Chủ nhật 10/11/2024 18:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1:

Khẳng định năng lực nhà thầu nội

15:27 | 21/09/2015

(Xây dựng) - “Việc xây dựng thành công Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có ý nghĩa bước ngoặt bởi đây là nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất tổ máy lớn nhất Việt Nam, công nghệ tiên tiến hiện đại, sử dụng than trong nước là chính. Tôi đánh giá cao nỗ lực của người lao động, kỹ sư, công nhân LILAMA trong thời gian qua đã vượt qua rất nhiều khó khăn, hoàn thành dự án. Đây cũng là dự án đầu tiên chủ đầu tư, tổng thầu đều là doanh nghiệp trong nước”.

Đó là nhận định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi Lễ khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 vừa được tổ chức tại Hà Tĩnh.

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, Tổng Cty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) là tổng thầu EPC.

Thủ tướng đánh giá: “Điều đáng mừng là đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam trưởng thành, có thể tự làm được các nhà máy điện thủy điện, nhiệt điện, khí điện. Việt Nam từ chỗ thiếu điện, đến nay đã có thừa công suất 20 - 25% để dự phòng. Điều đó cho thấy, chủ trương phát huy nội lực, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hoàn toàn đúng đắn”.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta luôn luôn khuyến khích đầu tư nước ngoài nhưng nếu không có nội lực thì không thể đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được. Điều đáng mừng là từ dự án nhiệt điện đầu tiên đến nay, đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam, đặc biệt là LILAMA đã trưởng thành lên rất nhiều. Thủ tướng dẫn chứng: “Các dự án do LILAMA thực hiện đều rẻ hơn nhà thầu nước ngoài làm tới hàng trăm triệu đô la. Riêng tại dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1 rẻ hơn khoảng 800 triệu đô la”.

Thủ tướng cũng lưu ý: “Trong thời gian tới, phải tiếp tục phát huy nội lực, không được chủ quan, thỏa mãn vì yêu cầu kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao hơn. Với yêu cầu bảo đảm đủ điện cho đất nước. Các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, tổng thầu những dự án điện lớn như Thái Bình, Sông Hậu 1, Long Phú, Quảng Trạch... phải nỗ lực hơn nữa, hoàn thành các dự án bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, đạt tỷ lệ nội địa hóa ngày càng cao hơn”.

Đối với LILAMA, dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 một lần nữa khẳng định trình độ, năng lực hàng đầu trong lực cơ khí lắp máy tại Việt Nam. Theo ông Lê Văn Tuấn, Tổng Giám đốc LILAMA, tại dự án này, LILAMA đã kế thừa và phát huy kinh nghiệm quản lý từ các dự án EPC trước đó. Lực lượng điều hành dự án của LILAMA đã đảm nhận hầu hết phần việc quan trọng trong chuỗi từ lập kế hoạch chạy thử, điều động chuyên gia đến chạy thử từng hệ thống công nghệ...

Dự án được chủ đầu tư cũng như Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đánh giá rất cao khi so sánh với các nhà máy điện đốt than khác đã và đang được xây dựng trong nước, qua các tiêu chí như hiệu suất lò hơi cao, công suất tổ máy tăng, vận hành ổn định, tuân thủ chặt chẽ yêu cầu môi trường.

Cụ thể, mỗi tổ máy phát công suất cao nhất đạt 632MW (vượt 5,8% công suất định mức); công suất phát tinh lên lưới của hai tổ máy tăng thêm 14,4MW, suất tiêu hao sinh nhiệt giảm, làm lợi cho chủ đầu tư hàng trăm triệu USD về chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành trong suốt vòng đời nhà máy do tăng công suất nhưng lại tiết kiệm nhiên liệu. Các chỉ số khí thải ra môi trường cũng thấp hơn nhiều so với cam kết; hệ thống xử lý tro xỉ hoạt động khép kín giữ cho nhà máy luôn được sạch, không gây tác động xấu đến môi trường xung quanh. Hai tổ máy đến nay luôn hoạt động phát điện lên lưới ổn định ở mức tải cao, góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt điện năng trong giai đoạn cao điểm nắng nóng vừa qua.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Quyền Chủ tịch, Tổng giám đốc PVN cho biết, đây là một trong số ít các dự án đạt mức nội địa hóa đáng khích lệ (30%), trong đó có gói thầu tỷ lệ nội địa hóa lên đến 55% do các đơn vị trong nước sản xuất. Đến nay, nhà máy đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia hơn 3 tỷ kWh. Hằng năm, nhà máy sẽ cung cấp cho hệ thống khoảng 7,2 tỷ kWh, góp phần đáp ứng nhu cầu của khu vực nói chung và hệ thống điện quốc gia nói riêng.

