Thứ hai 06/01/2025 19:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Khu di tích Bạch Đằng Giang, Hải Phòng: Ý chí xây dựng đất nước hùng cường

08:00 | 09/02/2021

(Xây dựng) - Trong không khí tưng bừng đón chào năm mới 2021 và không khí phấn khởi của nhân dân TP Hải Phòng chào mừng thành công Đại hội Đại biểu lần thứ XVI, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII; TP Hải Phòng vừa long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang. Tại buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, ông Lê Văn Thành - Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã có bài phát biểu chỉ đạo UBND Thành phố thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo trong việc phát huy giá trị truyền thống của di tích. Báo Xây dựng xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

khu di tich bach dang giang hai phong y chi xay dung dat nuoc hung cuong

“Hải Phòng vùng đất cửa biển, vùng Đông Bắc Tổ quốc, luôn giữ vị trí chiến lược trọng yếu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Các triều đại phong kiến của dân tộc ta đều xác định vùng đất này là yết hầu của kinh thành. Sông Bạch Đằng chảy giữa huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Thời phong kiến, từ cửa biển Nam Triệu vào sông Bạch Đằng, tàu thuyền sẽ ngược lục đầu giang vào thẳng tới kinh đô. Hai bờ sông Bạch Đằng là hệ thống các sông ngòi dày đặc, núi non hiểm trở, có nhiều hang động đặc biệt thuận lợi cho việc bố trí trận địa phòng thủ quốc gia.

Vào thế kỷ thứ X và thế kỷ thứ XIII, đã diễn ra ba trận thủy chiến hào hùng của dân ta chống quân xâm lược phương Bắc. Năm 938, người anh hùng dân tộc Ngô Quyền đã sử dụng trận địa cọc gỗ, vận dụng quy luật thủy triều lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Chỉ trong một ngày, quân và dân ta đã đánh tan toàn bộ quân xâm lược, kết thúc chiến tranh, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, chấm dứt 1.117 năm Bắc thuộc. Sau chiến thắng, anh hùng dân tộc Ngô Quyền đã xưng vương, bắt tay vào xây dựng triều đình, chọn Cổ Loa - kinh thành nước Âu Lạc xưa làm kinh đô, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ độc lập tự chủ của đất nước.

khu di tich bach dang giang hai phong y chi xay dung dat nuoc hung cuong

Trên dòng sông Bạch Đằng năm 981, Hoàng Đế Lê Đại Hành đã lãnh đạo nhân dân tiếp tục sử dụng phương pháp trận địa cọc gỗ để tổ chức kháng chiến, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của triều đình nhà Tống, giữ vững nền độc lập tự chủ, đưa đất nước Đại Cồ Việt bước vào thời kỳ xây dựng phát triển hùng mạnh.

Cũng trên dòng sông Bạch Đằng năm 1288, Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn một lần nữa đã vận dụng sáng tạo địa hình trận địa cọc gỗ và quy luật sông nước Bạch Đằng, lãnh đạo quân và dân nhà Trần với hào khí Đông A đã nhấn chìm hàng trăm chiến thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông, lập nên một trong những chiến công oai hùng bậc nhất trong lịch sử, chấm dứt giấc mộng xâm lăng xuống khu vực Đông Nam Á của đế chế Nguyên Mông, mở ra một thời kỳ phát triển rực rỡ cho quốc gia Đại Việt.

Trong cả 3 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nói trên, cùng với cả nước, nhân dân Hải Phòng luôn có những đóng góp to lớn. Những người nông dân, ngư dân miền cửa biển đã trở thành những chiến binh, dân binh đứng dưới ngọn cờ của các vị anh hùng dân tộc. Nhiều người trở thành những vị tướng tài giỏi lập nhiều công trạng, được nhân dân lập đền thờ tôn vinh là những vị thần, thành hoàng trên nhiều làng quê, khu phố của Hải Phòng. Chỉ cùng một dòng sông, trong hai thế kỷ khác nhau, diễn ra 3 trận quyết chiến chiến lược chống ngoại xâm, chiến thắng đều thuộc về dân tộc chính nghĩa. Các chiến thắng trên sông Bạch Đằng đều là những dấu mốc đặc biệt quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, đều mở ra một thời kỳ hòa bình lâu dài và một thời kỳ phát triển thịnh vượng của đất nước. Tất cả những điều đó của dòng sông Bạch Đằng ngàn năm qua trong tâm thức của mọi người dân Hải Phòng đều là dòng sông huyền thoại, linh thiêng, là mạch nguồn sức mạnh kỳ diệu của dân tộc. Niềm tự hào về dòng sông Bạch Đằng về những chiến thắng vĩ đại của dân tộc đã góp phần hun đúc lên bản sắc của người dân Hải Phòng. Đó là tinh thần trung kiên, ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Phẩm chất đó đã được phát huy liên tục trong suốt dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm cho tới ngày nay và trở thành nguồn lực sức mạnh nội sinh trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố, nguồn sức mạnh đó cùng với những thành tựu đạt được sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đã góp phần củng cố vững chắc niềm tin của chúng ta về tương lai phát triển rực rỡ của thành phố và đất nước như mục tiêu, định hướng mà Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố và Nghị quyết XIII của Đảng đề ra.

