Thứ hai 07/10/2024 19:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Khẩn trương hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại 2 thành phố lớn trình Thường trực Chính phủ trước ngày 10/10/2024

22:25 | 01/10/2024

(Xây dựng) - Ngày 01/10, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 443/TB-VPCP kết luận Phiên họp thứ 3 của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Khẩn trương hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại 2 thành phố lớn trình Thường trực Chính phủ trước ngày 10/10/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu 2 Thành phố lớn khẩn trương tiếp thu đầy đủ ý kiến phát biểu tại cuộc họp và ý kiến góp ý bằng văn bản để hoàn thiện các nội dung của Đề án, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 05/10/2024.

Tại Thông báo trên, Phó Thủ tướng biểu dương Bộ Giao thông vận tải và Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh về công tác chuẩn bị Đề án bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, kỹ lưỡng, công phu, bài bản. Về cơ bản thống nhất với lộ trình, tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/BCT của Bộ chính trị như đề xuất của hai Thành phố và Bộ Giao thông vận tải (đến năm 2035, hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch hiện có, với tổng chiều dài 580,8km).

Để bảo đảm chất lượng, tiến độ Đề án trình Thường trực Chính phủ, Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương tiếp thu đầy đủ ý kiến phát biểu tại cuộc họp và ý kiến góp ý bằng văn bản của các cơ quan để tiếp tục hoàn thiện các nội dung của Đề án, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 05/10/2024, trong đó tập trung làm rõ bối cảnh, tình hình triển khai, những vấn đề đặt ra và hướng xử lý của các dự án đường sắt đô thị trong quá trình xây dựng Đề án tại mỗi địa phương, nhất là về huy động nguồn lực, cơ chế chính sách đặc thù (UBND Thành phố Hà Nội sớm bổ sung ý kiến thống nhất của Thường trực Thành ủy).

Bộ Giao thông vận tải khẩn trương tổng hợp, hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035 trình Thường trực Chính phủ trước ngày 10/10/2024.

Trong quá trình rà soát, hoàn thiện Đề án, Phó Thủ tướng yêu cầu Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, cơ quan liên quan lưu ý các vấn đề sau:

Về nội dung Đề án

Rà soát bổ sung làm rõ căn cứ xác định suất đầu tư của từng kilomet đường sắt đô thị (đi trên cao và đi ngầm); cơ sở lựa chọn công nghệ; khả năng làm chủ công nghệ, vận hành, khai thác (xác định cơ quan chủ trì tiếp nhận công nghệ, thiết bị, đầu máy, toa xe); nhu cầu và phương án đào tạo nhân lực...

Rà soát, làm rõ phương án huy động nguồn vốn đầu tư; cơ chế, chính sách để huy động, phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác; đánh giá tác động, ảnh hưởng của việc huy động vốn vay đối với sự an toàn, ổn định kinh tế vĩ mô.

Về mô hình tổ chức triển khai, quản lý các tuyến đường sắt đô thị: Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thống nhất với hai Thành phố để đề xuất mô hình phù hợp, hiệu quả.

Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương sớm tổ chức quy hoạch không gian ngầm, trong đó có mạng lưới đường sắt đô thị ngầm để phục vụ cho công tác xây dựng Đề án và chuẩn bị đầu tư các dự án.

Về cơ chế đặc thù

Hai Thành phố tập trung rà soát đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết để phát triển đường sắt đô thị cho hai thành phố. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, cập nhật vào các cơ chế, chính sách đặc thù của Đề án cho phù hợp; trong đó lưu ý tổng hợp các cơ chế đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 và cơ chế đặc thù của Thành phố Hà Nội theo Luật Thủ đô; các cơ chế, chính sách đặc thù đang được Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh trong Luật Đầu tư công, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Đánh giá tác động nợ công

Trên cơ sở lộ trình, kế hoạch và nhu cầu vốn của các địa phương, đề nghị hai Thành phố báo cáo đánh giá tác động đến ngân sách Nhà nước và nợ công của Thành phố và cung cấp thông tin, số liệu gửi Bộ Tài chính trước ngày 05/10/2024.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tính toán, đánh giá tác động tổng hợp nợ công khi triển khai các dự án đầu tư (đường sắt đô thị của hai thành phố; đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc: Tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng và các dự án khác...).

Phó Thủ tướng đặt ra yêu cầu cụ thể về hoàn thiện Hồ sơ và tiến độ trình Đề án. Cụ thể, về hoàn thiện Hồ sơ trình: Phó Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm đúng quy định Quy chế làm việc của Chính phủ và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, bao gồm: Tờ trình Thường trực Chính phủ, dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị, dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị, Báo cáo chính, báo cáo tóm tắt Đề án; các phụ lục kèm theo.

Đối với hồ sơ trình Quốc hội: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội theo quy định, trong đó có dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế đặc thù để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Giao Bộ Tư pháp thẩm định và đăng ký vào nội dung Chương trình của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về việc ban hành Nghị quyết này.

