Thứ tư 09/10/2024 16:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Kỳ bí giếng rắn thần xứ Thanh

14:07 | 08/02/2013

Có đôi giếng rắn thần với những chi tiết đượm màu huyền thoại nơi miền rừng Cẩm Thuỷ xa xôi của tổ Thanh Hóa.

Sự tích giếng thần

Không ai trong làng Chiềng, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá) biết được hai chiếc giếng thần của làng (được gọi là giếng nam và giếng nữ) có tự bao giờ. Theo các bậc cao niên kể lại, khi họ sinh ra thì giếng đã có từ lâu, quanh năm trong vắt và đầy ắp nước, mùa đông ấm áp còn mùa hè lại mát rượi. Ngoài tác dụng là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho dân cả làng, xã, xung quanh hai chiếc giếng thần còn có cả một kho truyện với những tình tiết ly kỳ, đượm mầu Liêu trai, gợi trí tò mò của khách phương xa. Để tìm hiểu về nguồn gốc của giếng, theo giới thiệu của dân làng, chúng tôi tìm đường vào nhà ông Cao Viết Hội - Trưởng họ Cao, một dòng họ lớn định cư lâu đời ở làng Quang Áo, người đang lưu giữ gia phả của dòng họ này. Đang bận bịu với công việc, nhưng thấy có khách xa tới thăm, ông Hội niềm nở pha trà mời khách rồi kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về nguồn gốc của hai chiếc giếng thần được truyền lại từ cuốn gia phả của dòng họ.


Cây si cổ thụ bên giếng

Theo đó, vào một đêm mưa gió, trời tối đen như mực, ông  tổ họ Cao đi kéo vó bắt cá ở hồ nước thông với con sông Bưởi. Hôm ấy, ông kéo từ sẩm tối tới nửa đêm mà lạ thay, không hề được một con cá nào dù đoạn hồ này vốn nổi tiếng lắm cá. Đang tính bỏ đi chỗ khác, bỗng dưng ông thấy trời nổi sấm chớp đùng đùng, mặt hồ thình lình cuộn sóng dữ dội. Trong ánh chớp, ông nhìn thấy một con vật lớn, hình dáng tựa con giao long đang vặn mình dưới nước. Hoảng hốt, ông vội nhấc vó lên định co chân chạy. Nhưng chiếc vó tự nhiên nặng trĩu, ông lấy hết sức kéo thật nhanh. Vừa nhấc vó lên khỏi mặt nước, ông thấy một quả trứng to bằng quả trứng ngỗng nằm lẫn trong đám rong rêu. Lạ thay, lúc này con giao long biến mất, mặt hồ dần lặng sóng, sấm chớp cũng tan dần, trả lại sự yên tĩnh cho hồ nước.

Thấy sự lạ, ông tổ họ Cao trở về nhà đem quả trứng bỏ vào ấp chung với ổ trứng gà, khi ổ trứng gà nở thành con, quả trứng lạ vẫn nằm im lìm trong ổ khiến ông phải đem sang ổ trứng khác. Thêm một lần chuyển ổ, đúng 55 ngày sau, ông bỗng nghe con gà mái đang ấp cất tiếng gáy vang, nháo nhào nhẩy bổ ra khỏi ổ rơm. Chạy vội ra nơi đặt ổ trứng, ông thấy một chú rắn nhỏ, dài cỡ hơn gang tay, thân hình trắng toát, đầu có mào đỏ như mào gà đang vươn mình phun phì phì. Từ đấy, rắn ở luôn với ông như vật nuôi trong nhà, nó luôn quấn quýt bên ông và chỉ ăn tôm, cá do ông bắt được, không bao giờ đụng đến loại thức ăn khác, sau khi theo ông đi kéo vó về, nó thường cuộn tròn trên xà nhà ngủ. Ngày qua tháng lại,  rắn lớn dần, dài tới hai mét, to như bắp tay người lớn, mỗi khi ông kéo vó, nó lao xuống nước, xua tôm cá vào vó của ông. Cho đến một hôm, rắn bỗng bỏ ăn, nằm cuộn tròn không nhúc nhích dưới gầm giường suốt ba ngày. Sang ngày thứ tư, nó lại theo ông ra hồ kéo vó, lặn xuống nước xua tôm cá vào vó của ông. Rồi bất thình lình, nó quay lại, ngóc cổ lên cao như chào từ biệt ông rồi chìm sâu xuống nước. Đêm ấy, ông nằm mơ thấy một chàng trai bạch diện thư sinh, mặc đồ trắng, đội mũ đỏ đến bên giường, nói “Mấy năm nay con được bố nuôi nấng, chăm sóc, những tưởng bố con sẽ sum vầy mãi mãi, nhưng không được vì con chưa hết nợ kiếp này nên phải ra đi. Nay mai có dịp, con sẽ đền ơn bố và dân làng”. Dứt lời, chàng trai quỳ xuống lạy ông ba lạy rồi quay người mất dạng trong tích tắc.

