộc các huyện. Trong những năm qua, tỷ lệ đô thị hóa từng bước được nâng lên, diện mạo các đô thị trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới, nhất là khu trung tâm các huyện, thành phố, khu tập trung đông dân cư.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 8 dự án khu đô thị đã và đang triển khai thực hiện bao gồm Dự án khu đô thị Phú Lộc I+II, Khu đô thị Phú Lộc III, Khu đô thi Phú Lộc IV, Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn đã triển khai thi công và các dự án mới đang thực hiện gồm: Dự án Khu đô thị mới Bến Bắc, thành phố Lạng Sơn; Khu đô thị mới Mai Pha, thành phố Lạng Sơn; Dự án Khu đô thị phía Đông thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; Dự án Khu đô thị mới Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; Khu Hành chính - đô thị thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc; Khu ở mới sinh thái sông Kỳ cùng thành phố Lạng Sơn.

Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều dự án khu đô thị, khu dân cư, góp phần giải quyết nhu cầu lớn về nhà ở, lao động việc làm, tạo cảnh quan kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, góp phần quan trọng vào tăng thu ngân sách và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.

Tỉnh xác định phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh nhằm thúc đẩy chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển kinh tế khu vực đô thị nhanh, hiệu quả, bền vững, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân…

Để đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, phía Sở Xây dựng Lạng Sơn cho biết, trong năm 2023, Lạng Sơn sẽ tiếp tục hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố để trở thành đô thị xanh, sạch, thông minh, hiện đại. Đồng thời, tập trung chỉnh trang hạ tầng đô thị tại một số phường trọng điểm để tạo điểm nhấn cho toàn thành phố, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, kịp thời giải quyết những kiến nghị, khiếu nại của công dân, tạo mặt bằng sạch giao các nhà đầu tư.

Tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách để thu hút các nhà đầu tư tại một số khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu đô thị, các điểm vui chơi giải trí, trung tâm hội chợ, công viên... Việc mở rộng địa giới đơn vị hành chính thành phố Lạng Sơn là nhiệm vụ hết sức cần thiết, nhằm mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, phát triển đô thị văn minh, hiện đại, đa dạng các ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch văn hóa - lịch sử - sinh thái, tạo sự phát triển bứt phá về mọi mặt; phát triển thành phố Lạng Sơn trở thành cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phượng Nguyễn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Huế trực thuộc Trung ương từ ngày 01/01/2025

    (Xây dựng) - Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH 15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025. Các nghị quyết này đều có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

  • Bắc Ninh: Nỗ lực đạt đô thị loại I trước năm 2026

    (Xây dựng) - Ngày 30/11, Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc. Hội nghị tập trung đánh giá kết quả đạt được năm 2024 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025, trong đó nổi bật là mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I.

  • Yên Phong (Bắc Ninh): “Xóa sổ” ô nhiễm, xây dựng đô thị xanh

    (Xây dựng) – Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đang nỗ lực xử lý triệt để nguồn phát sinh gây ô nhiễm môi trường và trên đà tăng tốc hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại III, hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị xanh, trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước năm 2026.

  • Cần Thơ: Tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) – Sáng 30/11, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị. Hội thảo đã thu hút hơn 110 đại biểu đại diện các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, chính quyền đô thị, Sở Xây dựng 6 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Đông Nam bộ và 13 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu về quy hoạch, phát triển đô thị.

  • Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng chính thức được Quốc hội thông qua

    (Xây dựng) – Sáng 30/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị (TCCQĐT) tại thành phố Hải Phòng với 454/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.

  • Thành phố Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 01/01/2025

    (Xây dựng) – Sáng 30/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Theo đó, từ 01/01/2025, thành phố Huế với diện tích gần 5.000km2 và dân số hơn 1,2 triệu người, chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đồng thời, Việt Nam sẽ có 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load