Chủ nhật 15/09/2024 11:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Kiến nghị giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đến năm 2030

15:31 | 23/09/2019

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), từ nay đến năm 2025, sẽ chuyển khoảng 90% đơn vị trong tổng số 103 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

 


Hoạt động tại một doanh nghiệp. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Nhằm kiến nghị giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước phục vụ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, trong khuôn khổ Chương trình "Australia hỗ trợ cải cách cách kinh tế Việt Nam" (Aus4Refrom), sáng 23/9, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu "Kinh tế nhà nước và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước: đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2020 và đề xuất phương hướng giải pháp cho giai đoạn 2021-2030."

Phát biểu khai mạc, Phó Viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu cho biết để chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó có nội dung về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước, cần phải tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2020, từ đó, xây dựng phương hướng, mục tiêu và giải pháp thực hiện cho giai đoạn tới.

CIEM được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động nghiên cứu để tham gia phục vụ chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 và Kế hoạch 2021-2025.

"Mục tiêu và yêu cầu của nghiên cứu này là tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện vai trò của kinh tế nhà nước, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước 2011-2020 một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan, khoa học và kiến nghị các quan điểm, mục tiêu và giải pháp cho giai đoạn 2021-2030 gắn với quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập," ông Hiếu nhấn mạnh.

Tại hội thảo, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM) cho biết theo báo cáo của CIEM, mục tiêu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là xác định vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước, chủ yếu thông qua cổ phần hóa, thoái vốn để có cơ cấu hợp lý hơn.

Theo ông Trung, đến năm 2010, quá trình sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Doanh nghiệp nhà nước giữ tỷ trọng cao trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam về nguồn lực, chi phối nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

Dự kiến, từ năm 2011-2020, sẽ chuyển đổi sở hữu của 750 doanh nghiệp nhà nước thông qua cổ phần hóa. Riêng giai đoạn từ 2016 đến tháng 6/2019, cơ quan chức năng đã chuyển 185.000 tỷ đồng - kết quả cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước - về ngân sách, đạt 74% kế hoạch.

Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước cũng bộc lộ không ít bất cập như hiệu quả đầu tư vốn nhà nước thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác, các chỉ tiêu về thu ngân sách, tạo việc làm... ngày càng giảm; vai trò dẫn dắt, điều tiết hoặc định hướng của doanh nghiệp nhà nước chưa được thể hiện rõ, sức lan tỏa chưa cao; chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp thấp...

Theo báo cáo của CIEM, định hướng đến năm 2030, hầu hết doanh nghiệp nhà nước sẽ có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, phấn đấu có 3-5 đơn vị niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế; có 1-3 doanh nghiệp thuộc danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Từ nay đến năm 2025, sẽ chuyển khoảng 90% đơn vị trong tổng số 103 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận và đóng góp ý kiến cho bản báo cáo đầy đủ và hoàn thiện hơn, đồng thời nhấn mạnh tới khái niệm và vai trò của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, trong đó, phân tích hình hình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Bên cạnh đó, CIEM và các chuyên gia cũng nêu những kiến nghị quan điểm về vai trò của doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; trong đó, thực hiện vai trò của kinh tế nhà nước 2021-2030 cần đầu tư tập trung nguồn lực của kinh tế vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ sự phát triển của mọi thành phần kinh tế.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Chương trình AUS4REFORM cho rằng nhiệm vụ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016-2020 cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh.

Những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư; đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; hoàn thiện thể chế định giá đất đai, tài sản hữu hình và tài sản vô hình (tài sản trí tuệ, thương hiệu,...) trong cổ phần hóa theo nguyên tắc thị trường; tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích...

"Cần tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, Ủy ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước," ông Cung nhấn mạnh./.

Theo Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

  • Nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh

    Ở các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, sau khi bão đi qua, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đã huy động nhân lực khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh. Cán bộ, công nhân được yêu cầu trở lại làm việc, sản xuất, bảo đảm tiến độ, kế hoạch cung ứng hàng hóa cho thị trường, bàn giao sản phẩm đã ký kết đối tác từ đầu năm.

  • Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm của vùng Tây Nguyên

    (Xây dựng) - Ngày 14/9/2024, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 419/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk.

  • Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 415/TB-VPCP ngày 13/9/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load