Thứ năm 19/09/2024 13:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hợp tác và thu hút FDI: ‘Chìa khóa’ phát triển năng lượng sạch và xanh

08:30 | 01/10/2023

Theo Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội dầu khí, đẩy mạnh và tăng cường hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài sẽ là chìa khóa để thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng sạch xanh của Việt Nam.

Hợp tác và thu hút FDI: ‘Chìa khóa’ phát triển năng lượng sạch và xanh
Diễn đàn “Thúc đẩy tiến trình Phát triển Năng lượng Xanh, Sạch và Bền vững tại Việt Nam.” (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Năng lượng tái tạo và LNG, điện khí được đánh giá là 2 nguồn cơ bản giúp Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh và sạch. Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đây đã xác định rõ điều này.

Vấn đề đặt ra là làm sao để hiện thực hoá các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nguồn điện Việt Nam theo hướng xanh, sạch trong bối cảnh tăng trưởng điện thương phẩm bình quân của giai đoạn này dự báo vẫn cao (ở mức trên 8,5%), trong khi các nguồn lực vốn, công nghệ, nhân lực… được nhìn nhận là rất hạn chế?

Đây cũng là nội dung chính được thảo luận tại Diễn đàn “Thúc đẩy tiến trình Phát triển Năng lượng xanh, sạch và bền vững tại Việt Nam” do Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam và Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương tổ chức cuối tháng Chín vừa qua, tại Hà Nội.

Tầm quan trọng của nguồn năng lượng tái tạo

Theo ông Bùi Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), thời gian qua, năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió, điện Mặt Trời đã được đẩy mạnh, thể hiện cụ thể tại Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII).

Cụ thể, điện gió trên bờ tăng từ 16.000 MW (11%) vào năm 2030 tới 56.000 MW (14,4%) vào năm 2045; điện gió ngoài khơi tăng từ 7.000 MW (4,8%) vào năm 2030 lên tới 64.500 MW (16,6%) vào năm 2045; điện Mặt Trời quy mô lớn tăng từ khoảng 8.700 MW (6%) vào năm 2030 lên tới 76.000 MW (19,6%) vào năm 2045).

Cơ hội hiện thực hóa điện gió nhờ vào lợi thế của một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và bờ biển dài hơn 3.200 km là rất triển vọng, song, ông Bùi Quốc Hùng cũng nêu ra 9 thách thức lớn cho việc phát triển năng lượng tái tạo nói chung, điện gió và điện gió ngoài khơi nói riêng của Việt Nam, nhất là vấn đề vốn lớn, rủi ro cao, thiếu những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện mặt trời, điện gió...

Theo ông Hùng, điện gió còn có các thách thức như: Chưa có quy hoạch không gian biển; Thiếu số liệu về tốc độ gió cho nghiên cứu phát triển nguồn điện gió ở các khu vực khác nhau; Thiết bị nhà máy điện gió đều là thiết bị siêu trường, siêu trọng trong khi cơ sở hạ tầng đường, cảng còn thô sơ dẫn đến rủi ro cao và không đảm bảo an toàn; Thiếu năng lực quản lý, vận hành và bảo dưỡng sửa chữa các dự án điện gió cũng như thiếu tiêu chuẩn hòa lưới điện quốc gia áp dụng với điện gió trên bờ, gần bờ, ngoài khơi và hòa lưới điện độc lập dẫn đến quá trình đàm phán đấu nối lưới điện kéo dài…

Cùng với năng lượng tái tạo (điện gió, điện Mặt Trời), nguồn năng lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cũng chiếm tỷ trọng cao tại Quy hoạch điện VIII - với khoảng hơn 14,9% tổng công suất toàn hệ thống phát điện vào năm 2030 và là một trong các nguồn điện nền - sạch góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho hệ thống điện quốc gia.

