Chủ nhật 03/11/2024 02:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp nâng tỷ lệ cây xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh

22:52 | 19/03/2021

(Xây dựng) - Hội thảo "Vấn đề cây xanh đô thị Thành phố Hồ Chí Minh" do Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 19/3 đã làm rõ khá nhiều số liệu xung quanh vấn đề này.

Theo các chuyên gia, hiện quy mô cây xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh đang rất thấp, do đó giải pháp tăng diện tích cây xanh, phương án quản lý mảng xanh đô thị là rất cần thiết.

hoi kien truc su thanh pho ho chi minh tim giai phap nang ty le cay xanh tai thanh pho ho chi minh
Tỷ lệ cây xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện rất thấp đang là vấn đề khiến các kiến trúc sư lo lắng và tìm kiếm giải pháp khắc phục (Ảnh: Internet).

KTS Nguyễn Trường Lưu - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Theo quy chuẩn QCXDVN 01:2008/BXD, đơn vị ở: >= 2m2/người; ngoài đơn vị ở: >= 7m2/người Theo Tiêu chuẩn TCVN 9257:2012 là 12-15m2/người (cây xanh công viên 7-9m2/người; cây xanh vườn hoa 3-3,6m2/người và cây xanh đường phố 1,7- 2,0m2/người), nếu so tiêu chuẩn về cây xanh trên đầu người của Việt Nam đối với các đô thị trên thế giới thì đây là một tiêu chuẩn thấp. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ cây xanh chỉ đạt 0,55m2/người và đang phấn đấu trong nhiệm kỳ 2020-2025 thành phố đưa ra chỉ tiêu tăng thêm tối thiểu 150ha đất công viên công cộng thì tỷ lệ đạt được là 0,65 m2/người. Vậy, để tăng diện tích chúng ta cần thời gian bao nhiêu năm nữa? Và chúng ta cần quỹ đất cho cây xanh là bao nhiêu hecta? Đó là vấn đề cần nhiều chuyên gia, ở các lĩnh vực khác nhau trong đó có giới kiến trúc sư tham gia nghiên cứu và đề xuất để xây dựng cho thành phố của chúng ta phát triển với môi trường xanh sạch và bền vững với thông điệp: “Hành tinh chúng ta vẫn còn hy vọng khôi phục”.

Cây xanh ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được tính tại công viên, cây xanh ven đường, cây xanh khu dân cư và loại cây xanh khác. Tại công viên tập trung số lượng cây xanh nhiều nhất, lớn nhất và lâu đời nhất. Tuy vậy, những công trình dịch vụ, những bãi đỗ xe, những hàng quán…dần dần chiếm dụng và thay thế các mảng xanh…

KTS Niê Đào Đức Nguyên chia sẻ: Theo như số liệu thu thập được thì cả Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng gần 110,000 cây xanh đô thị (đa phần là cây ven đường được đánh số và chăm sóc ), phục vụ cho hơn 10 triệu dân, đây là 1 con số rất thấp. Các công trình kinh doanh chiếm dụng các công viên ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như sau: Công viên 23/9: 40%; Công viên Phú Lâm: 55%; Công viên Bình Phú: 38,7%; Công viên Lê Thị Riêng: 20%

Bên cạnh đó, các kiến trúc sư cũng đã đề xuất một số biện pháp, cơ chế để tăng số lượng cây và đảm bảo cây xanh tồn tại cùng với cuộc sống người dân thành phố.

Mai Thanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

  • Sở Xây dựng Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho biết, việc tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển các đô thị theo mục tiêu bền vững. Đây không chỉ là dịp để nhìn lại các thành tựu đã đạt được mà còn là cơ hội để đặt ra những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

  • UBND thành phố Hà Nội xem xét đề án giao thông thông minh trên địa bàn

    Sáng 1-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Xác định giải pháp để 5 huyện ở Thủ đô “tăng tốc” lên quận

    Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23-9-2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load