Thứ hai 29/04/2024 17:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Khu liên hợp xử lý chất thải giúp Bình Dương phát triển mà không ô nhiễm

22:55 | 11/04/2023

(Xây dựng) - Thăm và làm việc tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Bình Dương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Lợi đã đặt ra yêu cầu: “Đến năm 2023, Bình Dương có 3,5 triệu dân, quy mô xử lý chất thải tăng gấp đôi hiện tại, cùng với nhiệm vụ xử lý môi trường bền vững BIWASE phải trở thành nhà xuất khẩu công nghệ ra thế giới”.

Khu liên hợp xử lý chất thải giúp Bình Dương phát triển mà không ô nhiễm
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Lợi dẫn đầu Đoàn công tác thăm và làm việc tại Chi nhánh xử lý chất thải BIWASE.

Ngày 11/4, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Lợi đã cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương đến thăm Chi nhánh xử lý chất thải BIWASE và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần nước môi trường Bình Dương (BIWASE).

Từ nguồn vốn ODA, năm 2003 UBND tỉnh Bình Dương giao BIWASE làm chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn với nhiệm vụ thu gom, xử lý chất thải khu vực phía Nam của tỉnh, gồm các huyện Thuận An, Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một đang thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp.

Khu liên hợp xử lý chất thải giúp Bình Dương phát triển mà không ô nhiễm
Đoàn công tác thăm Tổ hợp phát điện tại Chi nhánh xử lý chất thải BIWASE.

Ban đầu, BIWASE mua sắm thiết bị từ nước ngoài với giá và chi phí bảo trì cao lại phải phụ thuộc vào nước ngoài vừa tốn kém vừa ảnh hưởng công việc. BIWASE đã thành lập tổ cơ khí, bước đầu là nghiên cứu chế tạo thiết bị thay thế, dần tiến lên làm chủ công nghệ, tự sản xuất dây chuyền với công suất gấp đôi, gấp 4 lần ban đầu.

Cụ thể, từ 2 nhà máy băm, ủ phân loại rác thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost nhập khẩu từ Phần Lan công suất 420 tấn/ngày đêm, nay BIWASE đã phát triển và đưa vào vận hành thêm 2 nhà máy, tổng công suất sản xuất, tái chế lên 2.520 tấn/ngày đêm, còn kết hợp thu khí phát điện. Với hệ thống nhà máy trên, toàn bộ chất thải rắn hữu cơ trong rác thải sinh hoạt tại Bình Dương đều được tái chế 100%.

Khu liên hợp xử lý chất thải giúp Bình Dương phát triển mà không ô nhiễm
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Lợi yêu cầu: Các địa phương nghiên cứu, sử dụng vật liệu xây dựng tái chế tại các công trình đầu tư công nhằm khuyến khích bảo vệ môi trường, phát triển kinh tề xanh, kinh tế tuần hoàn.

Báo cáo với đoàn công tác, ông Nguyễn Văn Thiền - Chủ tịch HĐQT BIWASE nói: Nước rỉ rác là chất thải rất khó xử lý, BIWASE là đơn vị duy nhất xử lý đạt loại A QCVN 25:2009/BTNMT với chất lượng ổn định. Đặc biệt, tại BIWASE còn có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt các huyện thị, thành phố trong tỉnh được đưa về nhà máy xử lý, hệ thống này hiện mới chỉ có tại Bình Dương. Nguồn nước sạch được đưa đến các nơi vốn là vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận nguồn nước… Bùn lắng từ quá trình xử lý nước thải; chất thải rắn thu hồi từ xử lý rác thải được BIWASE tái chế ra nhiều sản phẩm hữu ích như phân bón hữu cơ, gạch xây dựng, gạch lát vỉa hè, vật liệu xây dựng…

Khu liên hợp xử lý chất thải giúp Bình Dương phát triển mà không ô nhiễm
BIWASE đầu tư, ứng dụng công nghệ cao vào quy trình thu gom, xử lý khép kín, rác thải đã trở thành nguồn tài nguyên của đô thị.

Nhờ tận thu, tái chế theo hướng kinh tế tuần hoàn mà BIWASE duy trì hoạt động, nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm mới bổ sung vào ngành phân bón và nền nông nghiệp hữu cơ, có điều kiện đầu tư phát triển công nghệ với giá xử lý 400.000 đồng/tấn rác thải sinh hoạt do UBND tỉnh ban hành từ năm 2017 đến nay.

Bên cạnh đó, BIWASE cũng gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện dự án Khu liên hợp xử lý chất thải thứ hai tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo 400ha do Tập đoàn Cao su Việt Nam quản lý.

