Thứ ba 07/05/2024 07:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong quý IV

19:42 | 01/10/2021

(Xây dựng) - “Trong khi làn sóng bùng phát Covid-19 lần thứ 4 đã làm chậm lại đà tăng trưởng mạnh mẽ so với mức tăng trưởng Việt Nam đã đạt được trong 4 tháng đầu năm 2021, khả năng phục hồi là rất cao đến từ sự hợp tác chặt chẽ giữa người dân và Chính phủ trong việc ứng phó nhanh chóng với đại dịch”.

kinh te viet nam se tang truong manh trong quy iv
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Tăng trưởng kinh tế giảm kỷ lục trong quý III/2021

Tổng sản lượng kinh tế của Việt Nam giảm 6,17% trong quý III/2021, mức giảm thấp nhất kể từ khi công bố dữ liệu này bắt đầu vào năm 2000. Đây là sự đảo ngược mạnh so với mức tăng 6,57% trong quý II/2021 nhờ vào so sánh với cơ sở ở mức thấp trong quý II/2020, với thực tế chỉ tăng nhẹ ở mức 0,39% so với cùng kỳ giữa đại dịch toàn cầu.

Sản lượng công nghiệp và xây dựng giảm 5% trong quý III/2021, trong khi doanh thu ngành dịch vụ giảm 9,28%, do hoạt động kinh doanh bị cản trở đáng kể do đóng cửa để đối phó với làn sóng Covid-19 lần thứ 4 trong quý.

Theo đánh giá của Ngân hàng UOB Việt Nam, đi cùng tốc độ tiêm chủng đang tăng tốc ở Việt Nam và các biện pháp hạn chế đang được dỡ bỏ, sự thụt lùi trong quý III/2021 dự kiến chỉ là tạm thời và tình hình sẽ cải thiện trong quý IV/2021 và tiếp tục tăng trưởng mạnh thêm nữa. “Tuy nhiên, kết quả kinh tế chung cả năm 2021 đã chậm hơn và chúng tôi đang điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP cả năm xuống 3%, từ mức dự báo 5% trước đó của chúng tôi”.

Số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố ngày 29/9 cho thấy, tổng sản lượng kinh tế của Việt Nam giảm 6,17% trong quý III/2021, mức giảm mạnh nhất kể từ khi số liệu được công bố vào năm 2000. Đây là sự đảo ngược mạnh so với mức tăng 6,57% trong quý II/2021 nhờ vào so sánh với cơ sở ở mức thấp trong quý II/2020, với thực tế chỉ tăng nhẹ ở mức 0,39% so với cùng kỳ giữa đại dịch toàn cầu.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng GDP chậm lại đáng kể xuống còn 1,42%, thậm chí còn thấp hơn mức tăng 2,12% được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2020 khi thế giới đang chống chọi với đại dịch Covid-19.

Sự giảm hụt trong quý III/2021 phần lớn là kết quả của việc đóng cửa và các biện pháp hạn chế được áp dụng trên toàn quốc trong quý để ngăn chặn làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 bắt đầu vào cuối tháng 4/2021. Do đó, sản lượng công nghiệp và xây dựng giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý III/2021, trong khi sản lượng ngành dịch vụ giảm 9,28%.

Tác động của cách ly và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Các chỉ số hoạt động khác cũng phản ánh mức độ gián đoạn trong sản xuất và chi tiêu của người tiêu dùng. Sản xuất công nghiệp sụt giảm hai tháng liên tiếp trong tháng 9, với sản lượng giảm 3,6% trong quý III/2021, thấp hơn mức giảm 2,2% trong quý II/2020 khi Việt Nam chỉ mới phục hồi nhẹ khỏi làn sóng ban đầu của đại dịch Covid-19. Tổng thương mại bán lẻ giảm kỷ lục 7,1% trong 9 tháng đầu năm 2021 do cả ba phân khúc chính (bán lẻ, lưu trú và ăn uống và dịch vụ du lịch) đều giảm trong giai đoạn này.

Cộng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, các hoạt động ngoại thương của Việt Nam đã giảm tốc trong quý III/2021, với xuất khẩu tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức cao nhất là 31% vào tháng 5. Với việc nhập khẩu chỉ giảm nhẹ, thâm hụt thương mại tăng vọt lên 3,4 tỷ USD so với đầu năm, đảo ngược vị thế thặng dư thương mại vốn có.

