Chủ nhật 05/05/2024 15:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Khóa họp thứ 13 Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh (JETCO 13)

11:34 | 25/08/2023

(Xây dựng) – Vừa qua, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng và Quốc vụ khanh Bộ Kinh doanh và Thương mại Vương quốc Anh Nigel Huddleston, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức Khóa họp lần thứ 13 Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh (JETCO13).

Khóa họp thứ 13 Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh (JETCO 13)
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện.

Phát biểu tại Khóa họp, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đã khẳng định qua 12 kỳ họp trước, cơ chế về Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh đã có những bước phát triển bền vững, góp phần giải quyết những vướng mắc về chính sách, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp hai nước.

Điểm lại những thành công nhân dịp năm 2023 hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho rằng quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước đã và đang chứng kiến những bước phát triển về vượt bậc, trải rộng trên nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng. Về lĩnh vực thương mại, hai nước đã có Hiệp định UKVFTA đi vào thực thi hơn 2 năm và gần đây nhất là Hiệp định CPTPP khi Anh trở thành thành viên thứ 12 của Hiệp định này. Về năng lượng, với sự thúc đẩy và hỗ trợ mạnh mẽ của Vương quốc Anh sau COP26 do Vương quốc Anh làm Chủ tịch, Việt Nam đã đưa ra được cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cùng lộ trình, định hướng mạnh mẽ để đạt được mục tiêu này. Đặc biệt hơn, sau đó Việt Nam nhận được sự hỗ trợ của Vương quốc Anh cùng các nước với Chương trình đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP). Các lĩnh vực kinh tế khác tài chính – ngân hàng, y tế, giáo dục và đào tạo… đều được các Bộ, ngành, cơ quan hai nước phối hợp chặt chẽ, cùng thực hiện các chương trình hợp tác hiệu quả, mang lại kết quả bền vững cho cả hai bên.

Tại cuộc họp, hai Bên đã trao đổi cởi mở thẳng thắn về những nội dung cụ thể sau: Về lĩnh vực năng lượng, Việt Nam đã chia sẻ với phía Anh thông tin về tình hình triển khai Quy hoạch điện 8, cũng như một số thông tin hướng dẫn về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). Phía Việt Nam cũng cảm ơn Vương quốc Anh đã hỗ trợ Việt Nam trong cơ chế Chuyển đổi năng lượng công bằng JETP, đồng thời đề nghị phía Anh tăng cường hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý, vận hành hệ thống điện, thị trường điện…

Về lĩnh vực y tế, Việt Nam đã trả lời nội dung với phía Anh thông tin về tình hình Luật được sửa đổi mà phía Anh quan tâm, đồng thời đề nghị Anh hợp tác trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thuốc, vắc xin, tăng cường trao đổi học thuật giữa hai nước. Phía Anh đã bày tỏ thiện chí sẵn sàng hợp tác với Việt Nam đồng thời đề cập đến chương trình Y tế ASEAN và Chương trình trung tâm sáng tạo y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và phía Anh dự kiến triển khai.

Về lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống, phía Anh đã bày tỏ nhiều quan tâm về việc Việt Nam hướng dẫn và hỗ trợ việc đăng ký mở cửa thị trường đối với các sản phẩm thịt gia cầm, thịt bò, hải sản của Anh sang Việt Nam. Trong khi đó, phía Việt Nam mong muốn Vương quốc Anh hỗ trợ năng lực về công tác nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, cũng như chuyển giao công nghệ các vắc xin mới cho người dân Việt Nam tăng cường sức đề kháng đối với các loại virus gây bệnh mới.

Về lĩnh vực tài chính ngân hàng, hai Bên đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực Fintech (công nghệ tài chính) và mong rằng sẽ có nhiều cơ hội hợp tác về xây dựng năng lực trong thời gian tới.

Về lĩnh vực thương mại và đầu tư song phương, phía Việt Nam một lần nữa hoan nghênh Vương quốc Anh trở thành thành viên của Hiệp định CPTPP, đồng thời đề nghị phía Anh có các chương trình hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả tận dụng các cam kết song phương và đa phương của hai bên, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại, định kỳ tổ chức hoạt động kết nối doanh nghiệp hai nước, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai bên tham gia thị trường của nhau, hợp tác trong lĩnh vực quản lý thị trường.

Đặc biệt, hai Bên thống nhất sẽ thúc đẩy trao đổi về phát triển hợp tác trong lĩnh vực du lịch, vốn có tiềm năng rất lớn từ cả hai phía. Việc phát triển du lịch giữa hai nước sẽ cũng bổ trợ cho tăng trưởng thương mại và đầu tư, hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước.

Phát biểu tại cuối phiên họp, Quốc vụ khanh Nigel Huddleston cảm ơn Việt Nam về sự đón tiếp chu đáo và khẳng định những vấn đề đã được trao đổi tại JETCO 13 sẽ được cấp kỹ thuật hai Bên tiếp tục triển khai. Hai bên nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ, nỗ lực giải quyết triệt để, hiệu quả các vấn đề đã thảo luận tại Khóa họp này, góp phần đưa quan hệ giữa hai nước được đẩy lên thêm tầm cao mới.

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

    (Xây dựng) - Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

  • Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

    (Xây dựng) – Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Trong đó, 3 cụm động lực phát triển kinh tế là Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

  • Phê duyệt duy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

  • Thái Bình: Cần đẩy nhanh triển khai xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện LNG

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình nằm trong Quy hoạch Trung tâm Điện - Khí LNG xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Dự án do Tập đoàn Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư, với quy mô công suất 1.500MW. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu.

  • Lào Cai: Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Thông báo số 108/TB-VPUBND về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

  • Phấn đấu đến năm 2030 vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh

    (Xây dựng) - Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load