khu di tich bach dang giang hai phong y chi xay dung dat nuoc hung cuong

Với tấm lòng thành kính, tri ân các vị anh hùng dân tộc, các bậc tiên liệt, nhân dân TP Hải Phòng đã tận tâm, tận lực xây dựng khu di tích này tại vùng đất Tràng Kênh, trung tâm của khu chiến trường năm xưa. Trải qua gần 20 năm liên tục, được bồi đắp và hoàn thiện bằng nguồn lực xã hội hóa, từ tấm lòng của nhân dân thành phố và nhân dân cả nước, Khu di tích Bạch Đằng Giang đã được hoàn thành với quy mô như ngày nay. Các đền thờ ba vị anh hùng dân tộc gắn liền với các chiến thắng Bạch Đằng, Chùa Trúc Lâm Tự thờ Phật tổ Thích Ca và Phật Hoàng Trần Nhân Tông; Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; Đền thờ Thánh Mẫu; Đền thờ Tướng công Hoàng tử Lê Duy Mật; cùng các văn bia tượng đài uy nghiêm, thần thái, đều là những công trình kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc. Đặc biệt, việc phát hiện các bãi cọc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288 tại thôn Cao Quỳ (xã Liên Khê), thôn Đầm Thượng (xã Lại Xuân) huyện Thủy Nguyên càng khẳng định thêm giá trị lịch sử quý giá của khu di tích Bạch Đằng Giang.

Khu di tích Bạch Đằng Giang được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia là vinh dự lớn và cũng là trách nhiệm của Đảng bộ và chính quyền nhân dân TP Hải Phòng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị đặc biệt của Khu di tích. Để hoàn thành trách nhiệm đó, Bí thư Thành ủy chỉ đạo: Đề nghị UBND Thành phố khẩn trương kiện toàn ban quản lý khu di tích, thực hiện nhiệm vụ quản lý theo nhiệm vụ đã được phê duyệt và các quy định của Luật Di sản văn hóa, cùng hệ thống các luật liên quan. Đồng thời UBND Thành phố chỉ đạo Ban quản lý Khu di tích ban hành quy chế quản lý, phát huy mô hình ba không trong những năm vừa qua. Tiếp tục duy trì khu Di tích lịch sử quốc gia Bạch Đằng Giang là công trình phục vụ nhân dân, tuyệt đối không thu vé thăm quan, không tổ chức kinh doanh thương mại dịch vụ; không thu tiền trông giữ xe của nhân dân và du khách.

Ban quản lý Khu di tích cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm cho khu di tích thực sự kiểu mẫu, văn minh để nơi đây xứng đáng là nơi lưu giữ hồn thiêng sông núi như lời danh sĩ nổi tiếng thời nhà Trần Phạm Sư Mạnh đã khẳng định “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Chúng ta tin tưởng rằng Khu di tích Bạch Đằng Giang sẽ thực sự trở thành địa chỉ có giá trị giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, hun đúc ý chí, khát vọng xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường cho các thế hệ hôm nay và mai sau”.

Khu Di tích lịch sử quốc gia Bạch Đằng Giang là công trình phục vụ nhân dân, tuyệt đối không thu vé thăm quan, không tổ chức kinh doanh thương mại dịch vụ; không thu tiền trông giữ xe của nhân dân và du khách.

Hải Nguyên (ghi)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

    09:31 | 01/01/2025
  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

    18:15 | 30/12/2024
  • "Hồi sinh" phố cổ Bao Vinh

    Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.

    10:57 | 29/12/2024
  • Phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

    Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Hải Dương, diện mạo Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) ngày càng khang trang. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với khu di tích được bảo tồn, phát huy hiệu quả.

    08:04 | 29/12/2024
  • Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    11:40 | 28/12/2024
  • Hà Tĩnh: Tổ chức Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

    (Xây dựng) - Tối 27/12, tại Quảng trường Thành Sen, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ Y tế; Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tỉnh Hưng Yên; Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024).

    08:49 | 28/12/2024
  • Hà Nội: Khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2

    (Xây dựng) - Festival hoa Mê Linh lần thứ 2, năm 2024 với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” sẽ được tổ chức trong 4 ngày, dự kiến từ ngày 26-29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh (Thành phố Hà Nội).

    14:48 | 27/12/2024
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô”

    (Xây dựng) - Từ ngày 27/12 - 29/12/2024, Sở Du lịch Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô” tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa.

    11:45 | 27/12/2024
  • Bình Định: Tổ chức đại nhạc hội Countdown chào đón năm mới

    (Xây dựng) - Hàng loạt các ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng sẽ trình diễn tại Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc”. Chương trình hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả 1 đêm nhạc mang đẳng cấp vươn tầm quốc tế.

    10:15 | 27/12/2024
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn

    (Xây dựng) - Ngày 26/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức Hội thảo khoa học “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và Hà Nội; các tướng lĩnh quân đội, các nhà nghiên cứu và đông đảo công chúng quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng.

    15:17 | 26/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load