Thứ bảy 21/12/2024 22:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Kiến trúc sư hiến kế biến nhà kỳ dị thành điểm đến độc đáo

08:39 | 21/12/2022

Phương án tối ưu để chỉnh trang mặt phố có nhà kỳ dị "chẳng giống ai" là phải thiết kế đô thị, qua bàn tay kiến trúc sư - đây là giải pháp được KTS Phạm Thanh Tùng đưa ra.

Trước thực trạng nhà "chẳng giống ai" ở Thủ đô Hà Nội còn nhiều nan giải, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đưa ra kiến nghị, những người làm công tác quản lý phải có tầm nhìn xa trông rộng, thấy trước các vấn đề cần phải giải quyết chứ không phải để "hỏng" rồi mới xử lý.

Theo ông Chức, vấn đề quản lý đô thị của Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn và có những khuyết điểm tồn tại lâu dài.

Lãnh đạo thành phố từng phát biểu quyết tâm "dẹp" nhà siêu mỏng

Các lãnh đạo của thành phố từng phát biểu rất quyết tâm giải quyết tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo, nhưng đến nay thực trạng này vẫn tồn tại; chỗ này dẹp được lại xuất hiện ở nơi khác.

Kiến trúc sư hiến kế biến nhà kỳ dị thành điểm đến độc đáo
Căn nhà hình dáng kỳ dị giữa ngõ 36 Lương Đình Của và ngách 102/33 đường Trường Chinh (quận Đống Đa)

Để giải quyết triệt để tình trạng nhà trông "chẳng giống ai" phải có những biện pháp cụ thể; trong đó, ngay khi giải phóng mặt bằng phải tính đến việc xuất hiện các căn nhà kỳ dị. Sau khi thu hồi cũng phải tính đến việc sử dụng như thế nào cho phù hợp, nếu "bỏ hoang" sẽ tốn kinh phí và dễ dẫn đến việc bị lấn chiếm gây tốn kém.

Đối với các trường hợp không đủ điều kiện xây dựng nhưng lại để xảy ra tình trạng "làm trộm", phải truy trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, tập thể.

"Nếu không có những biện pháp cụ thể, phân công trách nhiệm, quy trách nhiệm cho từng cá nhân thì nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn tồn tại và dù có đập chỗ này thì nó lại "đẻ" ra chỗ khác bởi việc mở rộng thành phố, hệ thống giao thông là yêu cầu tất yếu của sự phát triển...", ông Chức nói.

Kiến trúc sư hiến kế biến nhà kỳ dị thành điểm đến độc đáo
Căn nhà hình ngũ giác nằm giữa ngõ 128C Đại La và 41 phố Vọng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Đối với các hộ dân có nhà siêu mỏng, siêu méo ông Thức cho rằng người dân cần hợp tác với chính quyền và hiểu những căn nhà kỳ dị như vậy làm xấu bộ mặt của Thủ đô, không đem lại lợi ích tập thể, đừng "ép" thành phố, "ép" người xung quanh chấp nhận việc này.

Bên cạnh đó, tiền giải phóng mặt bằng nên ở mức "chấp nhận được" để đôi bên có thể tìm tiếng nói chung.

Nhà "chẳng giống ai" không phải lỗi của dân

Kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nhấn mạnh, hiện tượng nhà kỳ dị "chẳng giống ai" đã xuất hiện từ nhiều năm nay nhưng không phải do lỗi của dân.

Ông Tùng cho biết, sai lầm của Thủ đô là thiếu thiết kế đô thị. Với các nước phát triển, khi mở đường giải phóng mặt bằng vào sâu bên trong khoảng 50 - 100 mét, sau đó phần diện tích này sẽ được đấu thầu để xây dựng các công trình theo quy hoạch nên không có tình trạng nhà kỳ dị.

Kiến trúc sư hiến kế biến nhà kỳ dị thành điểm đến độc đáo
Nhà siêu mỏng nằm trên phố Võ Chí Công, ngôi nhà có mặt tiền 12 mét nhưng chiều sâu có nơi chỉ 25cm.

Giải pháp trong thời gian tới là chúng ta phải sửa luật, khi mở đường sẽ giải phóng mặt bằng vào sâu khoảng 50 mét, khoảng đất này sẽ có thiết kế đô thị, đấu thầu để xây dựng phù hợp với quy hoạch và Thủ đô sẽ có bộ mặt kiến trúc khang trang.

