Thứ sáu 22/11/2024 08:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Không gian văn hóa kiến trúc độc đáo của đình Đồng Lạc

15:26 | 01/08/2017

(Xây dựng) – Khác với các khu phố cổ trên thế giới, phố cổ Hà Nội là nơi diễn ra nhiều hoạt động của đời sống xã hội, đồng thời cũng là nơi lưu trữ một kho tàng di sản đồ sộ với 121 di  tích lịch sử – văn hóa. Đình Đồng Lạc ở 38 phố Hàng Đào là một trong những di sản được TP.Hà Nội đặc biệt quan tâm và bảo tồn.

Đình Đồng Lạc (đình chợ bán yếm lụa) ở 38 phố Hàng Đào - Hà Nội được xây dựng vào thời nhà Lê (thế kỷ XVII). Đình là nơi thờ vọng thần Cao Sơn, Linh Lang, Bạch Mã, đồng thời là nơi bán các sản phẩm yếm lụa từ thời Lê. Do nhiều biến động của lịch sử, ngôi đình đã bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1941, đình được xây dựng lại với quy mô hai tầng, một tầng dùng để bán hàng và một tầng để ở. Năm 1956, nơi đây được sử dụng làm cửa hàng bách hoá.

Trong đình Đồng Lạc vẫn còn lưu giữ tấm bia đá dựng năm Tự Đức - Bính Thìn (1856) có ghi rõ nội dung “Đình chợ có bán yếm lụa do hiệu chủ Nguyễn Công Trung và vợ là Nguyễn Thị Từ Thiết xây dựng từ thời Lê, quy mô rộng rãi. Nhưng vì chiến tranh, đình bị phá huỷ. Về sau, ông Hà Đình Nguyễn Cảnh Thê đứng ra lo việc trùng tu lại ngôi đình, giao cho ông Trần Hợp tài và Nguyễn Bá Lân trông nom, xây dựng. Người ở phường Đồng Lạc là Dương Nghĩa Hợp vốn thích làm việc công đức đã cúng 100 quan tiền kẽm để chi dùng cho việc chung. Bản chợ nghĩ đến tình nghĩa “biếu đào tặng mận” đã cùng nhau hội họp bầu con thứ của ông là Lương Văn Tín, tên tự là Doãn Tái, tên hiệu là Nhã Giảng được tòng tự tại đình để tỏ rõ đạo trung hậu, bèn khắc vào bia để truyền lại cho muôn đời”.

Tấm bia là nguồn tư liệu vô cùng quý giá, giúp thế hệ sau biết được ngôi đình và chợ bán yếm lụa đã có ở đây từ thời Lê. Sang thời Nguyễn, đình được dân làng tu bổ trở thành nơi buôn bán trang phục cho phụ nữ.

Năm 2000, trong khuôn khổ hợp tác giữa hai TP.Hà Nội (Việt Nam) và Toulouse (Pháp), đình Đồng Lạc đã được dựng lại đúng theo dáng xưa với kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Đến đầu năm 2010 một lần nữa đình được trùng tu tôn tạo, phục dựng lại theo dáng xưa. Đó là sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại đồng thời tôn trọng về bảo tồn, tôn tạo phố cổ để đình còn là nơi giới thiệu sự hình thành của  làng - phường - phố nghề truyền thống. Hiện nay đình Đồng Lạc đã thực sự trở thành “Ngôi nhà di sản” quý hiếm của TP.Hà Nội.

Giữa con phố buôn bán tấp nập, đình Đồng Lạc như một nốt lặng giữa những cung thanh ồn ã của đô thị hiện đại. Bước vào không gian của ngôi đình, chúng ta sẽ như sống lại một thế giới của xưa cũ trầm mặc với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Những khung cửa gỗ màu đen được trạm trổ tinh xảo, tường sơn vàng nhạt, cùng những bộ bàn nghế mang hơi hướng xưa cũ. Đan xen trước và sau mỗi gian nhà là sân vườn mở hứng toàn bộ ánh sáng mặt trời dọi xuống những tán cây xanh mướt. Lối dẫn lên tầng hai của Đình Đồng Lạc là chiếc cầu thang nâu bóng được trạm trổ tinh xảo. Gian ngoài là nơi trưng bày những sản phẩm lụa, bên trong là gian thờ được kết nối bằng một cầu thang dẫn ngoài trời. Sự hòa quyện giữa không gian văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của ngôi đình khiến cho bất cứ ai lạc bước vào đây cũng phải trầm trồ thán phục.

