Thứ hai 09/09/2024 15:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Lâm Đồng ​thông qua Nghị quyết về dự án cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc

22:58 | 26/03/2021

Theo thiết kế, tuyến đường Cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai)-Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) dài 67km với bốn làn xe, dự kiến có tổng số tiền đầu tư gần 19.500 tỷ đồng.

lam dong thong qua nghi quyet ve du an cao toc tan phu bao loc
(Ảnh minh họa: Dương Giang/TTXVN)

Ngày 26/3, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa 9 tổ chức Kỳ họp thứ 18, kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ 2016-2021.

Tại kỳ họp này, Hội đồng Nhân dân tỉnh xem xét quyết định, thống nhất thông qua 10 nghị quyết quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, làm tiền đề, động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

Đặc biệt là Nghị quyết về phương án đầu tư Dự án đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú (tỉnh Đồng Nai)-thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng).

Theo thiết kế, tuyến đường Cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc dài 67km với bốn làn xe, dự kiến có tổng số tiền đầu tư gần 19.500 tỷ đồng, giúp giảm kẹt xe, tai nạn ở đèo Bảo Lộc, giảm tải Quốc lộ 20 nối liền thành phố Đà Lạt với Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương thức đầu tư, xây dựng tuyến cao tốc này trong giai đoạn 2021-2025 là đối tác công tư (PPP) có hỗ trợ góp vốn của nhà nước.

Việc đầu tư dự án nhằm từng bước hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc Dầu Giây-Đà Lạt theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đảm bảo an ninh-quốc phòng của các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Tuyến cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc khi hoàn thành sẽ góp phần kết nối hệ thống giao thông khu vực các tỉnh: Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Thuận; kết nối Quốc lộ 20, Quốc lộ 55, ĐT.725 với tuyến đường cao tốc; thu hút đầu tư, giảm tải cho Quốc lộ 20, giải quyết điểm đen về giao thông tại khu vực đèo Bảo Lộc và góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) và các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đông) nói riêng và các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung bộ nói chung.

Cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc có điểm đầu giao Quốc lộ 20 tại xã Phú Trung, huyện Tân Phú (Đồng Nai) và điểm cuối giao đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng). Quy mô đầu tư ở giai đoạn 1 là đường rộng 17 m, giai đoạn 2 - rộng 22m.

Trong tổng vốn đầu tư, ngân sách nhà nước vào khoảng 9.151 tỷ đồng, gồm 50% ngân sách Trung ương và 50% ngân sách tỉnh Lâm Đồng, vốn do nhà đầu tư PPP huy động khoảng 10.319 tỷ đồng.

Cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc là một trong những đoạn thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây-Liên Khương-Đà Lạt có tổng chiều dài 208km với quy mô 4 làn xe, nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Trần Đức Quận đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh cần tập trung cao độ, khẩn trương chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp với các bộ, ngành, Ban Chỉ đạo dự án đường cao tốc của Tỉnh ủy hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ để quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú-Bảo Lộc, làm cơ sở triển khai các công việc tiếp theo đảm bảo tiến độ như kế hoạch đề ra./.

Theo Đặng Tuấn (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội tăng cường quản lý khu vực bãi sông, ngoài đê

    Nhằm tăng cường quản lý, sử dụng đất ven sông làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố theo nhiệm vụ của từng đơn vị.

  • Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình chậm tiến độ

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình các công việc đang triển khai chậm hơn so với tiến độ đề ra.

  • Hà Nội: Đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ

    (Xây dựng) - Nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân cũng như đảm bảo an toàn giao thông, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất UBND Thành phố đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ tại các vị trí đông dân cư, trường học trên địa bàn Thành phố.

  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load