Ít lâu sau, trời làm hạn hán, ruộng đồng, sông suối trong vùng thẩy đều khô cạn, dân làng khổ sở vì thiếu nước dùng. Rồi một đêm, rắn lại về báo mộng cho ông, rằng ngày mai sẽ có nước về cho mọi người. Không tin lắm nhưng sáng hôm sau, ông cũng dậy thật sớm xem sự thể thế nào. Hôm ấy, trời đang nắng bỗng nổi cơn gió mạnh, mây đen kéo tới tối sầm, rồi hai mó nước bất ngờ đùn lên ngay giữa làng, nước tuôn ào ạt, chốc lát đã dâng tràn lai láng, dân làng dùng thoả thuê không hết. Để giữ nguồn nước quý, làng cho xây hai cái giếng cạnh nhau, một chiếc gọi là giếng nam, một chiếc gọi là giếng nữ. Sau đó, làng cho trồng cây si, lập bia đá ghi công đức rắn thần và thường xuyên khói hương, thờ phụng.

Sau khi thuật lại cho chúng tôi sự tích giếng thần, ông Hội thắp hương trên ban thờ, khấn vái kính cẩn rồi lấy xuống một chiếc hộp gỗ sơn son thiếp vàng, bên trong đựng bản sắc phong đã ngả màu vàng ố, có những dòng chữ Nho viết bằng mực Tầu và dấu triện màu đỏ. Theo ông, đây là bản sắc phong vào năm thứ ba, đời Vua Tự Đức, phong cho thần rắn là “Xà vương hạ đẳng thần” vì công lao đem nước về cho dân làng Chiềng.

Những chuyện lạ lùng về giếng thần

Rời nhà ông Hội, chúng tôi nhờ người đưa ra thăm giếng với tâm trạng tò mò, háo hức. Và quả là “danh bất hư truyền”, những điều chúng tôi được nghe xung quanh hai chiếc giếng này là cả một kho truyện kỳ bí, lạ lùng. Nằm giữa những cây si cổ thụ, rễ buông lòng thòng, hai chiếc giếng hình vuông, mỗi cạnh khoảng hơn 2m, được xây, lát bằng những phiến đá phẳng lỳ, vuông vức. Cả hai đều đầy ắp nước trong xanh, cách vài mét là chiếc bia đá cổ rêu phong, nét chữ đã mờ do thời gian, nằm dưới gốc cội si già cành, rễ uốn lượn như đàn rắn, bên dưới chi chít chân hương. Theo lời kể của ông Cao Viết Bảo, người trông giếng thì từ khi ông sinh ra, lớn lên, hai chiếc giếng này chưa bao giờ cạn nước, kể cả những khi hạn hán, tất cả hồ, ao, sông, suối trong vùng đều khô cạn, bà con khắp nơi mang thùng, xô, đánh cả xe bò đến đây lấy nước. Nhưng mực  nước chỉ hạ xuống một chút rồi lại dâng đầy. Lạ một điều là nước giếng luôn ấm về mùa đông, mát về mùa hè, gặp hôm trời rét, nước giếng bốc hơi nghi ngút nên dù rét cắt da, cắt thịt, dân làng vẫn ra đây tắm bình thường. Lạ nữa là đàn bà, con gái tắm ở chiếc giếng phía trong thì da dẻ mịn màng, đàn ông, con trai tắm ở giếng ngoài lại khoẻ mạnh, cường tráng. Vì thế dân làng mới đặt tên hai chiếc giếng là giếng nam, giếng nữ. Cách đây khoảng hơn chục năm, làng tiến hành tu bổ lại giếng, do sơ ý, thợ xây làm rơi vữa xuống giếng, lập tức nước giếng sôi lên sùng sục, dân làng phải lập đàn cúng bái, nước giếng mới trở lại bình thường.