Cho đến nay, bất chấp một năm đầy thách thức, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đăng ký đạt 22,1 tỷ USD so với đầu năm, cao hơn mức 21,2 tỷ USD đăng ký trong cùng kỳ năm 2020. Những dòng vốn này được thúc đẩy bởi cả đầu tư hiện tại và đầu tư gia tăng, tái khẳng định quan điểm rằng các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục nhìn xa hơn cuộc đấu tranh với đại dịch trong hiện tại của Việt Nam, và tập trung vào tiềm năng kinh doanh phía trước tại Việt Nam.

Cục diện sẽ thay đổi trong quý IV/2021

Mức độ thu hẹp GDP toàn phần trong quý III/2021 của Việt Nam là đáng ngạc nhiên, điều này làm nổi bật những thiệt hại do biến thể Delta rất dễ lây lan của vi rút Covid-19 trên khắp thế giới. Ngoài ra, quá trình phục hồi kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra, từ tình trạng thiếu nguyên liệu quan trọng như chất bán dẫn, giá hàng hóa tăng đột biến cho đến tình trạng tắc nghẽn cảng biển tại các thị trường phát triển.

Sắp tới, các biện pháp cách ly đặc biệt là ở các trung tâm sản xuất lớn ở miền Nam, dự kiến sẽ được dỡ bỏ từ tháng 10 khi tình trạng dịch bệnh thuyên giảm trong khi tốc độ tiêm chủng tăng nhanh. Việc nới lỏng các biện pháp Covid-19 chắc chắn sẽ cho phép các doanh nghiệp và nhà máy hoạt động trở lại vững chắc hơn trong quý IV/2021.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các ca nhiễm mới ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng xuống còn khoảng 4.500 ca (vào ngày 29/9), thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 17.428 vào ngày 28/8 và xu hướng giảm này có sẽ tiếp tục. Đồng thời, tốc độ tiêm chủng đã tăng lên ổn định với hơn 8% tổng dân số được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi, tăng gấp đôi so với cách đây một tháng. Chính phủ đang đặt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 70% dân số trên 18 tuổi vào đầu năm 2022.

Theo Ngân hàng UOB Việt Nam, với tốc độ mở rộng kinh tế từ đầu năm chỉ ở mức 1,42%, tăng trưởng GDP cả năm có thể sẽ là một thách thức để vượt quá tốc độ tăng trưởng 2,9% trong năm 2020. “Giả sử việc mở cửa trở lại nền kinh tế diễn ra thuận lợi để cho phép các doanh nghiệp và nhà máy “bắt kịp” sản lượng bị mất và tỷ lệ tiêm chủng tăng theo kế hoạch, GDP của Việt Nam có thể phục hồi lên 7% trong quý IV/2021, từ mức -6,2% trong quý III/2021. Điều này sẽ giúp mức tăng 3% cho cả năm 2021 (so với dự báo trước đây của chúng tôi là 5%). Một khi các hoạt động bình thường hóa hơn nữa, chúng tôi dự đoán GDP toàn phần sẽ trở lại tốc độ tăng trưởng “bình thường” hơn 7,4% vào năm 2022 dựa vào so sánh trên mức cơ sở thấp vào năm 2020 và 2021”.

Chia sẻ quan điểm của mình về triển vọng của Việt Nam, ông Harry Loh - Tổng Giám đốc của Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết: “Trong khi làn sóng bùng phát Covid-19 lần thứ tư đã làm chậm lại đà tăng trưởng mạnh mẽ so với mức tăng trưởng Việt Nam đã đạt được trong bốn tháng đầu năm 2021, khả năng phục hồi là rất cao đến từ sự hợp tác chặt chẽ giữa người dân và Chính phủ trong việc ứng phó nhanh chóng với đại dịch. Các công ty cũng đã nhanh chóng thích nghi, áp dụng số hóa và công nghệ trong các mô hình và thực tiễn kinh doanh của họ, điều này đã giúp thúc đẩy tham vọng công nghiệp 4.0 của quốc gia. Tương tự như những gì chúng ta thấy ở các thị trường khác, chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ khi mở cửa trở lại với việc nới lỏng dần các hạn chế đi lại và niềm tin của người tiêu dùng tăng lên”.

Theo đánh giá của UOB Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhiều khả năng sẽ giữ ổn định chính sách của mình trong thời điểm hiện tại và không thay đổi lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,0% và lãi suất tái chiết khấu ở mức 2,5%, mức thấp kỷ lục.

