Thứ bảy 21/12/2024 19:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050:

“Kim chỉ nam” để Thủ đô phát triển hài hòa

10:58 | 08/10/2024

Tại Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (ngày 22-8-2024), định hướng phát triển đô thị và khu vực nông thôn của Hà Nội đã khá rõ nét.

Đây được coi là "kim chỉ nam" để nghiên cứu các quy hoạch đô thị, khu chức năng và nông thôn cũng như kết nối các hệ thống hạ tầng của thành phố.

“Kim chỉ nam” để Thủ đô phát triển hài hòa
Thành phố Hà Nội xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí tiếp cận đô thị hiện đại, thông minh, bảo vệ môi trường. Ảnh: Đỗ Tâm

Là một trong 4 cực tăng trưởng quốc gia

Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc (Bộ Xây dựng) Trần Thu Hằng cho biết, lần đầu tiên thực hiện Luật Quy hoạch 2017, Bộ Xây dựng được giao lập quy hoạch tổng thể đô thị, nông thôn quốc gia từ năm 2021 đến 2030 và tầm nhìn 2050.

Nội dung của định hướng quy hoạch đã làm rõ 6 vùng kinh tế - xã hội gắn với những vùng đô thị hóa trọng tâm. Bên cạnh đó, các đô thị mang tính chiến lược, trong đó có Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương cùng các đô thị dự kiến tiến tới là đô thị loại I đã được xác định rõ vai trò, chức năng, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn bảo đảm môi trường, cảnh quan.

Về những định hướng cụ thể đối với vùng đô thị Hà Nội, Tiến sĩ Phạm Thị Nhâm, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng) nêu, đây là một trong 4 vùng đô thị lớn của cả nước. Trong đó, Thủ đô Hà Nội được xác định xây dựng và phát triển là cực tăng trưởng quốc gia và các đô thị lân cận của các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhằm chia sẻ chức năng về giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, thương mại, dịch vụ, du lịch và hạn chế sự tập trung quá mức vào đô thị trung tâm Hà Nội. Trong hệ thống đô thị trung tâm quốc gia, gồm đô thị loại đặc biệt và loại I, Thủ đô Hà Nội được định hướng phát triển là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", có vị thế nổi trội về văn hóa, lịch sử khu vực Đông Nam Á.

Quy hoạch hệ thống khu dân cư nông thôn của Hà Nội được định hướng tổ chức theo các vùng sinh thái nông nghiệp. Trong đó, nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, khu vực này sẽ được hiện đại hóa cơ sở hạ tầng các làng xã cổ truyền, duy trì vùng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao, hữu cơ, nông nghiệp phục vụ đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới.

Quá trình đô thị hóa nông thôn được kiểm soát đầy đủ dưới các dạng nông thôn chuyển sang đô thị, nông thôn ngoại vi các thành phố lớn và nông thôn trong vùng đô thị lớn. Trong đó, các đô thị vệ tinh được hình thành nhằm giảm tải cho các đô thị chính và từng bước đưa phát triển đô thị về địa bàn nông thôn, nhằm mục tiêu đô thị hóa tại chỗ. Các vành đai sinh thái nông nghiệp có tác dụng cân bằng giữa bảo tồn và phát triển đô thị và nông thôn. Khu dân cư nông thôn chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cấu trúc định cư cộng sinh với nền kinh tế nông nghiệp đô thị hiện đại, dịch vụ văn hóa di sản, du lịch nghỉ dưỡng gắn với giáo dục, chăm sóc sức khỏe…

Phát triển cân đối, đồng đều và hợp lý

Trên thực tế, sự tương quan giữa phần đô thị và phần nông thôn trong cấu trúc đô thị thành phố Hà Nội đang là một vấn đề, khi nông thôn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Cấu trúc hành chính của Hà Nội hiện có số lượng huyện ngoại thành lớn. Ngoài ra, với gần 59% là đất nông nghiệp, Tiến sĩ Nguyễn Quang, nguyên Giám đốc UN-Habitat Việt Nam (cơ quan của Liên Hợp quốc về phát triển khu dân cư và đô thị bền vững), cho rằng, quá trình đô thị hóa thiếu bền vững, sử dụng đất thiếu hiệu quả thời gian qua dẫn đến tình trạng các dự án đô thị phát triển rời rạc, “nhảy cóc” và để lãng phí đất đai. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống và sự phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Từ thực trạng trên, Hà Nội nên phát triển nông thôn và kinh doanh nông nghiệp theo hướng thị trường, tạo liên kết đô thị - nông thôn và liên kết vùng. Hệ thống làng mạc trong đô thị cần được phân loại phù hợp theo nhu cầu chiến lược nông thôn mới: Làng cần bảo tồn di sản văn hóa, làng nghề cần nâng cấp hạ tầng, chỉnh trang theo hướng môi trường bền vững... Cần liên kết khu đô thị mới với sự cải tạo chỉnh trang của các làng bên cạnh, tạo ra mối liên kết kinh tế - xã hội bền vững.

Cùng ý kiến, Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, thực tế khách quan là cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng đang tồn tại cả đô thị và nông thôn thì khái niệm hài hòa là tạo cân đối, đồng đều và phát triển hợp lý. Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia đặt ra đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%, riêng Hà Nội đạt trên 60% và là cực tăng trưởng quốc gia, động lực phát triển vùng, cần thống nhất phát triển Thủ đô tiếp tục thực hiện theo mô hình chùm đô thị, hình thành một số cực tăng trưởng mới, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), chú trọng xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô.

Cùng với phát triển đô thị, thành phố xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí tiếp cận đô thị hiện đại, thông minh, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Không gian nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế mới, nông nghiệp công nghệ cao. Quy mô dân cư được phân bổ theo quy định trong phát triển Thủ đô. Đặc biệt, Hà Nội chú trọng đột phá kết nối kết cấu hạ tầng Thủ đô với hệ thống quốc gia, vùng và chú trọng liên kết đô thị trung tâm với vùng nông thôn và các đô thị vệ tinh...

Theo Bảo Hân/hanoimoi.vn

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương, bộ máy chính quyền chính thức đi vào vận hành. Lúc này, trụ sở quận mới Phú Xuân, Thuận Hóa được đặt ở đâu, nhân sự thế nào?

  • Chủ động, linh hoạt trong phân vùng môi trường

    Triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch và các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng trên địa bàn; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện gây ô nhiễm.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Đặt mục tiêu bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 19/12, thành phố Hạ Long đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và xác định phương hướng nhiệm vụ cho năm 2025. Thành phố đặt quyết tâm bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế năm 2025, xây dựng đô thị kiểu mẫu và bảo vệ môi trường bền vững.

  • Thành phố Huế: Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng đô thị sau khi thành lập 2 quận mới

    (Xây dựng) - Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc thành phố Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

  • Kiến An (Hải Phòng): Đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, thu hút đầu tư, tăng cường chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 18/12, Quận ủy Kiến An tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong năm 2024, kinh tế - xã hội quận tiếp tục phát triển, tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 1.005 tỷ đồng, bằng 188% kế hoạch thành phố giao, đạt 195% so với cùng kỳ.

  • Tuyên Quang tăng cường thực hiện quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII của tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị động lực, công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại” là 1 trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020 – 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu của Đại hội, tỉnh Tuyên Quang ban hành các Nghị quyết, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng triển khai Nghị quyết theo chuyên môn, nhiệm vụ từng ngành.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load