Thứ ba 11/02/2025 01:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Khám phá ngôi đình cổ lớn nhất Quảng Nam

19:48 | 09/11/2022

Đình Chiên Đàn hơn 550 tuổi, có thể xem là ngôi đình cổ lớn nhất Quảng Nam, được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 2002.

kham pha ngoi dinh co lon nhat quang nam
Đình Chiên Đàn là một trong những công trình kiến trúc đình làng cổ nhất Quảng Nam. Hiện đình tọa lạc tại thôn Đàn Trung, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, cách quốc lộ 1A chưa đầy 1km (Ảnh: Ngô Linh).
kham pha ngoi dinh co lon nhat quang nam
Người Quảng Nam có câu "Nhất La Qua, nhì Thành Mỹ, ba Chiên Đàn" để nói về những ngôi đình cổ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, hiện chỉ còn đình Chiên Đàn tồn tại (Ảnh: Ngô Linh).

Khám phá đình Chiên Đàn - ngôi đình được xem là cổ lớn nhất Quảng Nam

kham pha ngoi dinh co lon nhat quang nam
Theo tư liệu lịch sử, vùng đất Chiên Đàn xưa thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa. Để tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, tiền hiền, hậu hiền đã có công khai sơn phá thạch lập nên địa hiệu Chiên Đàn; người dân trong làng, trong xã thời ấy đã cùng nhau xây dựng đình Chiên Đàn có quy mô bề thế và đặt tên "Chiên Đàn xã đình" (Ảnh: Ngô Linh).
kham pha ngoi dinh co lon nhat quang nam
Đình nằm trên một khu đất cao, bằng phẳng. Đình chính được xây dựng theo hình chữ nhất, mặt xoay về hướng đông nam, mái lợp ngói âm dương, hai đầu của mái trang trí hoa văn tinh xảo với hình tượng "Lưỡng long triều nguyệt", mái hiên đắp hai con kỳ lân (Ảnh: Ngô Linh).
kham pha ngoi dinh co lon nhat quang nam
Toàn bộ khuôn viên của đình rộng 1.500m², riêng ngôi đình chính rộng 500m², có đủ chỗ cho trên 100 người. Đình gồm 5 gian, 2 chái với 30 cột bằng gỗ mít to hơn một vòng tay người lớn, 3 gian giữa dùng làm nơi thờ tự (Ảnh: Ngô Linh).
kham pha ngoi dinh co lon nhat quang nam
Mặt chính là một hàng 6 cột phân cách ngôi đình theo bố cục ba gian hai chái. Phần xà ở phía trên ba gian (xuyên hông thượng nối liền liên kết hai bộ vì kèo) (Ảnh: Ngô Linh).
kham pha ngoi dinh co lon nhat quang nam
Trong đình nhiều kèo, kiện được chạm trổ tinh xảo, uyển chuyển được các nghệ nhân làng mộc Văn Hà, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh làm nên (Ảnh: Ngô Linh).
kham pha ngoi dinh co lon nhat quang nam
Một cột gỗ được trùng tu. Từ khi xây dựng cho đến nay, đình đã trải qua nhiều lần tu sửa, gần đây nhất là vào các năm 1996, 2006 nhưng các yếu tố gốc của ngôi đình vẫn được bảo tồn tính nguyên vẹn của một công trình kiến trúc cổ (Ảnh: Ngô Linh).
kham pha ngoi dinh co lon nhat quang nam
Theo truyền thuyết và lời kể của các cụ cao niên sống gần đình Chiên Đàn, khi vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt, bình định phương nam, nhà vua đã sử dụng đình Chiên Đàn để nghỉ ngơi và đưa ra những quyết sách phù hợp để giành thắng lợi. Năm 2002, đình Chiên Đàn được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Hàng năm vào ngày 15/7 Âm lịch, người dân mở hội đình để tưởng nhớ công ơn cha ông (Ảnh: Ngô Linh).

Theo Ngô Linh/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Hà Đông (Hà Nội): Rộn ràng lễ hội Đa Sỹ Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) – Hội xuân truyền thống làng Đa Sỹ được tổ chức ngày 9-12/01 (tức 12-15 tháng Giêng), lễ tế tổ chức ngày 12/01 (tức ngày 15 tháng Giêng) tại xã Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội). Lễ hội truyền thống được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với công đức của Danh y Hoàng Đôn Hòa, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

  • Hành hương về chùa Hồng Ân, "tìm em" trong chiều Hội Lim

    (Xây dựng) - Ngày 9/2 (tức 12 tháng giêng), hàng nghìn du khách nô nức trẩy hội Lim, hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của miền quê Quan họ. Giữa dòng người tấp nập, không ít du khách đã tìm về chùa Hồng Ân, ngôi chùa cổ kính linh thiêng nép mình bên núi Lim, để dâng hương cầu phúc và cảm nhận vẻ đẹp thanh tịnh của chốn thiền môn.

  • Độc đáo lễ hội Trò Trám ở Tứ Xã

    (Xây dựng) - Trong 2 ngày 8 - 9/2 (tức ngày 11 - 12 tháng Giêng), xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội Trò Trám (hay còn gọi là lễ hội “Linh tinh tình phộc”) Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là một trong những lễ hội độc đáo nhằm tôn vinh tín ngưỡng phồn thực phản ánh nét văn hóa đặc trưng của dân cư nông nghiệp. Hàng nghìn người dân và du khách đã tụ hội về miếu Trò để tham dự lễ hội độc đáo này.

  • Thái Nguyên: Khai hội truyền thống đền thờ Lý Nam Đế Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) – Ngày 9/2 (tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), thành phố Phổ Yên, (tỉnh Thái Nguyên) tổ chức Lễ hội truyền thống đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục) Xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 1481 năm ngày Đức Hoàng đế Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế và thành lập nước Vạn Xuân.

  • Thái Nguyên: Khai mạc Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”

    (Xây dựng) – Ngày 8/2, tại Không gian văn hóa Trà Tân Cương, UBND thành phố Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” thành phố Thái Nguyên năm 2025.

  • Thủy Nguyên (Hải Phòng): Lễ khai bút Xuân Ất Tỵ và Hội thi viết thư pháp bằng chữ quốc ngữ

    (Xây dựng) - Ngày 8/2, UBND thành phố Thủy Nguyên tổ chức Lễ khai bút đầu Xuân và Hội thi viết thư pháp bằng chữ quốc ngữ lần thứ 3, tại Khu tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc, phường Quảng Thanh, thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load