Thứ năm 26/12/2024 19:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hơn 400 công viên ở TP.HCM, trẻ em vẫn 'khát' sân chơi

09:35 | 11/10/2022

Số lượng công viên lớn, nhiều khu vui chơi diện tích rộng, nhưng như vậy có lẽ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ em TP.HCM. Nhiều đứa trẻ vẫn phải lựa chọn chơi ở đường, ở hẻm.

Cậu bé 8 tuổi tên Khánh rời khỏi nhà trên đường Nguyễn Văn Quá (quận 12, TP.HCM), đi vào hẻm nhỏ cách nhà vài mét. Con hẻm cụt trong một khu trọ của người lao động là nơi mấy đứa trẻ quanh đây vui chơi mỗi buổi chiều.

Trong bán kính khoảng 500 m đến 2km từ nhà Khánh, có công viên An Sương, công viên Cây Sộp rộng lớn cùng vài công viên nội khu của các chung cư, song bố mẹ Khánh không thể để con tự đi vì nguy hiểm. Bởi vậy, cậu bé 8 tuổi chỉ có thể chơi ở hẻm gần nhà.

TP.HCM hiện có 405 công viên, gồm công viên công cộng và trong khuôn viên khu dân cư. Mỗi quận, huyện đều có ít nhất một công viên mảng xanh lớn và không ít sân chơi cho trẻ em, nhưng những không gian này dường như chưa đủ với người dân thành phố.

Nỗi khổ thiếu sân chơi của phụ huynh, trẻ em TP.HCM Nhiều phụ huynh ở TP.HCM phàn nàn, các khu vui chơi hiện nay vừa thiếu lại ít đồ chơi sáng tạo, không gian dành cho trẻ còn hạn chế so với các công trình phúc lợi khác.

Nhiều công viên bị thu hẹp

Hơn 20 năm trước, chị Yến Thanh (31 tuổi, nhà ở đường Hoàng Sa, quận 3) thường được phụ huynh đưa đi chơi ở công viên Lê Văn Tám (quận 1), cách nhà chưa đầy 2 km. Nay chị lại đưa con đến đây chơi.

“Đây là công viên gần nhà nhất. Quanh nơi tôi ở chỉ còn vỉa hè dọc bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có thể dạo chơi, còn lại nhà cửa và hàng quán dần dần mọc lên san sát, không có khoảng trống để vui chơi", theo lời chị Thanh.

Vừa chia sẻ, người mẹ trẻ vừa ngồi bệt ở rìa hố cát và đưa mắt quan sát con đang chơi. Vì khu vực này quá đông đúc nên nhiều phụ huynh như chị Thanh không có chỗ ngồi trên ghế để trông con.

"Trước đây vui chơi ở địa điểm này không phải chen chúc, chờ đợi. Sau bao nhiêu năm, sân chơi vẫn giữ nguyên diện tích nhỏ bé trong công viên, vẫn chỉ có 2 ghế xích đu, vài con thú nhún lò xo, trong khi số lượng người tăng lên rất nhiều nên các bé đều thiếu trò chơi và không gian chơi”, chị Yến Thanh nói.

hon 400 cong vien o tphcm tre em van khat san choi
Công viên Tao Đàn (vùng màu đậm) hiện tại. Ảnh: Google Map.

Từng sinh sống ở quận 1, 3 và Bình Thạnh, anh Minh Trí (29 tuổi) ngoài giờ đến trường thường lựa chọn vui chơi ở công viên trung tâm (Tao Đàn, 23 Tháng 9) và Nhà thiếu nhi TP.HCM.

“Công viên Tao Đàn trước năm 2002 chưa có đường Trương Định xuyên qua, khuôn viên rộng lớn và có nhiều trò chơi vòng quay ngựa gỗ lớn, xe lửa điện... Đó là nơi mà trước đây tôi rất thích”, anh Trí nhớ lại.

Nhưng từ tháng 11/2003, đường Trương Định được thông xe xuyên công viên Tao Đàn. Khu vui chơi năm xưa sát vị trí đường này giờ đã không còn nữa. Thay vào đó, sân chơi trẻ em được quây vào một góc nhỏ với vài trò chơi đơn giản.

Nam thanh niên chia sẻ rất ít đến những điểm vui chơi như sở thú hoặc công viên nước vì nơi đây thường thu phí và rất đông người. Vì lẽ đó, nhiều gia đình chưa có điều kiện ở TP.HCM cũng không thường xuyên đưa con đến những điểm này để giải trí.

