Thứ sáu 26/04/2024 10:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Khối ngoại bán ròng kỷ lục 2,5 tỷ USD trong 11 tháng

16:35 | 01/12/2021

Nước ngoài bán ròng kỷ lục nhưng không còn tác động quá lớn đến thị trường chứng khoán. Áp lực bán chủ yếu ở các mã HPG, VPB, VNM và VIC.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang khá sôi động, trở thành kênh dẫn vốn và đầu tư hiệu quả trong năm nay. Ngay trong tháng 11, chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng lịch sử 1.500 điểm và chỉ bị điều chỉnh gần đây do lo ngại về biến thể virus mới Omicron.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11, VN-Index đứng ở mức trên 1.478 điểm, tương ứng tăng hơn 34 điểm (2,4%) so với cuối tháng trước. Tính từ đầu năm, chỉ số này tăng trưởng 34% và nằm trong số các chỉ số chứng khoán tích cực nhất thế giới.

Dù bối cảnh chung tích cực, giao dịch khối ngoại lại trở thành điểm trừ lớn nhất của thị trường. Nhóm nhà đầu tư này bán ròng 227 triệu cổ phiếu trên toàn thị trường, tương ứng giá trị hơn 8.900 tỷ đồng.

Bán ròng kỷ lục 2,5 tỷ USD

Tính lũy kế 11 tháng đầu năm, dòng vốn ngoại đã bán ròng tổng cộng 57.659 tỷ đồng (hơn 2,5 tỷ USD) trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trước đó trong năm 2020, khối ngoại cũng bán ròng 16.000 tỷ đồng và nhà đầu tư kỳ vọng họ có thể quay lại mua ròng khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, độ bao phủ của vaccine tăng lên cũng như kỳ vọng về câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, diễn biến thị trường đang đi ngược kỳ vọng, lượng bán ròng trên 2,5 tỷ USD tại các sàn chứng khoán trong nước là mức cao nhất Đông Nam Á. Con số này thậm chí bằng tổng lượng vốn rút ròng trên 2 thị trường lớn là Thái Lan và Malaysia cộng lại, dù quy mô thị trường Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.

khoi ngoai ban rong ky luc 25 ty usd trong 11 thang

Tính riêng tại sàn HoSE, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 8.677 tỷ đồng trong tháng vừa qua và là tháng rút vốn thứ 4 liên tiếp. Lũy kế dòng vốn này bán ròng tổng cộng khoảng 55.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán lớn nhất Việt Nam.

Tại sàn niêm yết quy mô nhỏ hơn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 423 tỷ đồng ở tháng 11, tăng 27% so với tháng liền trước và lũy kế đã rút ròng tổng cộng hơn 1.130 tỷ đồng.

Ở sàn giao dịch UPCoM, khối ngoại bất ngờ là đối tượng mua ròng trở lại 192 tỷ đồng trong tháng 11. Tuy nhiên tính chung từ đầu năm thì nhóm nhà đầu tư trên vẫnị bán ròng ở mức gần 1.600 tỷ đồng.

Xét riêng từng cổ phiếu, HPG của Hòa Phát là mã bị rút ngoài mạnh tay rút vốn nhiều nhất. Tổng khối lượng rút ròng là 333 triệu cổ phiếu với giá trị bán ròng gần 17.400 tỷ đồng tính từ đầu năm.

Một số mã khác cũng bị nước ngoài bán ròng rất mạnh trên 5.000 tỷ đồng. Theo thứ tự là VPB của ngân hàng VPBank, VNM của Vinamilk, VIC của tập đoàn Vingroup và CTG của ngân hàng VietinBank.

khoi ngoai ban rong ky luc 25 ty usd trong 11 thang

Ở chiều ngược lại vẫn có một số cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài rót vốn đáng kể. Trong đó STB của ngân hàng Sacombank được mua ròng mạnh nhất với gần 148 triệu cổ phiếu, tương ứng giá tị 4.053 tỷ đồng kể từ đầu năm.

Một số mã khác cũng được khối ngoại mua ròng trên 1.000 tỷ đồng, lần lượt bao gồm VHM của Vinhomes, FUEVFVND của chứng chỉ quỹ DCVFMVN Diamond, MWG của Đầu tư Thế Giới Di Động, THD của Thaiholdings, PLX của Petrolimex, FUESSVFL của chứng chỉ quỹ SSIAM VNFin Lead và cuối cùng là TPB của TPBank.

