Thứ sáu 22/11/2024 16:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Khám phá nét độc đáo của nhà trình tường của người Mông ở Si Ma Cai

11:17 | 07/03/2022

(Xây dựng) – Nhà trình tường là một nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Mông. Những công trình này không chỉ góp phần làm đẹp cho vùng rừng núi phía Bắc mà còn thể hiện rõ kỹ thuật xây nhà của người dân để thích nghi với địa hình và khí hậu trên vùng cao.

kham pha net doc dao cua nha trinh tuong cua nguoi mong o si ma cai

Nhà trình tường là ngôi nhà truyền thống của người dân tộc Mông sinh sống tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

kham pha net doc dao cua nha trinh tuong cua nguoi mong o si ma cai

Thôn Mào Sao Phìn, xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vẫn còn lưu giữ được nhiều ngôi nhà trình tường truyền thống độc đáo của người Mông. 91% dân số xã Sín Chéng là người Mông và sống trong nhà trình tường.

kham pha net doc dao cua nha trinh tuong cua nguoi mong o si ma cai

Một trong những ngôi nhà trình tường lâu đời nhất tại thôn Mào Sao Phìn với tuổi đời khoảng 50 năm. Ngôi nhà hiện là nơi sinh sống của 4 thế hệ.

kham pha net doc dao cua nha trinh tuong cua nguoi mong o si ma cai

Nhà trình tường được làm từ những vật liệu có sẵn trong tự nhiên là đất sét, gỗ và tre nứa. Trong đó, đất dùng xây nhà trình tường phải là đất tốt, mịn, không lẫn đá, sỏi và có độ kết dính cao. Người Mông dùng ván gỗ ghép thành khuôn, đổ đất sét vào trong khuôn rồi dùng chày giã để tạo độ kết dính cho đất không rơi khi tháo khuôn. Những bước tường đất này có thể dày đến 60 – 70cm.

kham pha net doc dao cua nha trinh tuong cua nguoi mong o si ma cai

Nhờ xây dựng các bức tường dày bằng đất sét mà nhà trình tường sẽ có đặc điểm ấm vào mùa Đông và mát vào mùa Hè. Đây có thể xem là một kỹ thuật độc đáo của người Mông để thích nghi với địa hình và khí hậu khắc nghiệt tại vùng cao.

kham pha net doc dao cua nha trinh tuong cua nguoi mong o si ma cai

Phần lớn các ngôi nhà trình tường ở Si Ma Cai đều có quy mô nhỏ. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số gia đình có điều kiện xây dựng các ngôi nhà trình tường bề thế. Các ngôi nhà này thường có 2 tầng và 3 gian. Đối với những ngôi nhà trình tường lớn, đi thẳng từ cổng chính vào sẽ là một sân rộng dùng để vui chơi, hoặc tổ chức các nghi lễ; phía trên là giếng trời để lấy ánh sáng và điều hòa không khí cho ngôi nhà.

kham pha net doc dao cua nha trinh tuong cua nguoi mong o si ma cai

Phòng khách là khu vực quan trọng nhất của một ngôi nhà trình tường. Đây sẽ là nơi gia chủ tiếp đón khách và thờ cúng tổ tiên.

Ở trong nhà trình tường, các phòng ngủ thường sẽ được bố trí dưới tầng 1, nằm sát với phòng khách. Gia đình nào có nhiều thế hệ chung sống mới thiết kế cả phòng ngủ trên tầng 2. Tầng 2 của nhà trình tường thường là nơi chứa lương thực, đồ đạc và thức ăn dự trữ cho gia cầm, gia súc.

kham pha net doc dao cua nha trinh tuong cua nguoi mong o si ma cai

Ngoài ra, vào các dịp lễ, Tết, tầng 2 của nhà trình tường sẽ trở thành “khán đài” cho người dân theo dõi các tiết mục văn nghệ được biểu diễn ở dưới sân.

kham pha net doc dao cua nha trinh tuong cua nguoi mong o si ma cai

Nhà trình tường truyền thống của người Mông vốn lợp ngói âm dương. Nhưng sau một thời gian dài sử dụng, ngói cũ bị hỏng và không tìm được ngói tương tự thay thế, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang dùng các tấm lợp fibro xi măng.

kham pha net doc dao cua nha trinh tuong cua nguoi mong o si ma cai

Hiện nay, một số hộ gia đình người Mông ở Si Ma Cai thậm chí còn xây tường và nền xi măng sạch sẽ hơn để thay thế cho tường và nền đất truyền thống.

Mạnh Ngô Sắc

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Công nhận bảo vật quốc gia 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn

    (Xây dựng) – 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được phát hiện vào năm 1992, gần tháp Cánh Tiên, trong khu thành Đồ Bàn, thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cặp sư tử thành Đồ Bàn được xem là những tượng sớm nhất thuộc phong cách tháp Mẫm và có tạo hình tư thế độc đáo nhất trong lịch sử điêu khắc tượng sư tử của Champa.

  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử quốc gia

    (Xây dựng) - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.

  • Hà Tĩnh: Đẩy nhanh tu bổ, tôn tạo di tích khu mộ, tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu huyện Hương Sơn chỉ đạo, động viên các nhà thầu tranh thủ tối đa các thời điểm thời tiết thuận lợi; tăng cường nhân lực, “vượt nắng thắng mưa”, hoàn thành các hạng mục dự án trước ngày 20/12/2024. Đơn vị tư vấn cần tăng cường giám sát để công trình thi công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật.

  • Cà Mau: Khởi công xây dựng Di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, tại xã Trần Phán (huyện Đầm Dơi), UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Di tích chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là. Đây là 1 trong 7 công trình được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lựa chọn là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030.

  • Trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh về Di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh khai mạc trưng bày “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh”.

  • Khơi dậy sức sống cho di sản

    Số lượng di tích đồ sộ, di sản phi vật thể phong phú đang được coi là nguồn lực lớn cho công nghiệp văn hóa, cho kinh tế sáng tạo của Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều địa phương từng bước tích cực khai thác nguồn lực này, dù rằng, hiệu quả có trong thực tế có thể chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và chưa hẳn được như kỳ vọng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load