Thứ tư 15/01/2025 15:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Khi tiêu thụ luôn là sức ép với ngành sản xuất xi măng...

20:29 | 13/04/2016

(Xây dựng) - Mặc dù bước sang tháng 3/2016, sức tiêu thụ xi măng đã tăng đáng kể, đạt 6,27 triệu tấn, tăng 107% so với cùng kỳ tháng trước. Mức tiêu thụ này đã đưa tổng sản lượng tiêu thụ xi măng trong 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 15,71 triệu tấn, bằng 109,8% so cùng kỳ năm 2015; xuất khẩu XM trong 3 tháng đầu năm cũng tăng, đạt 3,50 triệu tấn và bằng 102% so với cùng kỳ năm 2015.


Đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau…

Mặc dù sản lượng tiêu thụ xi măng đã tăng trở lại, hàng loạt các dự án BĐS, các công trình hạ tầng được xây dựng là tín hiệu đáng mừng, nhưng với các doanh nghiệp xi măng thì sức ép tiêu thụ vẫn là nỗi lo không dễ thở, nhất là khu vực miền Bắc.

“Cuộc chiến” mang tên tiêu thụ là sức ép với nhiều doanh nghiệp bởi thị trường vẫn trong tình trạng cung cao hơn cầu.

Ông Nguyễn Anh Quân - Xí nghiệp Tiêu thụ VICEM Hoàng Thạch cho biết: Để đạt mục tiêu tiêu thụ gần 4 triệu tấn xi măng thì VICEM Hoàng Thạch phải bán được 12 nghìn - 13 nghìn tấn xi măng mỗi ngày. Nếu mỗi sớm thức dậy không đạt được con số trên thì mục tiêu tiêu thụ gần 4 triệu tấn xi măng trong năm 2016 sẽ xa dần.  

Là thương hiệu uy tín hàng đầu, VICEM Hoàng Thạch được tiêu thụ mạnh trong khối dân sinh, đi sâu vào thị trường và có uy tín cao, nhưng nhược điểm tiêu thụ khối này là phụ thuộc vào thị trường nên sức mua ở các tháng mùa mưa, tháng tết rất kém. Nếu các doanh nghiệp XM khác cung cấp cho khối công nghiệp vẫn đạt sức tiêu thụ 10.000 tấn/ngày trong thời điểm Tết thì xi măng Hoàng Thạch chỉ bán được khoảng 6.000 tấn/ngày.

“Chiến lược tiêu thụ xi măng của VICEM Hoàng Thạch đang được tính toán, bên cạnh việc đẩy mạnh tiêu thụ xi măng trong khối dân sinh thì VICEM Hoàng Thạch cần phải làm xi măng rời công nghiệp…” - ông Quân nhấn mạnh.

Nói về chiến lược, ông Lê Thành Long, Tổng Giám đốc VICEM Hoàng Thạch cho biết, để thực hiện mục tiêu tiêu thụ gần 4 triệu tấn xi măng, VICEM Hoàng Thạch sẽ tập trung nâng cao năng lực sản xuất định hướng chất lượng và hiệu quả bằng cách tối ưu hóa sản xuất theo quản lý chuỗi giá trị (5 công đoạn và 7 phân đoạn), hoàn thiện hệ thống quy trình quản lý sản xuất theo tổ chức và mô hình chuỗi giá trị mới… Bên cạnh việc nâng cao năng lực phân phối hiệu quả như hoàn thiện tổ chức hệ thống nhà phân phối chính, phát triển hệ thống cửa hàng đạt chuẩn… thì việc giữ vững cũng như phát triển thị trường sang các địa bàn mới là vô cùng quan trọng.   