Nhìn lại bức tranh toàn cảnh, TP.HCM có các công viên lâu đời như Thảo Cầm Viên, Tao Đàn, Lê Văn Tám, Gia Định, Lê Thị Riêng… đều có không gian vui chơi cho thiếu nhi, song trải qua thời gian, các điểm này không được cải thiện, mở rộng, thậm chí diện tích bị thu hẹp để "nhường" cho các dự án, công trình khác.

hon 400 cong vien o tphcm tre em van khat san choi
Sân chơi trẻ em ở công viên Lê Văn Tám (quận 1) rộng hơn 60 m2. Ở đây chỉ có 4 ghế xích đu, trẻ em phải chờ lượt, thay phiên nhau chơi. Ảnh: Tâm Linh.

Nên tổ chức sân chơi nhỏ đan xen trong khu phố

TS Tâm lý - Giáo dục Nguyễn Hồng Phan, giảng viên khoa Giáo dục ĐH KHXH&NV TP.HCM, cho rằng hoạt động vui chơi hợp lý cho trẻ cần cân bằng về mặt không gian giữa trong nhà với ngoài trời; cân bằng giữa các trò chơi tĩnh và động, vận động trí tuệ và cơ bắp.

Trong bối cảnh "đất chật người đông" như hiện nay, vị chuyên gia cho rằng không nhất thiết phải tổ chức các khu vui chơi với không gian rộng lớn.

"Quỹ đất của TP.HCM đang thiếu, chúng ta khó xây dựng công trình bề thế, thay vào đó nên tổ chức theo mô hình các sân chơi nho nhỏ xen trong từng khu phố, để cả phụ huynh lẫn con trẻ dễ dàng tiếp cận đồng đều", chuyên gia nêu quan điểm.

"Quỹ đất của TP.HCM đang thiếu, rất khó xây dựng công trình bề thế. Thay vào đó, nên tổ chức theo mô hình các sân chơi nho nhỏ xen trong từng khu phố"

TS Nguyễn Hồng Phan

Cùng chung góc nhìn này, chị Lê Quỳnh Huệ (46 tuổi, ở TP Thủ Đức) với kinh nghiệm từng đi nhiều quốc gia, cho rằng xu hướng ở các nước là không gian xanh và nơi vui chơi công cộng có ở khắp nơi và đan xen hài hòa với giao thông, khu dân cư trong đô thị.

Theo ghi nhận của Zing, tại các khu đô thị lớn ở TP.HCM như Thảo Điền, Phú Mỹ Hưng, Vinhomes... có khá nhiều không gian thân thiện với trẻ em được tư nhân đầu tư, bên cạnh công viên công cộng của mỗi địa phương.

Nhiều lớp học sáng tạo, quán cà phê, nông trại, sân vườn... của các cá nhân mở ra cũng đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và hấp dẫn con trẻ. Song, với chi phí phải trả, những nơi này không dành cho đại trà người dân TP.HCM.

Tại chương trình “Lãnh đạo thành phố gặp gỡ, lắng nghe tiếng nói thiếu nhi năm 2022" diễn ra hồi đầu tháng 6 ở TP.HCM, nhiều đề xuất về việc xây dựng thêm nhiều công viên, khuôn viên xanh… cho trẻ em TP.HCM vui chơi đã được đề cập.

Bà Nguyễn Thị Lệ - Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM, cũng nhận định chăm lo cho trẻ em cũng chính là sự chuẩn bị cho tương lai của thành phố và đất nước. Bà đề nghị các cấp, ngành cùng các đơn vị tiếp tục tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất để mở rộng các sân chơi cho trẻ em, đặc biệt là các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh cho thiếu nhi.

Nếu yêu cầu đó được hiện thực hóa, cậu bé Khánh cũng như nhiều trẻ em khác ở TP.HCM, có lẽ không phải vui chơi ở đường, ở hẻm, mà sẽ được thỏa sức nô đùa trong một khuôn viên dành riêng cho tuổi thơ.

Theo Tâm Linh/Zingnews.vn

Cùng chuyên mục
  • D2D phê duyệt giai đoạn 2 dự án cụm nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Châu Đức

    (Xây dựng) - Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 mã chứng khoán D2D, đã chính thức phê duyệt giai đoạn 2 dự án cụm nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Châu Đức, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và mở bán thành công dãy phố mặt tiền Khu dân cư Lộc An.

  • Vĩnh Phúc: Sôi nổi nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên

    (Xây dựng) – Chào mừng kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) (29/12/1899 – 29/12/2024), thành phố triển khai nhiều hoạt động thiết thực, sự kiện, phong trào thi đua sôi nổi, chỉnh trang đô thị góp phần tạo không khí phấn khởi, hướng tới xây dựng thành phố Vĩnh Yên xanh ngày càng văn minh, hiện đại, đáng sống.