Ông Lê Ngọc Anh, Viện Dầu khí Việt Nam cho hay, trong giai đoạn 2023-2035 số dự án LNG chiếm 39% tổng số dự án quy hoạch điện Việt Nam, trong khi công suất LNG chiếm 60% tổng số công suất quy hoạch điện Việt Nam giai đoạn này.

Hợp tác và thu hút FDI: ‘Chìa khóa’ phát triển năng lượng sạch và xanh
Cụm Điện - Đạm - Khí Cà Mau của PetroVietnam. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tuy nhiên, tại Diễn đàn, hàng loạt các rào cản, thách thức được chỉ ra, trong đó lớn nhất vẫn là Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong phát triển các chuỗi dự án khí - điện, cũng như xây dựng, vận hành các dự án kho cảng LNG và tham gia vào thị trường LNG trên thế giới. Tiếp đến là việc không chủ động được nguồn cấp LNG do hoàn toàn phải nhập khẩu loại nhiên liệu này.

Việc phát triển các dự án LNG thường đòi hỏi nguồn vốn lên tới hàng tỷ USD cho cả chuỗi khí-điện, vì vậy để các nhà đầu tư có các tổ chức tài chính chấp thuận thu xếp cho dự án cần thiết phải hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế quản lý, cung cấp tài chính cho các dự án. Hơn nữa, việc thu xếp vốn cho dự án gặp nhiều khó khăn do cần đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tài chính về các điều kiện bảo lãnh, cam kết để dự án đầu tư có hiệu quả...

Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội dầu khí Việt Nam cho rằng, các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sạch và xanh nói riêng và năng lượng nói chung thì cần một khối lượng và quy mô đầu tư rất lớn. Do đó, nếu không huy động được các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài thì Việt Nam chúng ta khó có thể hiện thực hóa được các mục tiêu đã đặt ra cũng như những mục tiêu đã cam kết.

“Vì vậy, đẩy mạnh và tăng cường hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài sẽ là chìa khóa để thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng sạch xanh của Việt Nam…,” Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thập nêu ý kiến.

Đảm bảo giá năng lượng minh bạch

Trên cơ sở diễn biến thực tế về sản xuất và tiêu thụ năng lượng, với xu hướng nhu cầu chuyển đổi năng lượng trong tiêu dùng sang điện đã làm cho nhu cầu điện tiếp tục tăng cao, việc nhập khẩu than và các nguồn năng lượng sơ cấp để sản xuất điện thời gian qua đang là thực tế, ông Đỗ Văn Long, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương nhấn mạnh tới những chính sách đồng bộ trong phát triển các phân ngành năng lượng để giảm thiểu phát thải ra môi trường.

Riêng trong phát triển thị trường, ông Đỗ Văn Long nhấn mạnh tới một số chính sách cơ bản, điển hình như là chính sách phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các ngành điện, than, dầu khí và năng lượng tái tạo; Xóa bỏ mọi rào cản để đảm bảo giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định, đồng thời, không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền; Nhà nước điều tiết hợp lý thông qua các công cụ thị trường như thuế, phí và các quỹ… và chính sách an ninh xã hội phải phù hợp…

Theo các chuyên gia, điều quan trọng là các Quy hoạch phát triển năng lượng Quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đã được phê duyệt, Chính phủ cần sớm phê duyệt các Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch này để làm cơ sở cho việc triển khai các dự án Năng lượng.

Bên cạnh đó, để phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ngoài khơi thì Quy hoạch không gian biển cũng phải được ban hành đồng bộ với các Quy hoạch trên. Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn Quốc gia cho Năng lượng tái tạo cũng cần sớm ban hành để có cơ sở áp dụng, thực hiện. Đặc biệt, cần xem xét nghiên cứu xây dựng và sớm trình Ban hành Luật năng lượng tái tạo…

Hợp tác và thu hút FDI: ‘Chìa khóa’ phát triển năng lượng sạch và xanh
Điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Theo Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thập, cần khẳng định “Hoạt động của chuỗi LNG và điện khí LNG sẽ do thị trường điều chỉnh, tức là tuân theo quy luật của thị trường” tương tự như các nước đã làm.

