Thứ sáu 13/12/2024 16:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hưng Yên: Nhiều giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước

19:51 | 18/10/2022

(Xây dựng) - UBND tỉnh Hưng Yên vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2022 – 2025 với nhiều mục tiêu lớn.

hung yen nhieu giai phap bao dam an ninh nguon nuoc
Một dây chuyền sản xuất nước sạch tại tỉnh Hưng Yên (ảnh minh họa).

Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn chất lượng nước sạch của Bộ Y tế và bảo đảm tiêu chuẩn cấp nước đạt 100%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 100%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân dưới 15%.

Để đạt mục tiêu này, hàng năm UBND tỉnh Hưng Yên xây dựng kế hoạch truyền thông về bảo đảm cấp nước an toàn; tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thong trên cơ sở kế hoạch đã lập với các nội dung tuyên truyền giáo dục về Luật Tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm; giới thiệu phổ biến chương trình bảo đảm cấp nước an toàn, các mô hình, kinh nghiệm về thực hiện tốt cấp nước an toàn để người dân, các cơ sở cấp nước, chính quyền các cấp nâng cao trách nhiệm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm cấp nước an toàn, bền vững; đẩy mạnh truyền thông qua các phuong tiện truyền thông đại chúng, tập trung tuyên truyền cao điểm vào dịp Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày Môi trường thế giới hàng năm.

Cùng với tuyên truyền, UBND tỉnh Hưng Yên còn chú trọng thực hiện quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước bằng các biện pháp như: Lập hành lang bảo vệ nguồn nước và xây dựng các phương án bảo vệ, cải tạo chất lượng nguồn nước; mua nguồn nước thô, mua buôn nước sạch đối với các công trình cấp nước sạch tập trung khó khăn về nguồn nước, công suất nhà máy; đầu tư các hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm; siết chặt quản lý việc khai thác nước ngầm, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hoạt động gây tác hại đến nguồn nước ngầm; thực hiện kiểm tra, xử lý các vi phạm về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép.

Đồng thời, triển khai và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn cho từng hệ thống cấp nước; đấu nối, mở rộng mạng lưới tuyến ống cấp nước cho các khu vực cấp nước không ổn định từ các công trình cấp nước sạch tập trung có đủ năng lực; thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống cấp nước tập trung; thực hiện chuyển giao các công trình cấp nước sạch tập trung từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn vay Ngân hàng Thế giới khi đủ điều kiện.

Các cơ quan quản lý Nhà nước thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp quản lý lĩnh vực cấp nước trong việc tổ chức quản lý thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn, kiểm soát chất lượng nước, thực hiện thỏa thuận dịch vụ cấp nước trên địa bàn; hướng dẫn lập, trình phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn cho các nhà máy, đơn vị cấp nước.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng nước của các đơn vị cấp nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành theo hướng: Các đơn vị cấp nước tự thực hiện nội kiểm chất lượng nước theo quy định của pháp luật; Sở Y tế cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát chất lượng nước sản xuất, nước thô đầu vào của các công trình cấp nước sạch định kỳ hoặc đột xuất theo quy định…

Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2022-2025 nhằm quản lý rủi ro, khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, hệ thống công trình xử lý nước và mạng lưới đường ống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực và chất lượng nước đạt quy định góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các bệnh liên quan đến nước, phòng ngừa dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, giảm tỷ lệ thất thoát, tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ môi trường.

Vị Thủy

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bí thư Tỉnh ủy Bình Định: Trong công cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy sẽ có người ở, người đi

    (Xây dựng) – “Tỉnh Bình Định có 12/20 Sở, ngành phải sáp nhập. Trong công cuộc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ có người ở, người đi, có người phải giảm” - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng chia sẻ tại phiên bế mạc HĐND tỉnh Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

  • Bộ Xây dựng tạm dừng tuyển dụng công chức năm 2024

    (Xây dựng) – Bộ Xây dựng vừa có thông báo về việc tạm dừng tuyển dụng công chức Bộ Xây dựng năm 2024 theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP.

  • Thừa Thiên - Huế: Công bố quyết định điều động, luân chuyển cán bộ

    (Xây dựng) - Ngày 12/12, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định về công tác cán bộ.

  • Thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau

    (Xây dựng) - Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) có điều kiện đặc thù là vùng đất yếu, nguồn vật liệu sử dụng đắp nền cho các dự án giao thông là cát sông. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng hệ thống đập thuỷ điện tại thượng nguồn từ nhiều năm trở lại đây đã khiến việc bồi lắng phù sa tại khu vực BĐSCL giảm đáng kể và có xu hướng ngày càng khan hiếm. Vì vậy, lựa chọn nguồn cát biển thay thế cát sông đang được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

  • Bình Định: Sạt lở đèo An Khê do mưa lớn

    (Xây dựng) - Trong những ngày qua, tại khu vực đèo An Khê (nút giao thông nối hai tỉnh Bình Định - Gia Lai) mưa lớn kéo dài khiến đoạn đường đang thi công trên đèo bị sạt lở, gây ách tắc giao thông.

  • Bài 2: Đề xuất giải pháp đột phá cho chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Nhiều đề xuất thiết thực đã được đưa ra, bao gồm hoàn thiện khung pháp lý, đầu tư hạ tầng công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhằm tạo đột phá cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load