Để tạ ơn thần rắn đã giúp đỡ dân làng, hàng năm vào dịp đêm 30 Tết, dân làng Chiềng và cả các vùng lân cận đều tổ chức lễ cúng giếng thần. Lễ vật gồm một đôi gà tơ ( một trống, một mái) màu trắng, một con cá chép, một mâm xôi ngũ sắc và hoa quả, trầu, rượu. Lễ cúng thường diễn ra trước một đống lửa lớn, bắt đầu từ khoảng mười giờ đêm và kết thúc sau lúc giao thừa. Sau đó lộc cúng được chia đều cho tất cả những người tham dự. Cùng với lộc, dân làng còn múc một bình nước giếng mang về nhà “lấy may” đầu xuân năm mới. Qua năm tháng, lễ cúng vẫn được dân làng duy trì và tổ chức đều đặn hàng năm. Người ta còn cho rằng, những đôi nam thanh, nữ tú người dân tộc Mường trong vùng, nếu tìm hiểu nhau tại giếng thần thì sẽ kết thành đôi lứa, con đàn cháu đống, hạnh phúc đến răng long đầu bạc. Được biết, hiện chính quyền địa phương đang có kế hoạch lập tờ trình cùng với hồ sơ, thủ tục, đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận giếng thần là di tích lịch sử văn hoá. Qua đó kêu gọi đầu tư xây dựng, biến nơi đây thành điểm tham quan, du lịch. Nếu điều này trở thành hiện thực, đôi giếng thần Cẩm Quý, cùng với với suối cá thần Cẩm Lương, thác Muốn Bá Thước, hang Ma Quan Hoá … sẽ tạo thành một “tua” du lịch hấp dẫn, mời gọi khách tham quan về với miền tây xứ Thanh, nơi vẫn còn đang lưu giữ nhiều huyền thoại, sự tích kỳ bí, vừa hư vừa thực rất đáng để  khám phá, tìm hiểu và chiêm  ngưỡng.

Đào Nguyên

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

Xem thêm
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

    11:08 | 07/10/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:55 | 05/10/2024
  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

    22:10 | 04/10/2024
  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

    21:57 | 04/10/2024
  • Hà Nội: Giao 23.100m2 đất thực hiện dự án Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5112/QĐ-UBND về việc giao 23.100m2 đất tại xã Mai Lâm, xã Đông Hội, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội.

    10:49 | 03/10/2024
  • Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan

    (Xây dựng) - Từ ngày 30/9, Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan, sau hơn 3 tuần tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Đồng thời, Bảo tàng cũng đưa dịch vụ thuyết minh tự động bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vào phục vụ khách tham quan.

    22:50 | 01/10/2024
  • Hà Nội: Triển lãm Sách sẽ khai mạc vào ngày 09/10

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách từ ngày 09/10 đến ngày 13/10/2024, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    22:34 | 01/10/2024
  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan

    (Xây dựng) - Nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp như: Hỗ trợ kinh phí đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động, duy trì và phát triển Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan, giai đoạn 2024-2030.

    18:35 | 30/09/2024
  • Kiên Giang: Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

    (Xây dựng) - Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ công lao của người anh hùng mà còn là dịp để kết nối cộng đồng, góp phần giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử tốt đẹp của Kiên Giang đến bạn bè trong và ngoài nước…

    20:26 | 29/09/2024
  • Văn hóa nghệ thuật – cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và Thụy Điển, Đan Mạch

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển và 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển và Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển và Đan Mạch năm 2024. Sự kiện diễn ra từ ngày 4 - 12/9/2024, nhằm quảng bá tinh hoa văn hóa Việt Nam, góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với hai quốc gia Bắc Âu.

    20:15 | 28/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load