Chủ nhật 05/05/2024 20:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Kon Tum: Đề xuất giải pháp gỡ khó cho các khu, cụm công nghiệp

08:55 | 31/12/2023

(Xây dựng) - Việc quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp từng được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Kon Tum, nhưng thực tế đã bộc lộ hàng loạt hạn chế và bất cập trong hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Kon Tum: Đề xuất giải pháp gỡ khó cho các khu, cụm công nghiệp
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Kon Tum đang bộc lộ hàng loạt hạn chế và bất cập.

Vừa qua, Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân tỉnh Kon Tum đã thực hiện kiểm tra công tác quy hoạch, đầu tư và hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Kết quả cho thấy nhiều cụm công nghiệp đang gặp khó khăn nghiêm trọng.

Cụ thể có 4 cụm công nghiệp bao gồm: Hoà Bình, Đăk Sút, Đăk Ruồng và thị trấn Sa Thầy chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật; Khu công nghiệp huyện Đăk Tô có hơn 100ha đất chưa thu hút đầu tư, gây lãng phí; 6/8 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Bên cạnh đó, cụm công nghiệp Đăk La có vị trí đẹp và gần trung tâm, từng hứa hẹn sẽ đem lại diện mạo mới về phát triển công nghiệp cho địa phương. Tuy nhiên, đã hơn 10 năm từ khi có quyết định thành lập, việc thu hút các dự án vào hoạt động vẫn rất khó khăn. Hiện cụm công nghiệp Đăk La mới chỉ có 7 doanh nghiệp thuê đất, đạt tỷ lệ hơn 37% diện tích. Vấn đề lớn nhất là giải phóng mặt bằng, khiến nhiều nhà đầu tư phải chờ đợi. Việc đầu tư nhà máy xử lý nước thải cũng đối mặt với những khó khăn về tài chính và quy định.

Cụm công nghiệp Kon Plông, mặc dù đã đầu tư hạ tầng, nhưng hiện không có dự án nào hoạt động. Điều này đặt ra nghi vấn về việc quản lý và phát triển cụm công nghiệp, gây lãng phí cho ngân sách Nhà nước.

Các vấn đề bất cập tại các cụm công nghiệp ở tỉnh Kon Tum đang là nguyên nhân gây lãng phí và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế địa phương. Đề xuất giải pháp và hỗ trợ từ chính quyền cần được triển khai để cải thiện tình hình và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong cụm công nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum.

Trước tình trạng trên, Đoàn giám sát đề xuất UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, hướng dẫn địa phương thực hiện chương trình và chính sách ưu đãi để khuyến khích hoạt động trong cụm công nghiệp. Đồng thời, tăng cường đối thoại với các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong cụm công nghiệp để giải quyết khó khăn, tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.

Bá Tứ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Trà Vinh: Công ty TNHH Cây xanh Công Minh trúng nhiều gói thầu “khủng”

    (Xây dựng) – Chỉ tính 07 gói thầu do Công ty TNHH Tư vấn đấu thầu Cửu Long Trà Vinh mời thầu, Công ty TNHH Cây xanh Công Minh đều trúng.

  • Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

    (Xây dựng) - Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

  • Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

    (Xây dựng) – Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Trong đó, 3 cụm động lực phát triển kinh tế là Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

  • Phê duyệt duy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

  • Thái Bình: Cần đẩy nhanh triển khai xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện LNG

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình nằm trong Quy hoạch Trung tâm Điện - Khí LNG xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Dự án do Tập đoàn Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư, với quy mô công suất 1.500MW. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu.

  • Lào Cai: Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Thông báo số 108/TB-VPUBND về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load