Để khai thác không gian văn hóa di sản một cách hiệu quả, tháng 1/2017, TP.Hà Nội đã kết hợp cùng thương hiệu Hanoia để đưa các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ làng nghề như đồ sơn mài cao cấp, mây tre đan, lụa Lãnh Mỹ A…vào trưng bày.

Ngoài ra, nơi đây còn là nơi tổ chức các buổi tọa đàm và triển lãm định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng, với khách mời là các nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, học giả uy tín nhằm tạo ra một địa điểm giao lưu văn hóa cho những người yêu di sản.

Đồng thời đình Đồng Lạc còn là không gian văn hóa giới thiệu vẻ đẹp truyền thống đã bị lãng quên, cũng là nơi khơi gợi vẻ đẹp mới trong sáng tạo, nơi giao lưu và liên kết giữa các trí thức, nghệ sỹ và còn là nơi cho những ai quan tâm đến văn hóa truyền thống tìm đến để chiêm ngưỡng.

Một số hình ảnh của đình Đồng Lạc:

Đình Đồng Lạc ở 38 phố Hàng Đào – Hà Nội.

Khu vườn tiếp giáp giữa hai gian là nơi uống trà và tiếp khách thập phương.

Gian bên trong của đình Đồng Lạc mang không gian kiến trúc độc đáo.

Những khoảng vườn ngoài trời xanh mướt những bóng cây.

Cầu thang dẫn lên tầng hai của ngôi đình.

Sản phẩm lụa được trưng bày tại đình Đồng Lạc.

Các sản phẩm làng nghề như mây tren đan, đồ đá, sơn mai …được trưng bày tại đình Đồng Lạc.

Tầng hai của ngôi Đình luôn tràn ngập ánh nắng.

Tầng trên tiếp nối là không gian thờ thoáng đãng.

Hạ Ly

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Công nhận bảo vật quốc gia 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn

    (Xây dựng) – 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được phát hiện vào năm 1992, gần tháp Cánh Tiên, trong khu thành Đồ Bàn, thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cặp sư tử thành Đồ Bàn được xem là những tượng sớm nhất thuộc phong cách tháp Mẫm và có tạo hình tư thế độc đáo nhất trong lịch sử điêu khắc tượng sư tử của Champa.

  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

    (Xây dựng) - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.

  • Hà Tĩnh: Đẩy nhanh tu bổ, tôn tạo di tích khu mộ, tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu huyện Hương Sơn chỉ đạo, động viên các nhà thầu tranh thủ tối đa các thời điểm thời tiết thuận lợi; tăng cường nhân lực, “vượt nắng thắng mưa”, hoàn thành các hạng mục dự án trước ngày 20/12/2024. Đơn vị tư vấn cần tăng cường giám sát để công trình thi công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật.

  • Cà Mau: Khởi công xây dựng Di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, tại xã Trần Phán (huyện Đầm Dơi), UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Di tích chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là. Đây là 1 trong 7 công trình được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lựa chọn là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030.

  • Trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh về Di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh khai mạc trưng bày “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh”.

  • Khơi dậy sức sống cho di sản

    Số lượng di tích đồ sộ, di sản phi vật thể phong phú đang được coi là nguồn lực lớn cho công nghiệp văn hóa, cho kinh tế sáng tạo của Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều địa phương từng bước tích cực khai thác nguồn lực này, dù rằng, hiệu quả có trong thực tế có thể chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và chưa hẳn được như kỳ vọng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load