Thứ hai 18/11/2024 07:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Lãi suất cho vay không giảm kịp theo lãi huy động

11:10 | 26/09/2020

Trong khi lãi suất huy động giảm 0,5-2,1 điểm % ở tất cả kỳ hạn từ đầu năm, lãi suất cho vay thực tế trên thị trường vẫn chưa có được mức giảm tương đương.

Báo cáo hoạt động ngân hàng mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng tiền VNĐ của các tổ chức tín dụng đã có xu hướng giảm so với đầu năm.

Trong đó, lãi suất huy động hiện phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7-4,1%/năm với tiền gửi 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4-6,4%/năm với tiền gửi 6 tháng đến dưới 12 tháng; và kỳ hạn 12 tháng trở lên ở mức 6-7,1%/năm.

Ở chiều cho vay, lãi suất ngắn hạn tối đa bằng tiền VNĐ đối với một số ngành lĩnh vực hiện ở mức 5%/năm, giảm 1% so với đầu năm. Trong khi mặt bằng lãi cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm với ngắn hạn và 9-11%/năm với trung và dài hạn.

Lãi suất thực không giảm nhiều

So với mức trung bình đầu năm, lãi suất huy động của các ngân hàng đã giảm khoảng 0,5-1%/năm, trong khi lãi suất cho vay thường gồm cả ngắn hạn và trung dài hạn không thay đổi (6-9%/năm với ngắn hạn và 9-11%/năm với trung và dài hạn).

Lãi suất đầu ra chủ yếu giảm ở các khoản cho vay ngắn hạn với ngành lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của cơ quan quản lý tiền tệ.

Theo báo cáo thống kê của SSI Research, lãi suất huy động đã giữ xu hướng giảm liên tục từ đầu năm và giảm mạnh từ tháng 7. Hiện suất tiền gửi đã giảm 0,5-2,1 điểm % ở tất cả kỳ hạn.

Trong khi đó, lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế (NHNN) cũng cho biết đến ngày 16/9, các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay mới phổ biến 0,5-2,5% so với trước dịch. Phần dư nợ được hưởng lãi suất thấp này lên tới 1,6 triệu tỷ đồng là doanh số cho vay lũy kế từ 23/1 đến nay với 310.000 khách hàng.

lai suat cho vay khong giam kip theo lai huy dong
lai suat cho vay khong giam kip theo lai huy dong

Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho rằng mức lãi suất thực tế vẫn chưa giảm nhiều như tuyên bố của các ngân hàng.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam, cho biết hiện nay các ngân hàng chủ yếu hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc giảm lãi suất với khoản vay hiện hữu, giãn thời hạn trả nợ. Tuy nhiên mức giảm không nhiều.

Tương tự, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cho biết số giảm lãi suất thực tế không có nhiều khác biệt so với thời điểm trước dịch.

Trong đó, các doanh nghiệp ngành logistics vẫn phải chi trả mức lãi suất 8,5%/năm trở lên với các khoản vay trung, dài hạn và phải có tài sản thế chấp mới được áp dụng mức lãi suất này.

Ngoài ra, dù các ngân hàng khuyến khích doanh nghiệp vay mới nhưng cả lãi suất và điều kiện cho vay đều không giảm. Ước tính, lãi suất cho vay chỉ giảm 0,1-0,2%/năm so với trước dịch, số ít doanh nghiệp được áp dụng mức thấp hơn 0,5%/năm.

Ông Phan Đình Tuệ, Phó tổng giám đốc Sacombank, cho biết trên thực tế, biên độ giữa lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng không còn nhiều. Đó cũng là lý do lãi suất tiền gửi giảm liên tục từ đầu tháng 7 đến nay để tạo thêm dư địa giảm lãi cho vay.

Như tại Sacombank, lãi suất huy động với khách hàng cá nhân hiện dao động trong khoảng 3,9-4,05%/năm với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,7-6,1%/năm với kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng và 6,5-6,7%/năm với kỳ hạn trên 12 tháng.

Ở chiều cho vay khách hàng cá nhân, lãi suất cho vay có thế chấp thấp nhất đã ở mức 7,5%/năm.

Vì sao lãi suất cho vay giảm chậm?

Theo ông Tuệ, với biên lãi thuần như hiện nay, nếu không giảm thêm lãi suất huy động mà giảm lãi cho vay, ngân hàng sẽ bị thua lỗ. Ông ví dụ, nếu huy động ở mức 5%/năm mà cho vay ra ở 7%/năm, với chênh lệch lãi 2%/năm ngân hàng chắn chắn sẽ chịu lỗ vì phải trang trải các chi phí vận hành, chi phí nhân viên và trích dự phòng…

Phó tổng giám đốc một ngân hàng quốc doanh tại Hà Nội cũng chia sẻ mức lãi suất cho vay là bí mật kinh doanh với mỗi ngân hàng, nhưng mặt bằng chung hiện nay phổ biến dao động bằng lãi suất huy động cùng kỳ hạn cộng thêm 3,5%.

Tuy nhiên, mức 3,5% này là bao gồm toàn bộ chi phí vận hành, quản trị rủi ro, trích lập dự phòng nợ xấu… nếu trừ đi tất cả chi phí này, ngân hàng mà giảm 1% lãi suất cho vay chắc chắn sẽ chịu lỗ.

