Thứ sáu 03/01/2025 09:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

HSBC: 'Việt Nam là cái nôi phát triển của những kỳ lân tiềm năng'

10:39 | 20/07/2022

Báo cáo của HSBC và KPMG đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có môi trường khởi nghiệp năng động bậc nhất châu Á, với số công ty khởi nghiệp tăng gấp đôi sau Covid-19.

HSBC và KPMG vừa công bố báo cáo “Những người khổng lồ mới nổi ở châu Á - Thái Bình Dương 2022” hé lộ những kỳ lân tiềm năng và đánh giá tình hình khởi nghiệp của khu vực.

Theo đó, tại Việt Nam, hai đơn vị này xếp hạng 10 “người khổng lồ mới nổi” gồm Propzy, Sipher, Sendo, Jio Health, Clevai, CoolMate, EveHR, Lozi, VUI, HomeBase. Tổng giá trị của 10 doanh nghiệp là 0,3 tỷ USD, xếp cuối cùng trong 12 thị trường được nghiên cứu.

Tuy nhiên, thị trường non trẻ này lại được đánh giá là năng động bậc nhất châu Á. Dẫn lại thống kê của nền tảng Tracxn, báo cáo cho biết thời điểm đại dịch Covid-19 xuất hiện, Việt Nam chỉ có 1.600 doanh nghiệp khởi nghiệp, nhưng con số này giờ đây đã tăng lên hơn 3.000, trong đó có 4 "kỳ lân" là VNG, VNPay, Sky Mavis và MoMo.

Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ Việt Nam do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (thuộc Bộ KH&ĐT) và quỹ đầu tư Do Ventures công bố cách đây không lâu cũng cho biết Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á (sau Singapore và Indonesia) về cả số lượng đầu tư và giá trị vốn đầu tư vào khởi nghiệp.

Tổng vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup tại Việt Nam trong năm 2021 đạt kỷ lục vượt 1,5 tỷ USD, bất chấp những khó khăn liên quan đến Covid-19.

hsbc viet nam la cai noi phat trien cua nhung ky lan tiem nang
Việt Nam đang là môi trường thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp. Ảnh: WSJ.

Động lực chính thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam, theo HSBC và KPMG, là một nền dân số đông, trẻ, không ngại thử nghiệm và tiếp nhận sản phẩm tiêu dùng công nghệ mới, bên cạnh chính sách Nhà nước mang tính hỗ trợ và nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, mặc dù GDP bình quân trên đầu người còn tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ thị trường nào khác. Tăng trưởng được dự báo đạt 5,5% cho năm 2022 và 6,5% cho năm 2023, gần đạt tốc độ tăng trưởng như thời điểm trước Covid-19, theo ước tính của World Bank.

“Việt Nam nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp, gần theo kịp các quốc gia như Indonesia và Singapore. Với dân số trẻ, năng động và có trí thức, độ phủ mạng Internet và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, cùng sự ủng hộ của Chính phủ, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững vị thế là điểm đến hấp dẫn với cả nhà đầu tư lẫn công ty công nghệ, biến đất nước này trở thành cái nôi phát triển của những kỳ lân tiềm năng”, ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam nhìn nhận.

Theo các chuyên gia tại đây, mảng kinh tế số của Việt Nam gần như được vận hành bởi khối tư nhân, còn Chính phủ tạo điều kiện hỗ trợ thông qua Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và Ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính. Ngoài việc đảm bảo hạ tầng viễn thông thuộc sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước và các công ty trong nước, chủ yếu là tư nhân, kiểm soát dịch vụ dữ liệu, Chính phủ cho phép các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam được tự do hoạch định lối đi riêng.

Tuy nhiên, theo ông Luke Treolar, Giám đốc Chiến lược tại KPMG Việt Nam, trong lĩnh vực này, Nhà nước thường can thiệp rất ít. Do đó, trong trung hạn, câu hỏi lớn là Việt Nam sẽ gia tăng mức độ giám sát của Nhà nước và thắt chặt quy định quản lý, hay sẽ duy trì định hướng cởi mở như hiện nay. Còn hiện tại, ông đánh giá trọng tâm chính của Chính phủ vẫn là sự tăng trưởng của nhóm ngành kinh tế mới này.