Với VICEM Hà Tiên, “đóng đô” nơi mật độ nhà máy xi măng ít hơn khu vực phía Bắc nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng dễ thở hơn. Không chủ quan, VICEM Hà Tiên đã đưa ra chiến lược bán hàng riêng. Hàng năm Xí nghiệp Tiêu thụ và Dịch vụ VICEM Hà Tiên tổ chức khảo sát thị trường xi măng, quan tâm tới công tác PR và quản lý thương hiệu, đồng thời nâng cao các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng; tiếp nhận và giải quyết nhanh nhất các ý kiến của khách hàng về sản phẩm. Dựa trên chiến lược phát triển của Cty, VICEM Hà Tiên đã xác định mục tiêu ngắn và trung hạn, dài hạn bằng các chương trình hành động cụ thể như kiểm soát quá trình thực hiện và phân tích kết quả thực hiện trong tiêu thụ và phát triển ngành hàng. Ngoài ra, các công tác thu thập, phân tích xử lý và phản hồi thông tin thị trường, dự báo cung cầu, bảo vệ, quảng bá thương hiệu, hình ảnh, quan hệ cộng đồng, các dịch vụ cung cấp kèm theo sản phẩm, phát triển sản phẩm mới…

Là đơn vị liên doanh với 2 dây chuyền sản xuất có công suất thiết kế 4,3 triệu tấn/năm, xi măng Nghi Sơn có mặt ở nhiều địa bàn. Hiện Cty đang thực hiện mục tiêu chiến lược tiếp tục tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ, giữ thị phần, tăng chủng loại xi măng đáp ứng nhu cầu thị trường…

Như vậy, mỗi đơn vị một chiến lược tiêu thụ riêng, nhưng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đưa ra các chiến lược tiếp cận khách hàng, nâng cao niềm tin của khách hàng với thương hiệu là hướng đi chung của nhiều doanh nghiệp xi măng.

Vũ Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thay đổi khung thời gian khai thác cát, sỏi lòng sông

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 10/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản; trong đó có Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

  • Nhà đẹp 2025: Cửa nhôm kính có thực sự là yếu tố quyết định?

    (Xây dựng) - Khi nhắc đến một ngôi nhà hiện đại, chúng ta thường hình dung ra không gian mở, tràn ngập ánh sáng tự nhiên và đầy tính thẩm mỹ. Nhưng liệu cửa nhôm kính – một yếu tố đang rất thịnh hành – có thực sự giữ vai trò quyết định trong việc tạo nên vẻ đẹp của ngôi nhà?

  • Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam: Phát triển công nghệ bê tông Việt Nam bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng trong kỷ nguyên mới

    (Xây dựng) – Là tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hội Bê tông Việt Nam không chỉ hoạt động chuyên môn về lĩnh vực vật liệu mà còn quan tâm cả công nghệ thi công đến thiết kế kết cấu công trình. Trước yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong kỷ nguyên mới, Hội Bê tông Việt Nam xác định các nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các dự báo, định hướng phát triển cho công nghệ bê tông ở Việt Nam, đáp ứng thực tiễn xây dựng của đất nước cũng như đảm bảo tính bền vững của công trình. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam về những nhiệm vụ quan trọng này.

  • Đôn đốc các nhà máy xi măng lắp đặt hệ thống phát điện từ nhiệt thải

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng vừa có Văn bản 75/BXD-VLXD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải tại các dây chuyền sản xuất xi măng.

  • Bắc Giang: Tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trong diện tích dự án đầu tư xây dựng

    (Xây dựng) – Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang có công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý, giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển, sử dụng khoáng sản trong diện tích dự án trên địa bàn tỉnh.

  • Vụ mỏ cát 370 tỷ: Hủy kết quả đấu giá, phạt Công ty MT Quảng Đà 17 triệu đồng

    (Xây dựng) – UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vừa đưa ra quyết định hủy kết quả phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với điểm mỏ ĐB2B tại xã Điện Thọ được tổ chức vào ngày 19/10/2024. Công ty Cổ phần MT Quảng Đà (Công ty MT Quảng Đà) cũng bị xử phạt 17 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load