Ngoài ra, năng lực tài chính của mỗi ngân hàng là khác nhau nên việc giảm lãi suất cho vay với khách hàng cũng khác nhau.

lai suat cho vay khong giam kip theo lai huy dong
Dư địa để giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng không còn nhiều trong năm nay. Ảnh: Hoàng Hà.

Trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri về việc giảm lãi suất cho vay, Thống đốc NHNN cho biết việc điều hành lãi suất cần đảm bảo phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ và nằm trong tổng thể mục tiêu chính sách tiền tệ.

Theo đó, tính từ tháng 9/2019 đến nay, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm tương ứng 1,75%/năm, đồng thời giảm 0,8-1,25%/năm trần lãi suất huy động và giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên.

Nửa đầu năm nay, Việt Nam cũng là một trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành tương đối lớn trong khu vực. Cụ thể, lãi suất cho vay trung bình của Việt Nam hiện ở mức 7,7%/năm, tương đương Philippines (7,13%) và thấp hơn một số nước có trình độ phát triển trong khu vực như Indonesia, Mông Cổ, Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar....

Ngoài ra, Thống đốc cũng cho biết việc giảm lãi suất cho vay mới cũng như các khoản dư nợ hiện hữu một phần đến từ việc ngân hàng tự tiết giảm chi phí hoạt động, thậm chí giảm lương, thưởng nhân viên, không chia cổ tức bằng tiền mặt…. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi đối với các khoản huy động từ người dân, tổ chức kinh tế (dùng làm nguồn cho vay) nên lãi suất cho vay không thể giảm đột ngột.

Theo VNDirect, dù đã giảm lãi suất huy động từ tháng 7 đến nay nhưng NIM (biên lãi ròng) của ngân hàng được dự báo vẫn sẽ chạm đáy trong năm nay. Theo đó, mức giảm dao động khoảng 1-72 điểm cơ bản so với cùng kỳ với nguyên nhân chính là lãi suất cho vay thấp hơn và phải miễn/giảm lãi vay hiện hữu.

Tuy vậy, các chuyên gia tại đây dự báo NIM sẽ tăng trở lại 4-28 điểm cơ bản trong 2021 nhờ tăng nhu cầu tín dụng tăng.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu khẳng định rất khó để các ngân hàng có thể giảm thêm lãi suất cho vay trong môi trường tiền tệ hiện nay vì dư địa không còn nhiều.

Theo ông Hiếu, để giảm được thêm lãi suất, các ngân hàng phải dựa vào lãi suất điều hành của NHNN. Nếu cơ quan quản lý có thể giảm lãi suất điều hành một lần nữa từ nay đến cuối năm, các ngân hàng mới có thể giảm chi phí đầu vào. Điều này cùng với việc giảm chi phí lao động, dự phòng… mức lãi suất cho vay thực tế mới có thể giảm xuống.

Theo Quang Thắng/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Gần 496 tỷ đồng đầu tư Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam sẽ được đầu tư xây dựng tại Khu công nghiệp Hòa Hội, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trên diện tích hơn 8,4ha, tổng vốn đầu tư 495,8 tỷ đồng.

  • Xây dựng kinh tế xanh để bước nhanh vào kỷ nguyên mới

    Đông Nam Bộ phát triển công nghiệp sớm và nhanh nhất cả nước, góp phần to lớn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp quá nhanh cũng để lại không ít những hệ lụy về môi trường. Vì vậy, các tỉnh khu vực này đang tích cực điều chỉnh để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững.

  • Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Chú trọng đầu tư các cụm công nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Với việc làm tốt công tác tuyên truyền, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, ngay sau khi đi vào hoạt động, các cụm công nghiệp (CCN) ở huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã nhanh chóng thu hút hơn 600 nhà đầu tư thứ cấp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

  • Long An: Năng lượng sạch - nền tảng phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến và đầu tư tại Vương quốc Bỉ từ ngày 15/11 đến ngày 16/11, Đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được dẫn đầu đã đến làm việc và nghiên cứu mô hình công nghệ năng lượng tại Tập đoàn John Cockerill. Đoàn đã làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ và Liên minh Bỉ - Việt nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác với phía Bỉ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo.

  • Phú Thọ: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn

    (Xây dựng) – Hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, một số diện tích của các cụm công nghiệp vẫn chưa được giải phóng mặt bằng (GPMB). Để đảm bảo tiến độ dự án, Phú Thọ đã huy động nguồn nhân lực tập trung giải quyết vấn đề tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

  • Thuận lợi, thách thức đan xen hoạt động xuất khẩu cuối năm

    Sự bất ổn trong quá trình tiếp tục tái cấu trúc chuỗi cung ứng khu vực và thế giới đã tác động tới triển vọng thương mại toàn cầu. Xuất, nhập khẩu của Việt Nam dự báo có thể tăng hơn 10% trong năm nay và cao hơn một chút vào năm 2025 nhờ sự phục hồi dần của nhu cầu bên ngoài. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn đối mặt không ít rủi ro tiềm ẩn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load