  • Lạng Giang (Bắc Giang): Xây dựng thị trấn Vôi xứng tầm đô thị loại IV

    (Xây dựng) – Những năm qua, nhờ huy động đa dạng các nguồn lực cho phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp bộ mặt đô thị, đến nay, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang đã có những bước chuyển mình rõ rệt, đô thị phát triển nhanh theo hướng hiện đại, gắn với không gian xanh.

  • Quảng Ngãi có thêm 1 thị trấn ven sông Trà Khúc

    (Xây dựng) - Thị trấn Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh được thành lập trên cơ sở nguyên trạng xã Tịnh Hà và một phần diện tích tự nhiên, dân số của xã Tịnh Sơn, trở thành thị trấn mới của tỉnh Quảng Ngãi, nằm bên bờ Bắc sông Trà Khúc.

  • Thanh Xuân (Hà Nội): Hưởng ứng phong trào sáng - xanh - sạch - đẹp

    (Xây dựng) - Quận Thanh Xuân (Hà Nội) được biết đến với nhiều hồ và các dòng sông chảy qua, bao gồm sông Tô Lịch, sông Lừ và sông Sét. Thời gian qua, quận đã duy trì rất tốt cảnh quan môi trường xung quanh các sông hồ này, nhờ vào sự hợp tác tích cực của cả chính quyền và người dân địa phương. Sự chung tay vào cuộc này đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và môi trường sống sạch đẹp cho cộng đồng cư dân.

  • Thừa Thiên – Huế: Xây dựng Hương Trà trở thành đô thị trọng điểm phát triển kinh tế

    (Xây dựng) - Sau 14 năm được công nhận là đô thị loại IV, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên – Huế) tiếp tục chi hàng trăm tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp các tuyến đường nội thị, điện chiếu sáng, công viên cây xanh… Tổ chức lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị ngày một khang trang.

Xem thêm
  • Phú Yên phát triển chuỗi đô thị ven biển

    Trong Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 “Công nghiệp – xây dựng đô thị” là một trong ba trụ cột phát triển.

    14:27 | 24/12/2024
  • Những tiềm năng phát triển của thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang

    (Xây dựng) - Với cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện, diện mạo đô thị ngày càng khang trang và ưu tiên đầu tư phát triển 4 trụ cột quan trọng, thành phố Ngã Bảy nổi lên như ‘viên ngọc’ sáng trên bản đồ đầu tư của tỉnh Hậu Giang.

    14:00 | 24/12/2024
  • Mở hướng xây dựng một Hà Nội xanh

    Luật Thủ đô năm 2024 đặt mục tiêu tăng cường diện tích không gian xanh, cải thiện chất lượng môi trường sống và bảo vệ đa dạng sinh học.

    08:51 | 24/12/2024
  • Phương pháp xác định và quản lý chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị

    (Xây dựng) – Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 12/2024/TT-BXD hướng dẫn phương pháp xác định và quản lý chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2025.

    16:17 | 23/12/2024
  • Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Chiến lược phủ xanh đô thị

    (Xây dựng) - Để bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa cây xanh và hạ tầng đô thị, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tiến độ “phủ xanh” đô thị, từ đó xây dựng đô thị thông minh, xanh - sạch - đẹp.

    14:37 | 23/12/2024
  • Nâng cao chất lượng vỉa hè gắn với thúc đẩy kinh tế đô thị

    Đề án quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn Hà Nội được UBND thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì thực hiện qua nhiều giai đoạn khảo sát công phu, kỹ lưỡng. Hiện, Đề án đang thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học cũng như chính quyền các địa phương trong diện thực hiện.

    08:28 | 23/12/2024
  • Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương, bộ máy chính quyền chính thức đi vào vận hành. Lúc này, trụ sở quận mới Phú Xuân, Thuận Hóa được đặt ở đâu, nhân sự thế nào?

    15:14 | 20/12/2024
  • Chủ động, linh hoạt trong phân vùng môi trường

    Triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch và các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng trên địa bàn; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện gây ô nhiễm.

    10:36 | 20/12/2024
  • Hạ Long (Quảng Ninh): Đặt mục tiêu bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 19/12, thành phố Hạ Long đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và xác định phương hướng nhiệm vụ cho năm 2025. Thành phố đặt quyết tâm bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế năm 2025, xây dựng đô thị kiểu mẫu và bảo vệ môi trường bền vững.

    21:08 | 19/12/2024
  • Thành phố Huế: Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng đô thị sau khi thành lập 2 quận mới

    (Xây dựng) - Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc thành phố Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

    16:20 | 19/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load