Bên cạnh đó, các chủ thể nhà máy điện khí LNG được quyền đàm phán bán điện trực tiếp với các hộ tiêu thụ điện và EVN là một trong số đó. Ngoài ra, các chủ thể nhà máy điện được quyền mua trực tiếp LNG và thuê kho cảng tàng trữ và tái hóa khí và có thể đầu tư bổ sung đường dây truyền tải và đấu nối. khí đó giá bán điện sẽ do bên mua và bán thỏa thuận.

“Cần điều chính Điều lệ và Quy chế tài chính của EVN, PVN để họ có đầy đủ cơ sơ pháp lý để cam kết và thế chấp với các chủ thể trong Hợp đồng mua bán LNG và mua bán điện. Bảo lãnh/bảo đảm cơ chế chuyển đổi ngoại tệ/nội tệ, còn tỷ giá sẽ do thị trường quyết định,” Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thập nêu ý kiến./.

Theo Đức Duy (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bộ Công Thương: Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”

    (Xây dựng) - Nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP 3), chiều 18/9 tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.

    17:04 | 18/09/2024
  • Bài 3: Điều kiện cần và điều kiện đủ

    (Xây dựng) - Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, việc xây dựng và dần hoàn thiện thể chế đã tạo lực đẩy cần thiết cho cỗ xe phát triển xanh của Việt Nam, tuy nhiên, đó mới là điều kiện cần để tạo nguồn lực cho “cỗ xe” tín dụng xanh bước vào vạch xuất phát, nhưng để cỗ xe đó tăng tốc, tín dụng xanh mới là điều kiện đủ để cụ thể hoá những cam kết của Việt Nam trong các vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

    16:57 | 18/09/2024
  • Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024 sắp diễn ra

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA) kết hợp với Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo giới thiệu Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 2 - 5/10 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), quy tụ hơn 150 doanh nghiệp tham gia.

    16:43 | 18/09/2024
  • Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa tỉnh Thái Bình và Kyushu, Nhật Bản

    (Xây dựng) - Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Kinh tế Quốc tế Kyushu, Liên đoàn Kinh tế Kyushu (Nhật Bản). Lãnh đạo tỉnh bày tỏ mong muốn sau buổi làm việc này, hai bên sẽ có sự hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới.

    16:38 | 18/09/2024
  • Bến Tre: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội

    (Xây dựng) - Ngày 16/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam đã có buổi báo cáo chuyên đề về “Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bến Tre”.

    16:35 | 18/09/2024
  • Chính sách hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

    (Xây dựng) - Nhiều Chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định tại Nghị định số 113/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

    16:28 | 18/09/2024
  • Kê khai thông tin với nhà thầu nước ngoài trúng thầu

    (Xây dựng) - Ông Phạm Hiếu (Thành phố Hà Nội) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn kê khai thông tin nhà thầu nước ngoài theo mẫu tại phụ lục 6 kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    14:28 | 18/09/2024
  • Bài 2: Nhận diện những chướng ngại vật

    (Xây dựng) - Việc xanh hóa các khu công nghiệp, khu kinh tế để đón dòng vốn đầu tư xanh là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, phương án tiếp cận nguồn vốn và hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện là hai rào cản chính hiện nay trong quá trình xanh hóa khu công nghiệp tại Việt Nam.

    13:02 | 18/09/2024
  • Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

    11:41 | 18/09/2024
  • Trao giấy chứng nhận dự án đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng vào Bình Định

    (Xây dựng) – Dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh của Tập đoàn Future Enterprises Pte. Ltd. (Singapore) với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đã chính thức được UBND tỉnh Bình Định trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào chiều 17/9. Đây là dự án được đầu tư hoàn toàn 100% vốn nước ngoài.

    11:25 | 18/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load