Chủ nhật 05/05/2024 12:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Kết nối cung cầu thúc đẩy phát triển kinh tế

16:06 | 06/10/2021

(Xây dựng) – Nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối chuỗi cung ứng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mới đây, Bộ Công Thương phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức hội nghị “Kết nối cung cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.

ket noi cung cau thuc day phat trien kinh te
Toàn cảnh hội nghị.

Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tiêu thụ nông sản đến vụ thu hoạch cả trong và ngoài nước.

Dịch Covid-19 còn làm ảnh hưởng đến hoạt động cung - cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu nguồn lao động thu hoạch, chế biến và sản xuất; làm hạn chế việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương.

Về thị trường trong nước, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định: Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với tiêu thụ thị trường trong nước xuất phát từ thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm do tác động của dịch Covid-19 khiến họ phải điều chỉnh hành vi tiêu dùng, dẫn đến tổng cầu suy giảm.

Trong quá trình phòng chống dịch Covid-19, nhiều địa phương quá chú trọng ưu tiên các biện pháp phòng chống dịch mà không hài hoà với biện pháp phát triển kinh tế, dẫn tới lưu thông hàng hoá bị gián đoạn.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết: Do diễn biến phức tạp của đại dịch tại nhiều quốc gia trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa ở cả chiều cung và cầu.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn đến từ việc cầu tiêu dùng suy giảm cũng như cả vấn đề về nguồn cung nguyên vật liệu bị đứt gãy.

Một số ngành Công nghiệp chế biến chịu tác động mạnh như ngành Dệt may do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, cầu giảm mạnh và xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng.

Theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, trong làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, kinh tế Việt Nam khá ngược chiều với kinh tế thế giới khi các chỉ số sản xuất công nghiệp, bán lẻ, xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng nặng nề, khác xa với kịch bản đã đặt ra.

Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ phục thuộc vào những yếu tố chính như kiểm soát dịch bệnh như thế nào, thay đổi chiến lược phòng chống dịch và chính sách tiền tệ ra sao.

Giải pháp nào cho chuỗi cung ứng?

Trao đổi tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh, các chương trình do Cục chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan như Vụ Thị trường trong nước, Cục Xúc tiến thương mại… tổ chức nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, ứng dụng thương mại điện tử đã hỗ trợ đắc lực việc vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa vừa phòng chống dịch bệnh.

Về giải pháp phát triển chuỗi cung ứng, bà Huyền cho biết, trong giai đoạn phục hồi kinh tế, việc kết hợp phương thức phân phối hiện đại-thương mại điện tử và phương thức phân phối truyền thống là giải pháp tất yếu căn cơ cho hoạt động kết nối cung cầu, đảm bảo lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã hỗ trợ thành công gần 20 địa phương cả nước tiêu thụ sản phẩm địa phương nói chung, nông sản tới vụ nói riêng qua việc phương thức phân phối kết hợp online - offline.

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: Trong thời gian tới, ngoài các biện pháp về tiền tệ, tài khoá, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì một trong các giải pháp quan trọng là tăng tổng cầu, đặc biệt kích cầu tiêu dùng nội địa.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế để có những hướng dẫn về phòng chống dịch, thích ứng với trạng thái bình thường mới nhằm tái khởi động, tái phục hồi nền kinh tế và sản xuất nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19” - ông Đông cho biết./.

Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

    (Xây dựng) – Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Trong đó, 3 cụm động lực phát triển kinh tế là Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

  • Phê duyệt duy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

  • Thái Bình: Cần đẩy nhanh triển khai xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện LNG

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình nằm trong Quy hoạch Trung tâm Điện - Khí LNG xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Dự án do Tập đoàn Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư, với quy mô công suất 1.500MW. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu.

  • Lào Cai: Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Thông báo số 108/TB-VPUBND về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

  • Phấn đấu đến năm 2030 vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh

    (Xây dựng) - Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ: Đột phá, tiên phong và liên kết

    Trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ về quy hoạch vùng Đông Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung quy hoạch lần này của vùng tập trung vào 3 yếu tố: Đột phá, tiên phong và liên kết. Quy hoạch là cơ sở quan trọng để tháo gỡ các điểm nghẽn và các nút thắt, khơi thông nguồn lực giúp vùng Đông Nam Bộ giải phóng nguồn lực, phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load