Thứ ba 17/09/2024 08:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng

08:41 | 13/09/2024

(Xây dựng) - Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định về tổ chức hoạt động của UBND quận và chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận; tổ chức hoạt động của UBND phường và chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường; bầu cử, tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức làm việc tại UBND quận và cán bộ, công chức làm việc tại phường, xã; lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng
Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị từ ngày 01/7/2021 đến nay đã thể hiện tính ưu việt và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bộ Nội vụ cho biết, sau 3 năm thực hiện Nghị định số 34/2021/NĐ/CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng cho thấy việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị từ ngày 01/7/2021 đến nay đã thể hiện tính ưu việt của mô hình và đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể:

Thực hiện tổ chức chính quyền đô thị, ở chính quyền địa phương quận, phường không tổ chức HĐND quận, phường; theo đó, chức năng nhiệm vụ của HĐND quận, phường được bổ sung cho HĐND thành phố, UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố và UBND quận, phường phù hợp khi tổ chức mô hình chính quyền đô thị.

Cơ cấu tổ chức UBND quận, phường được quy định phù hợp hơn (không cơ cấu thành viên UBND quận, phường) với chế độ làm việc theo chế độ thủ trưởng. Việc quy định UBND quận, phường làm việc theo chế độ thủ trưởng nhằm bảo đảm sự phù hợp với chức năng là cơ quan hành chính tại quận, phường; đề cao trách nhiệm, phát huy năng lực, tinh thần chủ động của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước ở quận, phường.

Đổi mới chế độ công vụ đối với công chức của UBND phường thuộc biên chế công chức của UBND quận và do UBND quận thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý, sử dụng. Đây là cơ chế, chính sách mới tạo cơ sở cho việc chuẩn hóa đội ngũ công chức phường theo hướng chuyên nghiệp; tạo sự chủ động, linh hoạt, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, điều động cán bộ giữa quận - phường và ngược lại.

Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường đã được đổi mới theo mô hình chính quyền đô thị. Theo đó, UBND quận, UBND phường không còn là cấp ngân sách. UBND quận thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc UBND thành phố; UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc UBND quận theo Luật Ngân sách nhà nước.

Trên cơ sở kết quả đạt được sau 03 năm thực hiện thí điểm, thành phố Đà Nẵng được chính thức tổ chức chính quyền đô thị, đồng thời với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền đô thị từ ngày 01/01/2025 theo quy định tại Nghị quyết số 136/2024/QH15.

Theo đó, Nghị quyết số 136/2024/QH15 có nhiều quy định mới, chưa từng có tiền lệ cần phải được quy định chi tiết như thành phố được chủ động, linh hoạt trong tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận khi tổ chức chính quyền đô thị; thống nhất quản lý chế độ công vụ theo hướng đồng bộ, liên thông cán bộ, công chức phường, xã với cán bộ, công chức cấp huyện trở lên và đẩy mạnh phân cấp cho HĐND thành phố quyết định số lượng cán bộ, công chức làm việc tại phường, xã…

Tăng cường phân cấp, phân quyền, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành phố Đà Nẵng

Dự thảo Nghị định được xây dựng trên quan điểm quy định chi tiết các nội dung được giao tại điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ, thống nhất của dự thảo Nghị định với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Đồng thời, tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành phố Đà Nẵng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thành phố và có cơ chế kiểm tra, giám sát, thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Kế thừa các quy định phù hợp trong Nghị định số 34/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội và các nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và nghị định về cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời bổ sung các quy định tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 và bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố Đà Nẵng.

Bố cục, nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định

Dự thảo Nghị định gồm 28 điều với 5 Chương gồm các nội dung cơ bản như sau:

Chương I về Quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 3)

Căn cứ phạm vi được giao quy định chi tiết, dự thảo Nghị định xác định phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị định là "quy định cụ thể về tổ chức hoạt động của UBND quận và chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận; tổ chức hoạt động của UBND phường và chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường; bầu cử, tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức làm việc tại UBND quận và cán bộ, công chức làm việc tại phường, xã; lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường".

Chương II về tổ chức và hoạt động của UBND quận, chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận (từ Điều 4 đến Điều 10)

Nội dung dự thảo quy định kế thừa những quy định về tổ chức và hoạt động của UBND quận, chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận quy định tại Nghị định số 34/2021/NĐ-CP đã được triển khai có hiệu quả trong 03 năm thực hiện thí điểm.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định bổ sung thêm một số chính sách mới được quy định tại Nghị quyết số 136/2024/QH15, cụ thể: "UBND Thành phố quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, đổi tên, quy định chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, bảo đảm không vượt quá số lượng tối đa cơ quan chuyên môn theo quy định của Chính phủ; tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND quận" và bổ sung quy định UBND quận quyết định đối với nhiệm vụ mà theo quy định của pháp luật phải trình HĐND quận thông qua trước khi quyết định; trình UBND thành phố quyết định đối với nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của HĐND quận quyết định theo quy định của pháp luật.

