(Xây dựng) – Chiều 7/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường, thường trực Ban Công tác đàm phán của Việt Nam về biến đổi khí hậu tổ chức Hội thảo công bố kết quả Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà - Trưởng Ban Công tác đàm phán của Việt Nam về biến đổi khí hậu phát biểu. |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được tổ chức tại thành phố Glasgow, Vương quốc Anh từ ngày 30/10-13/11/2021. Hội nghị COP26 đánh dấu sự chuyển đổi mang tính đột phá trong mô hình phát triển trên thế giới, từ dựa trên năng lượng hóa thạch, sang phát triển ít phát thải, hướng tới phát thải ròng bằng 0.
Trong đó, vấn đề chuyển đổi sang năng lượng sạch và nhanh chóng chấm dứt sử dụng than được thúc đẩy mạnh mẽ. Các nguồn tài chính quốc tế cho phát triển điện than sẽ sớm chấm dứt và chuyển sang tập trung hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, duy trì, phát triển rừng và bảo vệ các hệ sinh thái. Cùng với Gói Thỏa thuận khí hậu Katowice được thông qua tại Hội nghị lần thứ 24 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP24) năm 2018, Gói Thỏa thuận khí hậu Glasgow được thông qua tại COP26, Bộ quy tắc hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris đã cơ bản được hoàn thiện... Việt Nam đi đúng dòng chính của xu thế phát triển toàn cầu cùng với các nước phát triển có tiềm năng về kinh tế, công nghệ cao. Việc cam kết đưa phát thải ròng về 0 và tham gia cam kết mê-tan đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế, khai thông nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phát thải, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam phát triển.
Báo cáo triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Việt Nam, ông Phạm Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Phó Trưởng ban công tác đàm phán của Việt Nam về Biến đổi khí hậu cho rằng, các cam kết mạnh mẽ và những ý kiến đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 (Chương ứng phó với biến đổi khí hậu) và Dự thảo Nghị định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozone đã được xây dựng theo hướng tiếp cận các quy định mới nhất trong đàm phán biến đổi khí hậu, hoàn toàn phù hợp với các quy định mới nhất vừa được thông qua tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để huy động toàn xã hội thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển ít phát thải sẽ là xu thế chủ đạo để Việt Nam tiếp tục thay đổi toàn diện mô hình phát triển từ dựa trên năng lượng hóa thạch, sử dụng nhiều tài nguyên sang mô hình phát triển theo hướng ít phát thải.
Tại Hội thảo, ông Phạm Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Phó Trưởng ban công tác đàm phán của Việt Nam về Biến đổi khí hậu đã trình bày về kế quả COP26 và triển khai thực hiện kết quả COP26 tại Việt Nam. Ông Phạm Văn Tấn nhận định, cùng với Gói Thoả thuận khí hậu Katowice được thông qua tại COP24 năm 2018, Gói Thoả thuận khí hậu Glasgow được thông qua tại COP26, Bộ quy tắc hướng dẫn thực hiện Thoả thuận Paris đã cơ bản được hoàn thiện.
Bên cạnh đó, các cam kết mạnh mẽ và những ý kiến đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việt Nam đi đúng dòng chính của xu thế phát triển toàn cầu cùng với các nước phát triển có tiềm năng về kinh tế, công nghệ cao. Việc cam kết đưa phát thải ròng về “0” và tham gia cam kết giảm phát thải methan đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế, khai thông nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phát thải, đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển.
Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cũng cho biết: Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 (Chương ứng phó với biến đổi khí hậu) và Dự thảo Nghị định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozne đã được xây dựng theo hướng tiếp cận các quy định mới nhất trong đàm phán biến đổi khí hậu, hoàn toàn phù hợp với các quy định mới nhất vừa được thông qua tại COP26 sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để huy động toàn xã hội thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, nguồn lực trong nước còn yếu, nguồn lực nước ngoài dồi dào nhưng Việt Nam khó tiếp cận do vướng cơ chế, thủ tục hành chính. Nguồn nhân lực trong nước hiện chưa đáp ứng để áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến.
Diệu Anh
Theo