Công tác giải toả đề bù khó khăn do giá cao; điện do BIWASE sản xuất từ quá trình xử lý rác thải công suất 5MW đã có dự án nhưng việc đấu nối vào lưới quốc gia rất khó khăn. Sản phẩm tái chế, phân bón hữu cơ từ quá trình xử lý chất thải có chưa được cơ chế hỗ trợ sẽ không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, ảnh hưởng đến công tác vệ sinh môi trường… là những kiến nghị mà lãnh đạo Công ty BIWASE mong muốn lãnh dạo tỉnh Bình Dương sớm quan tâm tháo gỡ.

Sau khi lắng nghe ý kiến của lãnh đạo các sở ban ngành chuyên môn, Bí thư Tỉnh Uỷ Nguyễn Văn Lợi khẳng định: Nếu không có Khu liên hợp xử lý chất thải thì Bình Dương hôm nay cũng giống như các địa phương khác ô nhiễm, không thu hút được đẩu tư. Lãnh đạo các sở ngành, tiếp thu kiến nghị và BIWASE cần chủ động phối hợp để được tham vấn, lựa chọn giải pháp tối ưu, đúng quy định. Riêng yêu cầu tăng giá xử lý rác thải sinh hoạt là hợp lý, các đơn vị liên quan hỗ trợ BIWASE hoàn thành hồ sơ trình HĐND thông qua tại kỳ họp tới.

Khu liên hợp xử lý chất thải giúp Bình Dương phát triển mà không ô nhiễm
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Lợi tâm đắc với kết quả xử lý nước rỉ rác của BIWASE.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Lợi cũng yêu cầu: “BIWASE không được thoả mãn với thành tích đạt được mà phải biết nhìn ra bên ngoài. Đến năm 2030 Bình Dương trở thành thành phố thông minh, có 3,5 triệu dân, quy mô chất thải và xử lý môi trường tăng gấp đôi. BIWASE phải làm tốt hơn nữa việc xử lý môi trường đồng thời phải là doanh nghiệp mạnh, nhà xuất khẩu công nghệ môi trường ra thế giới”.

Duy Chí

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hưng Yên: Khi ý Đảng hợp lòng dân

    (Xây dựng) - Giải phóng mặt bằng phần đất nghĩa địa vốn là công việc khó nhất trong công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 qua xã Mễ Sở, huyện Văn Giang (Hưng Yên). Thế nhưng bằng cách tuyên truyền, vận động hợp lòng người, nhân dân thôn Hoàng Trạch, xã Mễ Sở đã đồng lòng di chuyển mồ mả tổ tiên từ nghĩa trang cũ sang nghĩa trang mới, bàn giao toàn bộ diện tích cho đơn vị thi công trong một thời gian rất ngắn.

  • Bình Dương: Hỏa hoạn lớn ở xưởng pallet gỗ, huy động 7 xe chữa cháy dập lửa

    7 xe chữa cháy, 1 xe Robot, 1 xe chỉ huy, 47 cán bộ, chiến sỹ đã nỗ lực khống chế đám cháy lớn tại xưởng pallet gỗ ngoài trời rộng khoảng 400m2 thuộc Công ty TNHH MTV Minh Thành Trung.

  • Như hoa xương rồng

    (Xây dựng) – Nếu không có tình yêu tha thiết với biển đảo quê hương, hẳn những thế hệ thanh niên xung phong trên đảo Bạch Long Vĩ ngày ấy không bao giờ làm được những điều diệu kỳ đến thế. Dành cả cuộc đời để tận hiến, những nữ thanh niên xung phong trên đảo Bạch Long Vĩ giống như những bông hoa xương rồng luôn khoe sắc rực rỡ, dù thời tiết có khắc nghiệt, đất cằn, nắng cháy…

  • Hạ Long: Rút ngắn khoảng cách vùng cao với thành thị

    (Xây dựng) - Khu vực vùng núi của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) gọi là vùng rừng Hoành Bồ hiện có 12 xã, số đông là người thiểu số. Các xã đang sôi nổi hưởng ứng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 78-NQ/TU của Thành ủy ưu tiên nguồn lực, khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025. Đồng bào rẻo cao phấn khởi gọi là Nghị quyết rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các xã vùng cao với thành thị.

  • Lộc Hà (Hà Tĩnh): Hỗ trợ xây mới 1.054 ngôi nhà cho người nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

    (Xây dựng) - Chương trình hỗ trợ sửa chữa xây dựng nhà ở cho người nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong những năm qua đã đem lại ý nghĩa thiết thực, giúp người dân thuộc diện khó khăn trên địa bàn huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) sớm ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

  • Chính quyền thành phố Okayama thăm Cảng quốc tế Long An

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Long An, Đoàn công tác chính quyền thành phố Okayama (Nhật Bản) đã đến thăm Cảng quốc tế Long An do Dongtam Group đầu tư. Sự kiện mang ý nghĩa quan trọng thúc đẩy hợp tác và giao lưu giữa hai địa phương.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load