Về tiến độ trình, Tổ công tác thống nhất chủ trương đẩy nhanh tiến độ trình các cấp có thẩm quyền xem xét Đề án. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp chặt chẽ với UBND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất về thời gian trình các cấp có thẩm quyền (Thường trực Chính phủ, Bộ Chính trị, Quốc hội), báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà - Tổ trưởng Tổ công tác trước ngày 05/10/2024.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng: Từ định hướng đến các giải pháp kiến trúc cho công trình

    (Xây dựng) - “Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng cần từ quy hoạch, kiến trúc, tổ hợp công trình xây dựng, đến những công trình xây dựng đơn lẻ. Đó là, sử dụng hiệu quả năng lượng đi đôi với giảm thiểu sử dụng năng lượng không thể tái tạo; giảm phát thải carbon bằng giải pháp sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, công nghệ xây dựng sạch; thúc đẩy sử dụng bền vững và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên theo tinh thần nương nhờ; tạo được môi trường bên trong và bên ngoài an toàn, tiện nghi, bảo vệ sức khỏe cho con người góp phần bảo tồn phát huy văn hóa bản địa và hội nhập tiên tiến trên tinh thần không hòa tan”.

    11:36 | 07/10/2024
  • Những cống hiến thầm lặng của những người công nhân thoát nước Hải Phòng

    (Xây dựng) - Mỗi khi xuất hiện mưa gió, bão lốc, người người di chuyển tìm nơi trú ẩn thì những người công nhân trong ngành Thoát nước Hải Phòng lại phải bất chấp nguy hiểm lao ra đường ứng trực tại các trạm bơm, cống ngăn triều; vớt rác trên các sông hồ, mương thoát nước; nhặt những chiếc nilong, lá cây, rác thải bị gió, nước mưa cuốn vào các miệng thu thoát nước. Nhiều khi người công nhân còn phải chui vào trong lòng cống để nạo vét gạch đá, bùn đất gây ách tắc dòng chảy để khơi thông cống rãnh... nhằm tăng khả năng tiêu thoát nước, giảm bớt úng ngập và tránh thiệt hại cho người dân.

    11:15 | 07/10/2024
  • Bình Định: Cần hơn 259 tỷ đồng để thực hiện bố trí di dời cho 1.274 hộ dân vùng thiên tai

    (Xây dựng) – Bình Định sẽ cần hơn 259 tỷ đồng để thực hiện bố trí di dời cho 1.274 hộ dân vùng thiên tai đến ổn định các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2026-2030 theo nguồn vốn đầu tư công trung hạn.

    11:13 | 07/10/2024
  • Rà soát, bổ sung cơ chế đặc thù cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

    11:03 | 07/10/2024
  • Bình Định: Nỗi lo cầu yếu trong mùa mưa bão

    (Xây dựng) – Cầu Định Bình thuộc huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) thời gian qua có hiện tượng rung lắc, xói mố cầu, có nguy cơ sụp đổ. Mặc dù được chính quyền địa phương đặt barie cảnh báo, nghiêm cấm xe ôtô qua lại cây cầu này, thế nhưng nhiều chủ phương tiện vẫn “phớt lờ” đi qua, bất chấp nguy hiểm cận kề.

    10:50 | 07/10/2024
  • Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hào hùng qua từng con phố

    (Xây dựng) – Trong suốt những ngày qua, không khí tưng bừng, rộn ràng của dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) đã và đang len lỏi qua từng con phố khắp Hà Nội với nhiều sắc màu rực rỡ cùng các hoạt động văn hóa thú vị và hào hùng của ngày lễ trọng đại.

    10:46 | 07/10/2024
  • Những bãi đỗ xe “bất đắc dĩ” dưới lòng đường Hà Nội

    (Xây dựng) – Do thiếu chỗ để xe, nhiều chủ phương tiện đã đỗ xe trái phép dưới lòng đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông.

    17:39 | 06/10/2024
  • Hà Nội: Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đông Nam bộ tại Thanh Trì

    (Xây dựng) – Tối 4/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) Thành phố Hà Nội phối hợp cùng UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đông Nam bộ tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao huyện Thanh Trì.

    16:59 | 06/10/2024
  • Thành phố Hải Dương: 24 bến, bãi không đủ điều kiện phải chấm dứt hoạt động trước ngày 30/10/2024

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của UBND thành phố Hải Dương, trên địa bàn thành phố hiện có 27 bến, bãi đề xuất được tiếp tục hoạt động; 24 bến, bãi phải chấm dứt hoạt động và 4 bến, bãi không phù hợp quy hoạch.

    14:36 | 06/10/2024
  • An Giang: Thành phố Long Xuyên sẽ là đô thị thông minh nước

    (Xây dựng) - Theo ThS. Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Vệ, hướng phát triển đô thị Long Xuyên đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2045 là thành phố đáng sống (Livable City); Thành phố xanh và bền vững (Green and Sustainble City); Thành phố thông minh nước (Smart - Water City).

    14:23 | 06/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load