Thứ sáu 26/04/2024 15:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Làng cổ Đông Ngạc – Nơi giao thoa giữa không gian truyền thống và nhịp sống hiện đại

08:56 | 27/04/2023

(Xây dựng) - Trong xã hội ngày càng phát triển, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, các giá trị văn hóa như làng cổ Đông Ngạc càng cần phải chú trọng bảo tồn. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ đảm bảo hài hòa giữa việc lưu giữ các giá trị truyền thống với nhu cầu phát triển phục vụ du lịch và đời sống dân sinh.

Làng cổ Đông Ngạc – Nơi giao thoa giữa không gian truyền thống và nhịp sống hiện đại
Trong những kiến trúc đặc biệt ở làng Đông Ngạc phải kể tới đình Đông Ngạc hay còn gọi là đình Vẽ. Một trong những nét độc đáo của đình là được xây dựng với tổng thể không gian kiến trúc trên thế rồng. Cổng Tam quan ngoại chính là đầu rồng, hai giếng nước tròn chính là mắt rồng và những mái đình sau đó là thân rồng.

Làng cổ Đông Ngạc là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Hà Nội, thuộc phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm. Nơi đây được mệnh danh là làng khoa bảng, được biết đến với truyền thống hiếu học, nhiều người đỗ đạt, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, làng có một số nghề thủ công truyền thống như làm nem - “giò Chèm, nem Vẽ”, hay mây tre đan, làm quang gánh, nặn nồi đất...

Làng cổ Đông Ngạc – Nơi giao thoa giữa không gian truyền thống và nhịp sống hiện đại
Làng Đông Ngạc còn nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử có giá trị, cùng nhiều ngôi nhà cổ.

Gìn giữ không gian làng cổ truyền thống

Làng cổ Đông Ngạc được bảo tồn theo hướng: bảo tồn một số kiến trúc cổ, không gian làng cổ truyền thống khoa bảng, di sản phi vật thể và các giá trị nhân văn. Mỗi di sản có một hình thức và mức độ bảo tồn riêng phù hợp với tính chất, quy mô từng loại, đảm bảo giữ nguyên các giá trị gốc.

Không tránh khỏi những tác động của thời gian, sự tàn phá của chiến tranh cũng như quá trình đô thị hóa, nhưng làng cổ Đông Ngạc là một trong số ít những làng ở Hà Nội còn giữ được nguyên vẹn các di tích đền, chùa, văn chỉ, miếu, nhà thờ họ... Hệ thống cổng làng, cổng xóm và đường làng lát gạch cũng phản ảnh nếp sống, phong tục tập quán lâu đời của người dân nơi đây. Những công trình được xây dựng với các vật liệu tự nhiên như đá, gỗ, ngói, chứa đựng những giá trị văn hóa và đặc trưng lịch sử.

Làng cổ Đông Ngạc – Nơi giao thoa giữa không gian truyền thống và nhịp sống hiện đại
Nơi đây còn các tấm bia đá đặt trên lưng rùa, phản ánh đặc sắc nét văn hóa tốt đẹp cũng như truyền thống khoa bảng lâu đời của người Ðông Ngạc.

Bên cạnh đó, làng còn khá nhiều kiến trúc nhà cổ. Trong hệ thống nhà cổ ở Đông Ngạc có sự hòa trộn giữa hai trường phái kiến trúc Pháp - Việt. Đan xen giữa các ngôi từ đường theo lối kiến trúc truyền thống phương Đông là những biệt thự được xây dựng từ đầu thế kỷ XX theo kiến trúc Pháp. Đó là tư gia của những trí thức Tây học hoặc thương gia phát đạt. Đây cũng là một trong những nét riêng độc đáo của làng cổ Đông Ngạc.

Hằng năm, đình làng Vẽ tổ chức lễ hội vào tháng Hai âm lịch, rất trọng thể, trang nghiêm. Lễ hội đình Đông Ngạc là dịp ôn lại truyền thống khoa bảng nên mỗi tổ dân phố thường mời học sinh, sinh viên cùng con cháu đang đi làm ăn xa về dự. Để tổ chức lễ hội trọn vẹn, hoàn chỉnh nhất, từ cuối năm mọi người đã họp, thành lập Ban tổ chức lễ hội, xây dựng, chỉ đạo, lên kế hoạch triển khai thực hiện.

Với mục tiêu giữ những giá trị văn hóa truyền thống không bị phai nhạt và lãng quên, bảo tồn là nhu cầu tất yếu. Việc bảo tồn cần đảm bảo không phá vỡ không gian cảnh quan, kiến trúc, môi trường. Với những giá trị còn lưu trữ được về khoa bảng, văn hóa, lịch sử, Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan, xây dựng phương án bảo tồn, kỳ vọng biến làng cổ Đông Ngạc thành điểm du lịch hấp dẫn.

Làng cổ Đông Ngạc – Nơi giao thoa giữa không gian truyền thống và nhịp sống hiện đại

Nguyễn Phạm Thùy Trang - Nguyễn Hương Giang
Sinh viên thực tập

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load