Vị kiến trúc sư này khẳng định, việc tốt nhất là phải làm đồng bộ từ khi giải phóng mặt bằng và có mức giá chung trong việc "hợp thửa, hợp khối".

Còn khi làm đường xong thì việc "hợp thửa, hợp khối" là rất khó bởi vì khi chưa mở đường giá đất thấp nhưng khi mở đường giá đất lại cao.

Đưa ra giải pháp để xử lý những căn nhà trông "chẳng giống ai" còn tồn tại nhưng chủ nhân có giấy phép, KTS Phạm Thanh Tùng cho biết, chính quyền phải thương thảo, đền bù hợp lý.

Kiến trúc sư hiến kế biến nhà kỳ dị thành điểm đến độc đáo
Chiều sâu vừa bằng gang tay của căn nhà trên phố Võ Chí Công.

Phương án tối ưu để chỉnh trang mặt phố có nhà siêu mỏng, siêu méo là phải thiết kế đô thị, nếu qua thiết kế có thể biến những căn nhà kỳ dị thành kiến trúc đẹp.

KTS Tùng đưa ra ví dụ tại một số nước phát triển như Nhật Bản cũng có nhà mỏng, méo ở mặt phố nhưng do có kiến trúc nên trở thành độc đáo, thu hút khách du lịch; còn ở ta lại gây cảnh nhếch nhác đô thị.

Cũng liên quan đến những căn nhà trông "chẳng giống ai", ông Trần Ngọc Vinh - đại biểu Quốc hội khóa XIII, cho biết, Thủ đô là bộ mặt của cả nước nên cần phải chỉnh trang đô thị vừa hiện đại, khoa học và mang tính thẩm mỹ.

Kiến trúc sư hiến kế biến nhà kỳ dị thành điểm đến độc đáo
Căn nhà kì dị trên phố Võ Chí Công có chiều sâu 25cm.

Nếu để xảy ra tình trạng xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo không đúng quy định của pháp luật thì phải truy trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Ông Vinh cho rằng, phương án để chỉnh trang đô thị đối với những căn nhà đã tồn tại từ lâu nếu đủ pháp lý thì phải "uốn nắn" lại và chính quyền hỗ trợ người dân.

Còn những nhà không có giấy phép phải nghiêm túc xử lý, phá dỡ, địa phương hỗ trợ kinh phí để dân có thể di chuyển tới nơi khác; bên cạnh đó, phải căn cứ vào điều kiện cụ thể, thực tế để xem xét từng hộ dân và đưa ra quyết định.

"Việc chỉnh trang đô thị văn minh là điều rất đúng nhưng phải tính toán quy hoạch không chỉ ở trên không mà cả đất ngầm về sau có công trình nào đi qua không, khống chế số tầng từng khu phố, mặt tiền, độ sâu như thế nào, cây xanh ra sao; khi xây dựng, quy hoạch khu vực nào phải đồng bộ có tầm nhìn xa để tránh dẫn đến mất mỹ quan đô thị", ông Vinh chia sẻ.

Theo PV/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương, bộ máy chính quyền chính thức đi vào vận hành. Lúc này, trụ sở quận mới Phú Xuân, Thuận Hóa được đặt ở đâu, nhân sự thế nào?

  • Chủ động, linh hoạt trong phân vùng môi trường

    Triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch và các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng trên địa bàn; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện gây ô nhiễm.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Đặt mục tiêu bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 19/12, thành phố Hạ Long đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và xác định phương hướng nhiệm vụ cho năm 2025. Thành phố đặt quyết tâm bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế năm 2025, xây dựng đô thị kiểu mẫu và bảo vệ môi trường bền vững.

  • Thành phố Huế: Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng đô thị sau khi thành lập 2 quận mới

    (Xây dựng) - Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc thành phố Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

  • Kiến An (Hải Phòng): Đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, thu hút đầu tư, tăng cường chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 18/12, Quận ủy Kiến An tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong năm 2024, kinh tế - xã hội quận tiếp tục phát triển, tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 1.005 tỷ đồng, bằng 188% kế hoạch thành phố giao, đạt 195% so với cùng kỳ.

  • Tuyên Quang tăng cường thực hiện quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII của tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị động lực, công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại” là 1 trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020 – 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu của Đại hội, tỉnh Tuyên Quang ban hành các Nghị quyết, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng triển khai Nghị quyết theo chuyên môn, nhiệm vụ từng ngành.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load