Thứ bảy 21/12/2024 23:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

23:48 | 22/12/2013

Sự phát triển nhanh chóng của các đô thị ở nước ta đã đặt ra nhu cầu lớn về vốn đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Để phát triển bền vững hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thì cần phải huy động tối đa sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài khu vực, kinh tế nhà nước để đầu tư xây dựng và khai thác, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.


Thu hút vốn từ cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng.

Trước thực trạng trên, ngày 16/01/2012, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Để triển khai Nghị quyết, ngày 08/06/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư. Trong đó, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng xây dựng đề án “Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn đô thị”.

Theo đề án, các nguồn lực được huy động để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nói chung và hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn (CTR), sinh hoạt đô thị nói riêng bao gồm nguồn lực về vốn đầu tư; về lợi thế của điều kiện tự nhiên, đất đai; về cơ chế, chính sách; về con người và về khoa học công nghệ. Trong đó, nguồn lực về vốn là một trong những giải pháp quan trọng nhất của đề án.

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng Cao Lại Quang: “Trong tương lai, chúng ta phải chú trọng các giải pháp thu hút nguồn vốn từ cộng đồng đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR, sinh hoạt đô thị nhằm hạn chế dần sự lệ thuộc vào ngân sách Nhà nước trong đầu tư lĩnh vực này, đồng thời coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất của đề án huy động các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR ở Việt Nam”.

Để huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị một cách hiệu quả, Đề án đã đưa ra nhóm giải pháp cụ thể.

Trong đó, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và cộng đồng dân cư có trách nhiệm tham gia để đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị.

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và khai thác, vận hành hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị; đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và của người sử dụng dịch vụ; đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư.

Người sử dụng dịch vụ cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị phải có trách nhiệm chi trả kinh phí tương ứng với số lượng và chất lượng dịch vụ được thụ hưởng. Nhà nước có chính sách phù hợp để hỗ trợ các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách xã hội.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết: Nhu cầu cho đầu tư phát triển lĩnh vực cấp nước, xử lý CTR sinh hoạt, thoát và xử lý nước thải đô thị là rất lớn, ước tính đến năm 2020 nhu cầu vốn cần khoảng gần 200 nghìn tỷ VNĐ, tương đương với 9 tỷ USD (mỗi năm khoảng 1,2 – 1,3 tỷ USD).

Trong xu thế huy động nguồn vốn từ ODA sẽ khó khăn và giảm dần, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp thì việc tăng cường huy động các nguồn vốn từ tư nhân để tạo thêm một nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này là hết sức quan trọng.

Sự tham gia của kinh tế tư nhân không chỉ giảm áp lực cho ngân sách, chia sẻ trách nhiệm đóng góp nguồn lực cho đầu tư phát triển mà còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí tối thiểu trong quản lý vận hành, đáp ứng nhu cầu tối đa có thể cho xã hội.

Thành Luân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương, bộ máy chính quyền chính thức đi vào vận hành. Lúc này, trụ sở quận mới Phú Xuân, Thuận Hóa được đặt ở đâu, nhân sự thế nào?

  • Chủ động, linh hoạt trong phân vùng môi trường

    Triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch và các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng trên địa bàn; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện gây ô nhiễm.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Đặt mục tiêu bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 19/12, thành phố Hạ Long đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và xác định phương hướng nhiệm vụ cho năm 2025. Thành phố đặt quyết tâm bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế năm 2025, xây dựng đô thị kiểu mẫu và bảo vệ môi trường bền vững.

  • Thành phố Huế: Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng đô thị sau khi thành lập 2 quận mới

    (Xây dựng) - Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc thành phố Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

  • Kiến An (Hải Phòng): Đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, thu hút đầu tư, tăng cường chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 18/12, Quận ủy Kiến An tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong năm 2024, kinh tế - xã hội quận tiếp tục phát triển, tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 1.005 tỷ đồng, bằng 188% kế hoạch thành phố giao, đạt 195% so với cùng kỳ.

  • Tuyên Quang tăng cường thực hiện quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII của tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị động lực, công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại” là 1 trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020 – 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu của Đại hội, tỉnh Tuyên Quang ban hành các Nghị quyết, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng triển khai Nghị quyết theo chuyên môn, nhiệm vụ từng ngành.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load