Xét chung toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nghiên cứu của HSBC và KPMG nhấn mạnh các công ty khởi nghiệp tại đây đang là động lực tăng trưởng của thế giới. Tổng số kỳ lân của khu vực trong năm 2021 tăng hơn 25% lên 450 doanh nghiệp. Mức đầu tư tư nhân cũng cũng đang tăng kỷ lục, chiếm 1/4 tổng số vốn đầu tư trên toàn thế giới và tương đương 67% năm 2020, gấp đôi năm 2018.

"Mặc dù năm 2022 ít khả năng duy trì được mức cao như năm 2021, số liệu quý I cho thấy mức độ đầu tư cho toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2022 có thể vượt qua cả năm 2020 lẫn 2019. Có thể thấy rõ điều đó ở những thị trường như Australia, Malaysia và Hàn Quốc nơi giá trị giao dịch quý I/2022 đã vượt hoặc gần vượt tổng giá trị cả năm 2020", báo cáo nêu rõ.

Tuy nhiên, một trong những thách thức gây áp lực nhất cho các doanh nghiệp là đảm bảo nguồn nhân tài cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng, bởi nhu cầu đang tăng cao trong khi nhân lực lại phân bố không đồng đều tại các thị trường.

Theo Lan Anh/Zingnews.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • “Muốn đột phá hạ tầng giao thông, nhất định phải mời gọi các tập đoàn kinh tế tư nhân”

    (Xây dựng) - KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đưa ra nhận định trên khi bàn về một số vấn đề quy hoạch, triển khai các dự án nhằm tập trung khai thác tốt hơn không gian vũ trụ, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.

    14:27 | 02/01/2025
  • Giảm thuế giá trị gia tăng đến ngày 30/6/2025

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/1/2025) đến hết ngày 30/6/2025.

    13:55 | 02/01/2025
  • Công ty Cổ phần Cầu 3 Thăng Long gian lận hồ sơ dự thầu

    (Xây dựng) - Tại gói thầu cuối cùng của năm 2024, Công ty Cổ phần Cầu 3 Thăng Long (Brico 3) bị tổ chuyên gia đánh giá có hành vi gian lận trong hồ sơ dự thầu (E-HSDT), kiến nghị cơ quan chức năng xử lý vi phạm.

    13:44 | 02/01/2025
  • Thái Bình: Năm 2024 thu ngân sách hơn 12.000 tỷ đồng, tăng 25,7% dự toán năm

    (Xây dựng) – Vừa qua, Sở Tài chính tổ chức Hội nghị báo cáo công tác khóa sổ năm 2024. Năm 2024 là năm thứ hai có số thu nội địa ngân sách đạt trên 11.000 tỷ đồng, tạo đà cho những năm tiếp theo để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

    13:30 | 02/01/2025
  • Hải Phòng: Đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 12,5%

    (Xây dựng) – Vừa qua, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh thành phố năm 2025.

    13:11 | 02/01/2025
  • Nam Định: Những thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật năm 2024

    (Xây dựng) - Năm 2024, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tỉnh Nam Định, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh duy trì ổn định, tăng trưởng khá và có bước phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên.

    13:07 | 02/01/2025
  • Hải Phòng: Thu ngân sách Nhà nước đạt 118.255 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Đến hết ngày 31/12/2024, kết quả thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 118.255 tỷ đồng.

    13:06 | 02/01/2025
  • Thái Bình: Năm 2025 đặt mục tiêu thu hút ít nhất 1 dự án hạ tầng khu công nghiệp

    (Xây dựng) – Tại Hội nghị tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, ngày 31/12/2024, Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh đặt ra mục tiêu năm 2025 thu hút ít nhất 1 dự án hạ tầng khu công nghiệp, vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 1 tỷ USD, giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 17% so với năm 2024 và tạo việc làm mới cho hơn 5.000 lao động.

    13:03 | 02/01/2025
  • Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số

    Ngay trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 2025 phấn đấu ở mức hai con số và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đột phá, khả thi, hiệu quả để thực hiện thành công mục tiêu này.

    09:32 | 02/01/2025
  • Quy định thành lập, quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư

    (Xây dựng) - Chính phủ đã ban hành Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.

    09:22 | 02/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load