“Một cân nhắc quan trọng đối với NHNN là sự thay đổi chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ trước mắt có thể có tác động đến các thị trường mới nổi như Việt Nam khi dòng vốn phản ứng với sự thay đổi chính sách. Mặc dù chúng tôi nhận thấy rủi ro thấp về dòng vốn chảy ra từ các thị trường mới nổi có nguy cơ gián đoạn hoặc mất trật tự, nhưng đây có thể là một khu vực chính mà các ngân hàng trung ương theo dõi cẩn thận”.

Kịch bản của chúng tôi là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ bắt đầu giảm bớt lượng mua trái phiếu của mình trước cuối năm 2021 và hoàn tất quá trình này vào giữa năm 2022, sau đó bắt đầu tăng lãi suất vào cuối năm 2022.

VND tăng nhẹ so với USD trong quý III từ mức 23.000 đ/USD vào đầu tháng 7 lên 22.760 đ/USD vào thời điểm 21/9, mức cao nhất kể từ giữa năm 2018. Diễn biến này khá phù hợp với những gì Việt Nam đã đạt được trong thỏa thuận với Bộ Tài chính Hoa Kỳ vào tháng 7 để không cố tình làm suy yếu VND nhằm đạt được lợi thế xuất khẩu.

Sức mạnh vượt trội của VND cũng xuất hiện trong giai đoạn mà hầu hết các đồng tiền khác trong khu vực châu Á đang giảm giá so với USD dựa trên các kế hoạch sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thúc đẩy sự phục hồi của USD. Quan trọng hơn, một VND mạnh hơn cũng đặt ra nhiều quan ngại với triển vọng kinh tế không chắc chắn và tăng trưởng chậm do sự bùng phát vi-rút gây ra.

“Chúng tôi cũng nhận thấy mức hỗ trợ cao tại mức 22.700 cho VND sẽ khó có khả năng tiếp tục được duy trì. Nhìn chung, chúng tôi đang có quan điểm tỷ giá USD/VND sẽ tăng nhẹ và trong cập nhật dự báo của chúng tôi cho tỷ giá này là 22.900 trong quý 4/2021, 23.000 trong quý 1/2012, 23.100 trong quý 2/2022 và 23.200 trong quý 3/2022”, UOB Việt Nam dự báo.

Thư Kỳ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

    (Xây dựng) - Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2024 và các năm tiếp theo, ngay từ đầu năm, UBND thành phố Vĩnh Yên đã triển khai kế hoạch khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

    08:56 | 06/05/2024
  • Các trụ đỡ quan trọng đều tăng trưởng

    Kinh tế Việt Nam đã đi qua 1/3 chặng đường của năm kế hoạch 2024 và thu về một số kết quả đáng ghi nhận, thể hiện đà phục hồi khá rõ nét thông qua sự tăng trưởng của các trụ đỡ quan trọng.

    08:40 | 06/05/2024
  • Trà Vinh: Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh trúng nhiều gói thầu “khủng”

    (Xây dựng) – Chỉ tính 07 gói thầu do Công ty TNHH Tư vấn đấu thầu Cửu Long Trà Vinh mời thầu, Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh đều trúng.

    16:48 | 05/05/2024
  • Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

    (Xây dựng) - Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

    14:38 | 05/05/2024
  • Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

    (Xây dựng) – Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Trong đó, 3 cụm động lực phát triển kinh tế là Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

    10:42 | 05/05/2024
  • Phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

    10:39 | 05/05/2024
  • Thái Bình: Cần đẩy nhanh triển khai xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện LNG

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình nằm trong Quy hoạch Trung tâm Điện - Khí LNG xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Dự án do Tập đoàn Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư, với quy mô công suất 1.500MW. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu.

    09:41 | 05/05/2024
  • Lào Cai: Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Thông báo số 108/TB-VPUBND về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

    09:33 | 05/05/2024
  • Phấn đấu đến năm 2030 vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh

    (Xây dựng) - Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    09:30 | 05/05/2024
  • Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ: Đột phá, tiên phong và liên kết

    Trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ về quy hoạch vùng Đông Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung quy hoạch lần này của vùng tập trung vào 3 yếu tố: Đột phá, tiên phong và liên kết. Quy hoạch là cơ sở quan trọng để tháo gỡ các điểm nghẽn và các nút thắt, khơi thông nguồn lực giúp vùng Đông Nam Bộ giải phóng nguồn lực, phát triển mạnh mẽ.

    09:28 | 05/05/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load