Chương III về tổ chức và hoạt động của UBND phường, chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường (từ Điều 11 đến Điều 19)

Dự thảo Nghị định quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của UBND phường; nguyên tắc hoạt động của UBND và trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường, Phó Chủ tịch UBND phường; trách nhiệm của các công chức khác của UBND phường...

Nội dung dự thảo quy định kế thừa những quy định về tổ chức và hoạt động của UBND phường, chế độ trách nhiệm của chủ tịch UBND phường quy định tại Nghị định số 34/2021/NĐ-CP đã được triển khai có hiệu quả trong 03 năm thực hiện thí điểm.

Đồng thời, bổ sung quy định UBND phường quyết định đối với nhiệm vụ mà theo quy định của pháp luật phải trình HĐND phường thông qua trước khi quyết định; trình UBND quận quyết định đối với nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của HĐND quận quyết định theo quy định của pháp luật.

Chương IV về bầu, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức làm việc tại phường, xã (từ Điều 20 đến Điều 22)

Dự thảo Nghị định quy định cụ thể về số lượng cán bộ, công chức làm việc tại phường, xã; bầu cử, sử dụng, quản lý đối với cán bộ làm việc tại phường, xã và tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức làm việc tại UBND quận và UBND phường, xã.

Chương V về lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường (từ Điều 23 đến Điều 25)

Căn cứ khoản 6 Điều 10 Nghị quyết 136/2024/QH16 "6. Dự toán chi ngân sách của UBND quận thuộc Thành phố, dự toán chi ngân sách của UBND phường thuộc quận được bố trí khoản chưa phân bổ từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách quận, ngân sách phường để thực hiện chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thảm họa, cứu đói, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cần thiết khác, bảo đảm tổng mức bố trí các khoản chưa phân bổ của ngân sách quận, phường và dự phòng ngân sách địa phương không vượt quá tổng mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách địa phương.

Chủ tịch UBND quận, Chủ tịch UBND phường quyết định chi từ khoản chưa phân bổ; định kỳ 06 tháng, UBND phường báo cáo UBND quận tổng hợp chung, báo cáo UBND thành phố để báo cáo HĐND thành phố tại kỳ họp gần nhất", dự thảo Nghị định đã bổ sung phù hợp.

Bên cạnh đó, các nội dung còn lại kế thừa những quy định về lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường tại Nghị định số 34/2021/NĐ-CP đã được triển khai có hiệu quả trong 03 năm thực hiện thí điểm.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?

    (Xây dựng) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Để thực hiện dự án này, Đồng Nai buộc phải thu hồi khoảng 290ha đất của hơn 3.700 hộ dân. Việc giải phóng mặt bằng hiện nay đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

  • Cuốn theo dòng lũ

    (Xây dựng) – Đô thị Việt Nam với điển hình nhiều tỉnh, thành tọa lạc dọc theo các con sông lớn hoặc ven bờ biển và mối quan hệ của cư dân với những khu vực này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các khu vực ven sông và bờ biển dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và nước dâng, đặc biệt khi hệ thống đê điều không còn đủ khả năng kiểm soát và bảo vệ.

  • Quảng Nam: 17 đội thi tham gia tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khai mạc cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Ban Dân dụng

    (Xây dựng) – Đi tất cả các tầng của từng khối nhà đang hoàn thiện, mục sở thị từng hạng mục đang lắp đặt thiết bị, nội thất của hai công trình lớn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng tỉnh Quảng Ngãi (Ban Dân dụng) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao quá trình tổ chức thực hiện, quản lý dự án của đơn vị.

  • Hà Nội “hồi sinh” những cây xanh bị ngã đổ sau mưa bão như thế nào?

    (Xây dựng) – Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong số hơn 40.000 cây xanh ở Hà Nội bị gãy đổ trong những ngày qua, dự kiến có khoảng 3.000 cây có thể cứu, trong đó có 100 cây quý hiếm. Thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão Yagi là bài học đắt giá cho các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác cắt tỉa cây xanh nhằm chuẩn bị cho mùa mưa bão cũng như việc chăm sóc, nuôi trồng cây xanh ra sao để phù hợp với điều kiện phát triển tại các đô thị lớn như Hà Nội.

  • Lào Cai: Hơn 10.000 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi

    (Xây dựng) - Hoàn lưu cơn bão số 3 đã để lại cho Lào Cai những thiệt hại nặng nề, với số người chết và mất tích nhiều nhất cả nước. Đồng thời, làm thiết hại đến các cơ sở vật chất như nhà cửa, đường sá, trường học và trạm y tế gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load