Vân Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Linh hoạt bố trí vốn nhà nước tham gia dự án PPP

    Theo Bộ Giao thông vận tải, trước khi thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) ban hành vào năm 2020, cả nước đã huy động gần 319.000 tỷ đồng đầu tư 140 dự án giao thông theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT. Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

    08:14 | 10/11/2024
  • Doanh nghiệp ngành Xây dựng “trở lại” kênh huy động vốn từ trái phiếu chỉ với 200 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tháng 10/2024 ghi nhận có 21 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 19.678 tỷ đồng và 4 đợt phát hành ra công chúng trị giá 1.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 1 đợt phát hành với giá trị vỏn vẹn 200 tỷ đồng đến từ doanh nghiệp ngành Xây dựng.

    22:51 | 09/11/2024
  • Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2024, tạo đà cho năm 2025

    (Xây dựng) - Chiều 9/11 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 dưới sự chủ trì, điều hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn.

    22:46 | 09/11/2024
  • 4 nhóm giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95% theo kế hoạch Thủ tướng giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định, nghị quyết để chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

    20:57 | 09/11/2024
  • Ngày hội ITEC 2024

    (Xây dựng) – Ngày 8/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm Chương trình Hợp tác kinh tế và kỹ thuật Ấn Độ (ITEC) – 2024.

    18:30 | 09/11/2024
  • Long An sẽ là tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu cả nước

    (Xây dựng) - Bằng nhiều cách làm hay và quyết liệt, tỉnh Long An đã tạo “cầu nối” để chính quyền và doanh nghiệp trở nên gần hơn, tăng thêm niềm tin, niềm hy vọng để phát triển…

    18:27 | 09/11/2024
  • Hậu Giang: Chấp thuận Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh đầu tư Khu đô thị mới Mái Dầm

    (Xây dựng) – Ngày 8/11, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Quyết định số 1574/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh đầu tư Khu đô thị mới Mái Dầm, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Khu đô thị này có diện tích khoảng 96,79ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 4.356 tỷ đồng.

    16:00 | 09/11/2024
  • Hà Tĩnh: Triển khai, hướng dẫn Nghị định số 138

    (Xây dựng) - Hà Tĩnh vừa tổ chức cuộc họp để quán triệt, triển khai, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 138 ngày 24/10/2024 của Chính phủ và Nghị quyết số 135 ngày 31/10/2024 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh.

    14:19 | 09/11/2024
  • Hội thảo Tổng quan sản xuất bán dẫn – Từng bước tiến tới tự chủ công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

    (Xây dựng) - Hội thảo Tổng quan sản xuất bán dẫn đã diễn ra thành công với sự tham gia của đông đảo chuyên gia đầu ngành, đại diện các doanh nghiệp sản xuất điện tử và bán dẫn trong nước và quốc tế. Sự kiện do Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư INTECH Group phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Công ty Công nghệ bán dẫn DNN từ Đài Loan tổ chức với mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất bán dẫn nội địa, thúc đẩy Việt Nam từng bước tự chủ và trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

    09:49 | 09/11/2024
  • Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển kinh tế rừng tại tỉnh Bình Định”

    (Xây dựng) – Ngày 8/11, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển kinh tế rừng tại tỉnh Bình Định”.

    09:46 | 09/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load