Mức độ tác động không còn lớn

Thống kê từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn đạt khoảng 50 tỷ USD, gần với mức đầu năm, cho thấy nhóm này chỉ mới bán chứng khoán chứ chưa thật sự rút tiền khỏi Việt Nam.

Áp lực bán của khối ngoại là có nhưng mức độ tác động đến chứng khoán trong nước đã giảm dần. Nhà đầu tư trong nước đang gia nhập ngày càng lớn và trở thành nhân tố chủ chốt dẫn dắt đà đi lên của thị trường chung.

Thống kê từ HoSE cho thấy tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong các tháng gần đây chiếm khoảng 5% tổng thanh khoản thị trường, trong khi tỷ trọng vào thời điểm đầu năm nay vẫn còn trên 10% thanh khoản mỗi phiên.

Trao đổi trên talkshow Phố Tài chính, ông Dominic Scriven, chủ tịch Dragon Capital nêu quan điểm việc khối ngoại bán ròng mạnh là tổng hợp của nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất là việc xác định vai trò của Việt Nam trên các thị trường vốn của nước ngoài. Việt Nam được xem là thị trường cận biên và đầu tư vào các thị trường cận biên đang kém hấp dẫn hơn, cần được thay thế. Chính vì vậy khối ngoại đã phải bán đi các khoản đầu tư của họ tại đây.

Trong khi Việt Nam vẫn chưa được xét vào các thị trường mới nổi nên đã hạn chế khả năng để thu hút vốn ngoại. Cuối cùng là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên phản ứng bình thường là muốn rút vốn về quê nhà.

Bên cạnh đó cũng còn một số khó khăn với nhà đầu tư nước ngoài như khả năng tiếp cận đủ thông tin bằng ngôn ngữ tiếng Anh khá hạn chế, quy định về gửi tiền trước qua tài khoản chứng khoán vẫn chưa được dỡ bỏ, room ngoại ở một số công ty đã cạn...

Đồng quan điểm, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành kiêm trưởng bộ phận Đầu tư Vinacapital cho rằng việc mở tài khoản chứng khoán ở Việt Nam tương đối phức tạp đối với các nhà đầu tư nước ngoài khiến sự gia nhập bị hạn chế và số lượng sản phẩm đầu từ trên thị trường cũng ở mức hạn chế.

Chuyên gia của VinaCapital tin tưởng khối ngoại sẽ quay trở lại nhưng quan trọng là Việt Nam cần có thêm sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. Ông hy vọng sẽ có một số sản phẩm phái sinh để cho nhà đầu tư trong và nước ngoài cùng tham gia.

Bên cạnh đó ông Andy Ho cũng kỳ vọng Việt Nam sẽ được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, theo tiêu chí của MSCI.

Theo Huy Lê/Zing.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    20:35 | 25/04/2024
  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    20:30 | 25/04/2024
  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

    20:26 | 25/04/2024
  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

    20:11 | 25/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

    18:21 | 25/04/2024
  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    18:01 | 25/04/2024
  • Vĩnh Phúc chú trọng công tác quy hoạch thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, du lịch

    (Xây dựng) - Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trao quyết định thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp về chiến lược phát triển ngành công nghiệp, phát triển dịch vụ của tỉnh. Đây là cơ hội để Vĩnh Phúc tiếp tục trở thành “địa chỉ đỏ” của các nhà đầu tư, chuyên gia, lao động có tay nghề hàng đầu trong nước, khu vực và quốc tế.

    17:57 | 25/04/2024
  • Thanh Hóa: Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép công nghệ cao tại thị xã Nghi Sơn

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1641/QĐ-UBND về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép công nghệ cao Đại Dương tại xã Tân Trường và xã Tùng Lâm, thị xã Nghi Sơn.

    15:58 | 25/04/2024
  • Bắc Giang: Đảm bảo việc chấp hành quy định pháp luật trong lĩnh vực xây dựng tại các cụm công nghiệp

    (Xây dựng) – Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành văn bản yêu cầu tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

    14:40 | 25/04/2024
  • Quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu

    (Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BKHĐT quy định về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

    14:35 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load